Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủ khoa đại học 2004 giờ ra sao?

Thứ tư, 08:03 27/08/2014 | Xã hội

Cô là thủ khoa đầu vào, ra trường cũng trong top 3% điểm cao. Khi được nhận học bổng tiến sĩ thì cô bỏ ngang để về nước làm và bán mắm. Mọi người gọi cô là “Nữ hoàng mắm".

“Nữ hoàng mắm” hay “Hằng mắm ruốc” là cái tên thân thương khi nói về Đào Thị Hằng (29 tuổi, quê H.Triệu Phong, Quảng Trị). Sinh ra trong gia đình nghèo khó, có 7 anh chị em, Hằng là chị cả. Như bao cô cậu học trò nghèo khác, Hằng nỗ lực vào đại học như là con đường thoát nghèo, để có tương lai tốt hơn cho bản thân và gia đình.

Thủ khoa từng rớt đại học

Nhà Hằng rất nghèo. Gia đình làm nghề chài lưới trên sông Thạch Hãn. Mùa hè cô đem tôm cá lên vùng núi đổi lấy sắn, khoai, lúa gạo… Thời gian còn lại Hằng chăm đàn heo, đan lưới, quán xuyến việc nhà và chăm em để ba mẹ đi làm. Học hết cấp 3, Hằng thi vào ngành Nuôi trồng thủy sản của ĐH Nha Trang.

“Tôi gắn bó với cá tôm từ nhỏ, nên muốn sống lâu với ngành này”, cô nói. Nhưng ngày nhận điểm thi, cô rất buồn với tin rớt đại học. Cô nghĩ rằng “cánh cửa đại học thế là đóng lại”.

Thủ khoa đại học 2004 giờ ra sao? 1
Đào Thị Hằng từng một lần rớt đại học.

Hằng trở lại công việc thường ngày, xin đi làm thêm ở lò gạch. Cô gái định bụng tích góp kiếm tiền rồi học cắt tóc. Giữa trưa hè, cái nóng rát của gió Lào thổi hầm hập trong lò gạch khiến cô đuối sức. Đây sẽ là tương lai của mình sao? Cô tự hỏi và trả lời: “Không”. Và Hằng quyết định ôn thi lại.

Ở lần thứ 2 thi, Hằng chọn ngành Khoa học cây trồng, ĐH Nông lâm Huế. Với điểm số 26, cánh cửa ĐH không chỉ mở toang mà Hằng còn là thủ khoa của trường. “Ngoài nỗ lực của bản thân ra, tôi được thầy giáo giỏi giúp đỡ”, cô nói về lý do đậu thủ khoa.

Thời sinh viên, cô gái quê Quảng Trị vẫn giữ bản tính cần cù, chịu khó, ngoài thời gian học và tham gia các hoạt động ở trường, Hằng làm gia sư môn Toán. Nhờ học tốt nên ngoài học bổng hàng kỳ ở trường, Hằng còn nhận học bổng từ các tổ chức bên ngoài. Cô tốt nghiệp với điểm số cao, nằm trong top 3% của trường.

Từ chối học tiến sĩ để về nước làm mắm

Từ thời sinh viên, Hằng đã luôn mong ước được đi du học. Vừa tốt nghiệp cô đã khăn gói vào Đà Nẵng tìm việc làm thêm và học tiếp ngoại ngữ để có thể xin được học bổng du học. Những nỗ lực, may mắn cùng với kinh nghiệm làm việc giúp Hằng vượt qua 1.000 hồ sơ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để trở thành một trong 20 học sinh Việt Nam nhận học bổng Năng lực lãnh đạo trị giá 112.000 USD của Bộ Ngoại giao Úc.

Cô theo học thạc sĩ về Phát triển bền vững, khác hoàn toàn với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp trước đó. “Sẽ có rất nhiều ngã rẽ trong quá trình học và làm việc do đó không nên nghĩ rằng học một ngành là phải gắn bó với nó suốt đời, cứ theo đuổi điều mình yêu thích, cơ hội sẽ đến”, Hằng chia sẻ.

Thủ khoa đại học 2004 giờ ra sao? 2
Con đường học vấn đang rộng mở thì Hằng quyết định về nước.

Cô học 2 năm ở đại học Adelaide. Vừa hoàn thành luận án, một suất học bổng tiến sĩ đang chờ cô. Con đường học vấn đang rộng mở thì Hằng quyết định về nước phát triển thương hiệu mắm truyền thống. Để có sự chọn lựa ấy, Hằng đã trăn trở rất nhiều.

Trước thời điểm du học, Hằng có tham gia dự án giúp người dân ở Quảng Trị tăng khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu. Những ngày tìm hiểu, cùng ăn, ngủ chung và lắng nghe tâm sự người dân nghèo về cảnh đời cơ cực khiến Hằng dự định phải làm cái gì đó để giúp họ.

Cô cũng đặt câu hỏi tại sao nước ta có lịch sử làm mắm cả ngàn năm nhưng những kinh nghiệm đó không được tiếp nối. “Những mất mát đó chúng ta không thể thấy, nhưng khi nó mất đi, chúng ta không thể khôi phục lại được nữa”, Hằng chia sẻ. Vì vậy, khi quay về nước cô quyết tâm khôi phục lại nghề mắm truyền thống mà đã từng ấp ủ khi còn đi du học.

Hằng giải thích về mục đích việc học: “Mình nghĩ mục đích của việc học là để giải quyết các vấn đề của bản thân, gia đình, xã hội. Học những cái mình cần và phục vụ cho mục đích của mình. Và quá trình học không nhất thiết phải ngồi trên ghế nhà trường. Danh hiệu tiến sĩ rất tốt nhưng làm những việc có ý nghĩa là mục tiêu của mình”.

Mắm Thuyền Nan

Ngày còn bé, sau khi ba đánh được cá, mẹ Hằng lấy một phần để làm nước mắm, mắm dưa cà, làm tôm chua, để dành ăn suốt mùa đông. Cô đúc kết: “Mắm gắn kết từ những ngày thơ ấu và nuôi bảy chị em mình khôn lớn, khỏe mạnh nên mình rất thương mắm”.

Khi chia sẻ ý tưởng của mình, Hằng gặp sự phản đối mạnh mẽ. Ba mẹ thì mong con gái có công việc ổn định rồi lo việc gia đình. "Có người thì cho rằng chính phủ Úc cấp học bổng tiền tỷ đi học giờ về đi làm mắm, là một sự đầu tư uổng phí. Nhưng mình vẫn tin vào những việc đang làm là đúng ”, Hằng nhớ lại.

Thủ khoa đại học 2004 giờ ra sao? 3
Cô dành nhiều thời gian để tìm hiểu về phương thức làm mắm truyền thống.

Đầu năm 2013, khi về nước, Hằng dành 5 tháng lặn lội khắp các làng chài miền Trung. Cô vào từng căn bếp tìm những lu, những hũ mắm. Cô gái được người dân tận tình chỉ bảo kinh nghiệm làm mắm ruốc, nước mắm và ở lại hàng tuần, cùng xắn tay làm mắm với họ. “Những kiến thức đã học được cùng kinh nghiệm của người dân đã giúp ích mình rất nhiều trong công việc này”, Hằng cho biết.

Rồi cô tìm hiểu cách tiếp thị, đóng gói sản phẩm, thiết lập đường dây vận chuyển hàng, hạch toán chi phí... Những hũ mắm đầu tiên xuất ra thị trường được khách hàng phấn khởi đón nhận. Họ thích thú vì tìm được hương vị nước mắm và ruốc truyền thống. Những lô hàng được bán đều đặn đã giúp nhiều gia đình ở quê cô có thu nhập tốt.

Cô đặt tên thương hiệu mắm của mình là Thuyền Nan. Hằng giải thích: “Thuyền nan là hình ảnh truyền thống của những ngư dân và có ý nghĩa đặc biệt với bản thân, gia đình mình”.

Đặc trưng của mắm Thuyền Nan là sản xuất theo phương pháp truyền thống, do cô tự làm và đặt hàng từ những người nông dân. “Tôi nghĩ là rất khó để cạnh tranh với các sản phẩm mắm công nghiệp nên chọn hướng đi riêng là tập trung vào nhóm khách hàng yêu thích hương vị mắm truyền thống, một thời gắn bó với tuổi thơ của mỗi người”, Hằng nói.
 
Theo Zing
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

Pháp luật - 28 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 32 phút trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 32 phút trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 41 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 14 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Top