Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xóm chài ven đô: Nhiều thế hệ “thèm” con chữ

Thứ hai, 16:47 05/09/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Năm học mới đã bắt đầu nhưng ở giữa lòng Thủ đô vẫn còn những đứa trẻ thèm khát được đến trường. Không chỉ những đứa trẻ này thiệt thòi mà ngay cả ông bà, cha mẹ chúng cũng chịu cảnh “3 không”: Không giấy tờ tùy thân, không điện và con em họ không được đến trường.


Mùa mưa, làng chài bị cô lập bởi nước. Ảnh: HP

Mùa mưa, làng chài bị cô lập bởi nước. Ảnh: HP

Xóm chài có nhiều “không”

Chỉ cách phố phường Hà Nội nhộn nhịp một con đường lại có một thế giới đối lập lặng lẽ sinh tồn. Đây là những xóm nổi nằm không xa chân cầu Long Biên, đã tồn tại hàng chục năm nay.

Họ là những người lang thang, rời bỏ quê quán từ nhiều nơi vì nhiều lý do khác nhau tụ về đây để làm ăn sinh sống. Ở đây, người dân sống giữa sông nước, trong cảnh “3 không”: Không giấy tờ tùy thân, không điện và con em không đến trường.

Ngày đầu tháng 9, chúng tôi men theo con đường đất đến với bà con làng chài hai phường Phúc Xá và Ngọc Thụy. Cơn mưa lớn gần một tuần trước vẫn khiến con đường đất độc đạo vào xóm chài nhão nhoét. Có những đoạn đường bùn khiến bước chân người đi lún ngập mắt cá chân càng làm cho sự kết nối giữa phố phường đèn hoa và xóm chài nghèo trở nên xa cách. Mùa này, xóm chài lẩn khuất heo hút sau những rặng dâu xanh tốt lút đầu người.

Câu chuyện về cậu bé có tên Gia Huy 5 tuổi nhưng không được đi học mẫu giáo, không phải cá biệt ở đây. Ở làng chài thuộc phường Phúc Xá thì 4 tuổi, 5 tuổi hay nhiều tuổi hơn nhưng chưa được đi học cũng là chuyện rất bình thường. Thực tế, thế hệ ông, bà, bố mẹ không có giấy khai sinh, không hộ khẩu thường trú, không giấy tạm trú. Bởi vậy, đời con, đời cháu lại phải vá víu nơi sông nước này. Một cái "tên được khai sinh" đúng nghĩa thật khó xuất hiện trong xóm chài này.

Anh Nguyễn Văn Thương, một cư dân không cố định ở đây nói: “Dân chài nay đây mai đó dọc sông, chẳng biết nơi nào cố định mà định cư nên con em không có giấy khai sinh, muộn giấy khai sinh là chuyện bình thường. Bây giờ, trẻ con vào trường phải có giấy tờ đầy đủ, nhà trường mới nhận, thiếu thì chịu. Với lại, chưa nói đến trẻ vào lớp 1 để học cho biết chữ. Hầu như trẻ em ở đây đều không học mẫu giáo vì chi phí học hành hàng triệu đồng/tháng. Nên nhiều người đành để con ở nhà”.

Câu chuyện của anh Thương là sự thật mà tưởng như đùa. Rất nhiều trường hợp không thể làm giấy khai sinh cho con. Cuộc sống mưu sinh khó khăn, những ông bố bà mẹ không hôn thú lại sinh ra những đứa trẻ phải chịu thiệt thòi. Cả xóm chài hàng chục trẻ em nhưng số trẻ được đi học chỉ đếm trên đầu ngón tay.


Nhiều trẻ em theo mẹ kiếm sống đã không có cơ hội đến trường mẫu giáo.

Nhiều trẻ em theo mẹ kiếm sống đã không có cơ hội đến trường mẫu giáo.

Cơm chưa đủ ăn, nói gì đến học hành

Xóm trọ lao động nằm ở mép sông Hồng, con số trẻ em không được đến trường, phải theo cha mẹ mưu sinh không hề ít. Buổi sáng ở xóm trọ lao động ngay sau chợ đầu mối Long Biên hiu hắt bởi người lớn đổ ra đường mưu sinh, chỉ còn lại trẻ con. Một bé giới thiệu tên Hà, lý nhí: “Cháu 6 tuổi, quê ở Thanh Hóa, cháu theo cha mẹ lên đây bán hàng vặt”. Hỏi Hà vào năm học mới, bố mẹ có cho đi học không, Hà lắc đầu: “Cháu muốn đi học lắm nhưng không được. Đi ra phố mà nhìn thấy các bạn đi học là thèm lắm”. Ngập ngừng trong giây lát bé Hà thỏ thẻ: “Cháu với mấy đứa bạn cùng xóm thỉnh thoảng cũng nói nếu được đi học chắc là vui lắm!...”.

Ông Nguyễn Bá Huy ở khu dân cư số 3, phường Phúc Xá cho biết: “Dân lao động kiếm từng đồng, tiền đâu bỏ ra tháng tối thiểu tiền triệu cho con đi mẫu giáo. Kể cả những em theo cha mẹ từ tỉnh lẻ đến đây trong độ tuổi học cấp 1 cũng không đi học. Phần vì “không đúng tuyến”, phần vì cha mẹ không có điều kiện. Trẻ em diện như thế nhiều lắm”.

Con đường Phúc Tân chỉ cách mép nước sông Hồng vài trăm mét. Có những khu trọ có thể nhìn ra sông. Khu vực phía ngoài đê Nguyễn Khoái nhà cửa dày đặc, chật chột là nơi nương náu của không biết bao nhiêu dân ngụ cư. Trong số đó, có không ít trẻ em hoặc còn quá nhỏ cha mẹ mang theo để chăm sóc hoặc cùng gia đình bươn chải mưu sinh.

Bà Nguyễn Thị Mai, quê ở xã Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, trọ ở ngõ 277 đường Phúc Tân, năm nay 62 tuổi, đi bán dạo kiếm sống từ năm 1998. Những năm trước, bà Mai một thân một mình ở Hà Nội. Hiện nay, bà phải nuôi thêm đứa cháu ngoại. “Bố mẹ thằng cu này đi xuất khẩu lao động 2 năm rồi, bặt vô âm tín. Tôi mất liên lạc với chúng nó, về quê thì không có tiền, tôi buộc phải đưa cháu ra Hà Nội kiếm sống”, bà Mai giải thích lý do đưa đứa trẻ mới biết nói ra xóm trọ ngụ cư cùng mình. Không có người trông cháu, hàng ngày ngoài việc phải mang trên vai giỏ hàng với đủ thứ lỉnh kỉnh ví da, cắt móng tay, ốp điện thoại… bà Mai cõng thêm đứa cháu trên lưng. Hỏi bà, sao không cho cháu đi học? Bà cười: “Ăn còn không đủ, nói gì đi học”.

Bà Oanh, chủ một dãy trọ 4 phòng ở đây cho biết: “Trẻ con ngoại tỉnh ở đây nhiều lắm. Có đứa theo bố mẹ, có đứa bạn rủ, chúng làm đủ thứ nghề kiếm sống. Tất nhiên chúng không được đi học”.

Trăm ngàn khó khăn cùng lúc bủa vây xóm nghèo. Khi hỏi chuyện đến trường và đề cập đến tương lai thiệt thòi khi con em mù chữ, bất giác ai cũng buồn. Qua câu chuyện với những người làm cha, làm mẹ ở xóm nghèo này chúng tôi cảm nhận được, từ đáy lòng họ cũng mong muốn con cái được đi học để thay đổi cuộc đời nhưng “lực bất tòng tâm”. Vì với cảnh “ăn bữa trưa, lo bữa chiều” thì họ đành phải gác lại chuyện học hành của con cháu mình.

Cách đây một năm, chúng tôi cũng đã đến với làng chài ven đô này, lúc đó, cả làng chài Ngọc Thụy có hơn chục em đi học từ lớp 1 đến lớp 7. Trong số đó, phần lớn là học lớp tình thương bên phường Phúc Xá do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Còn lại các em được bố mẹ xin cho học trái tuyến tại một số trường bán công ở khu vực lân cận. Cuộc sống gia đình nghèo khó nên ngoài nguồn thu từ việc đi nhặt phế liệu, bán nước dạo hay phụ hồ, bốc vác của bố mẹ thì không còn khoản thu nhập nào khác. Mấy chục năm nay ở cái làng chài này chưa có em nào học đến cấp ba. Các em học tại lớp tình thương chỉ đến lớp 5, lớp 6 là phải nghỉ học. Một năm sau, khi chúng tôi trở lại, tình cảnh không có gì thay đổi.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Thời sự - 55 phút trước

GĐXH - Dịp Lễ Quốc khánh năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9, kéo dài 4 ngày.

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 10/5, nắng nóng có thể quay trở lại miền Bắc sau đợt mưa dông do ảnh hưởng không khí lạnh, tuy nhiên chưa đến mức độ gay gắt.

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Thời sự - 2 giờ trước

Bé trai đi chơi với bạn rồi bất ngờ mất tích. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư; sau 7 ngày công chiếu “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 10 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 11 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 11 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 12 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Thời sự - 12 giờ trước

Theo đại diện Bộ Nội vụ, cải cách tiền lương hiện còn một số vấn đề cần xin ý kiến như thống nhất 5 thang bảng lương và 9 nhóm phụ cấp chức vụ lãnh đạo quản lý, chế độ tiền lương thưởng của các cán bộ công chức, viên chức của lực lượng vũ trang.

Top