Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh làng Sình - nét đẹp văn hóa của mảnh đất Cố đô Huế

Thứ bảy, 14:00 13/02/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Trải qua hơn 400 năm tồn tại với những thăng trầm của lịch sử, ngày nay tranh làng Sình không chỉ mang nét đẹp của văn hóa của làng của xã mà còn tượng trưng cho nét văn hóa truyền thống đặc sắc của mảnh đất Cố đô Huế.

Làng Sình còn gọi là làng Lại Ân (thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nằm cách TP Huế khoảng 9km, nổi danh với hội vật truyền thống và nghề làm tranh dân gian.

Cùng với tranh Đông Hồ, Hàng Trống ở phía Bắc và tranh dân gian Nam Bộ, tranh làng Sình tạo nên giá trị mỹ thuật dân gian truyền thống quý giá.

Tranh làng Sình - nét đẹp văn hóa của mảnh đất Cố đô Huế - Ảnh 1.

Mỗi bức tranh làng Sình luôn mang một nét độc đáo riêng.

Theo sử sách ghi lại, tranh làng Sình là dòng tranh đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại. Khoảng 300 - 400 năm trước, trong dòng người theo chân chúa Nguyễn vào đất Thuận Hóa lập nghiệp đã có người mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản đến định cư tại làng Sình.

Ngày xưa, người dân ở làng Sình cũng sống bằng nghề trồng lúa, đánh bắt cá. Lúc nông nhàn, họ tranh thủ làm tranh phục vụ các lễ của làng và dâng lên các lễ chốn cung đình. Cũng từ đó, dần dần nghề làm tranh ở ngôi làng này phát triển, được nhiều người biết đến hơn. Để rồi, nó trở thành thứ đồ lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế.

Tranh làng Sình - nét đẹp văn hóa của mảnh đất Cố đô Huế - Ảnh 2.

Các bản khắc để dập in một bức tranh làng Sình.

Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước (truyền nhân đời thứ 9 của nghề in tranh làng Sình) người được coi là những người có công lớn khi đưa nghề này từ bờ vực lụi tàn đến giai đoạn hồi sinh chia sẻ: "Có một thời nghề làm tranh này đã nuôi sống biết bao gia đình, ăn sâu vào văn hóa của làng Sình. Tuy nhiên, sau năm 1975, dòng tranh này bị mai một, nhiều bản khắc cũ bị mất, kỹ thuật chế tạo màu tự nhiên không còn. Phải đến 20 năm sau, tranh mới được phục hồi lại".

Theo tìm hiểu, hiện nay toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có khoảng 200 hộ làm nghề in tranh Sình, trong đó làng Sình có khoảng 70 hộ. Người dân in tranh quanh năm và tập trung cao điểm vào dịp Tết, với số lượng in hàng chục nghìn tờ. Nội dung tranh chủ yếu xoay quanh các chủ đề như tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật. Ngoài ra, còn có một số chủ đề mới được sáng tạo thêm để phục vụ hoạt động du lịch. Dòng tranh làng Sình được tạo nên từ các bản khắc từ gỗ mức, đào...Với các bản khắc như 12 con giáp, Bát Âm (8 cô gái chơi nhạc cụ), Con Ảnh (tranh cúng thế mạng)...

Tranh làng Sình - nét đẹp văn hóa của mảnh đất Cố đô Huế - Ảnh 3.

Các nguyên, vật liệu để làm Tranh làng Sình.

Để tạo ra được một bức tranh làng Sình phải trải qua nhiều công đoạn khá phức tạp. Mỗi bức tranh làng Sình là một khuôn gỗ hoàn chỉnh với những hoa văn, hình thù khác nhau, nên trước khi in tranh, người làm phải tạo ra được mộc bản. Trong ảnh là các mẫu ván khắc dùng in tranh. Khi đã có khuôn gỗ hoàn chỉnh, người làm tranh dùng mực đen phết lên bản mộc, rồi dùng giấy dó để in tranh thô. Sau đó, tranh được mang phơi khô mực, rồi được vẽ các họa tiết bằng mực được làm bằng cách trộn lẫn một số số loại nhựa cây với nhau tạo nên những màu sắc rất đặc biệt.

Tranh làng Sình - nét đẹp văn hóa của mảnh đất Cố đô Huế - Ảnh 4.

Công đoạn khắc các bản in đòi hỏi các nghệ nhận phải dành sự tập trung cao độ.

"Nghề in tranh làng Sình không khó nhưng cũng không dễ. Vì đây là loại tranh thờ cúng nên cần cái tâm của người làm tranh, chính vì vậy mà tranh Sình không phải là loại tranh độc bản, tùy vào khả năng cảm thụ màu sắc, kỹ năng vẽ tay và cả cung bậc cảm xúc của người nghệ nhân sẽ cho ra những dị bản khác nhau. Đó cũng là lí do khi vẽ tranh, người nghệ nhân rất tập trung, ít khi vừa vẽ vừa nói chuyện." – Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước chia sẻ.

Sự tồn trại đến ngày nay của tranh làng Sình không chỉ phản ánh nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của mảnh đất Cố đô mỗi độ Tết đến xuân về, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục ý thức về nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương, dân tộc.

Hoàng Dũng

Hoàng Dũng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội - 2 phút trước

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 21 phút trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 35 phút trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 36 phút trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 53 phút trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 10 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Top