Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tháng ngày kinh hãi của “ô sin” Việt ở Saudi Arabia

Thứ tư, 08:27 16/04/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Chị L.T.Hảo - người may mắn thoát thân sau hơn 1 tháng khóc hết nước mắt khi giúp việc nhà tại xứ người - nói rằng, chị như được tái sinh khi đặt chân về Việt Nam. Tiếp xúc với PV Báo GĐ&XH, chị Hảo đã kể lại cuộc hành trình kinh hãi này...

Tháng ngày kinh hãi của “ô sin” Việt ở Saudi Arabia  1

Tin tưởng công ty môi giới, nhiều người lao động giúp việc gia đình tại  Saudi Arabia đang rơi vào cảnh khốn đốn. (Ảnh minh họa)

 
Khắc nghiệt

Chị Hảo ký hợp đồng với một công ty có trụ sở tại quận Tân Bình (TPHCM) để được đưa sang Saudi Arabia làm việc 2 năm với thời gian thử việc 3 tháng. Hợp đồng được ký kết hồi tháng 11/2013. Khi đi, chị Hảo được thỏa thuận lương tháng vào khoảng 7 triệu đồng, công việc phải làm là giúp việc nhà. Chị Hảo không phải mất đồng nào cho chuyến xuất ngoại làm việc tại xứ người. Chị còn được căn dặn mọi chuyện bên ấy có đối tác của đơn vị và chủ thuê lao động thu xếp nên không cần phải mang theo tiền mặt làm gì. Chị Hảo nghe vậy thì mừng lắm nhưng vốn tính phòng xa nên cũng lận lưng gần 200 USD trước khi lên đường.

Đến Saudi Arabia, sau 2 ngày chị được chủ thuê đón về Tabuk, một cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, nơi nhà chủ tọa lạc. Chị Hảo lấy làm mừng khi chủ thuê mình là một phụ nữ làm Hiệu trưởng một trường học tại Tabuk. Bà Hiệu trưởng này sống cùng anh trai và mẹ già trong một căn nhà rộng gần 1.000 m2, với khuôn viên rộng khoảng 3.000m2. Khi chị Hảo đến, trong nhà đã có 4 phụ nữ giúp việc nhà đến từ 4 quốc gia khác nhau: Kenya, Venezuela, Indonesia và một quốc gia nhỏ từ Phi châu mà chị Hảo không nhớ rõ.

Bắt tay vào việc, chị Hảo được phân công hai việc chính là chăm sóc mẹ của bà Hiệu trưởng - một phụ nữ nặng khoảng 170 kg nằm bất động - và làm việc nhà. Trong tuần, chị Hảo còn bị điều động 3 ngày đến trường (nơi bà Hiệu trưởng làm việc) để làm tạp vụ. Điện thoại riêng của chị bị chủ “tịch thu” không cho dùng, hộ chiếu thì cơ quan chức năng nước sở tại quản lý. Chị Hảo và 4 đồng nghiệp của mình bị “cấm cung” không được bén mảng ra đường trừ phi được cho phép và đi cùng chủ.

“Chăm sóc bà cụ này thiệt là một cực hình với tôi bởi bà nặng quá. Tôi lo việc này đã hết hơi còn phải làm việc nhà cật lực. Mỗi ngày chỉ ngủ được chừng 2-3 giờ đồng hồ. Còn hôm nào đến trường thì làm cả ngày quần quật, về đến nhà lại lao vào chăm sóc bà cụ rồi lại dọn dẹp nhà cửa. Nói chung là họ không cho mình ngơi tay. Vả lại, ngôn ngữ bất đồng nên họ dùng tiếng Arab, mình không hiểu thì họ mắng chửi ghê lắm. Ăn uống thì họ ăn xong phần nào thừa mà ngon thì họ bảo mình cất tủ lạnh mai họ ăn tiếp, phần thừa không ngon thì họ mới cho người giúp việc ăn. Đã khổ sở về công việc lẫn tinh thần, lại còn thời tiết khí hậu bên đây khắc nghiệt vô cùng, ngày thì nóng kinh khủng, đêm lại lạnh kinh khủng, thiệt là chịu không nổi”, chị Hảo rớt nước mắt kể lại với PV Báo GĐ&XH.

Do biết chút ít tiếng Anh, chị Hảo có lên tiếng với bà Hiệu trưởng (là người duy nhất trong nhà 3 người nói được tiếng Anh) rằng, mình chỉ thỏa thuận với công ty đưa đi là phụ giúp việc nhà, nếu chăm sóc người già thì không làm việc nhà. Tuy nhiên, bà Hiệu trưởng lại nói, bà thỏa thuận với phía công ty tại Saudi Arabia - vốn là đối tác của phía đơn vị tại Việt Nam – bà cần người vừa chăm sóc người già, vừa làm việc nhà, vừa làm việc tại trường. Bởi vậy, bà Hiệu trưởng mới tốn đến 19.000 riyal (đơn vị tiền tệ của Saudi Arabia - SAR; 1 SAR tương đương 5.600 VND) để lo thuê được chị, trong khi những người khác bà này chỉ tốn khoảng 1.000 SAR.

Chị Hảo cho hay, sau thời gian làm việc tại đây, chị có dò hỏi tiền lương của những người làm chung, theo đó đồng nghiệp người Indonesia được 700 SAR /tháng, người Kenya được trả 900, người Venezuela là 1.000, chỉ có chị là được 1.200 SAR/tháng (vào khoảng 7 triệu VND).

Sàm sỡ

Anh của bà Hiệu trưởng, một người đàn ông mà theo chị Hảo là “không thấy đi làm gì cả, suốt ngày ở nhà” đặc biệt chú ý tới người phụ nữ giúp việc đến từ Việt Nam bởi so với 4 người giúp việc còn lại thì chị trắng trẻo, dễ nhìn hơn cả. Một ngày nọ, chị Hảo được lệnh mang trà vào phòng cho ông này. Vừa đặt khay trà chưa kịp quay lưng ra thì chị bị ông này ôm gọn. Hoảng hồn, chị vùng vẫy thoát ra được. Chị lao ra cửa sổ, nửa người bên ngoài nửa người bên trong với ý định nhảy xuống nếu ông này còn làm bậy.

Chiều 15/4, chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Quang Vinh (trên cổng điện tử của Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia  ghi là lãnh đạo cơ quan đại diện, đồng thời nắm một số đường dây nóng) để tìm hiểu thông tin liên quan đến vụ việc này. Tuy nhiên, ông Vinh từ chối trả lời với lý do “tôi không biết anh” dù phóng viên đã xưng cơ quan công tác, gọi từ Việt Nam sang. Ông Vinh đọc địa chỉ e-mail và đề nghị làm việc qua e-mail.

“Tôi cũng có chồng con đàng hoàng ở Việt Nam, nếu bị làm nhục thì chắc bỏ xác bên đó chứ mặt mũi nào về. Nghĩ vậy nên tôi la toáng lên và cũng định nhảy thật. Và nếu nhảy thì chết thật chứ chẳng chơi vì lầu cao lắm”, chị Hảo nhớ lại.

May cho chị, những người làm cùng nghe chị la toáng thì ào lên, đứng bên ngoài phòng ông nọ vừa nói lớn tiếng vừa gõ cửa, nhờ vậy chị mới thoát. Tối hôm ấy, ông này mách bà Hiệu trưởng là chị Hảo làm bể đồ và còn… đòi đánh mình. Vậy là bà Hiệu trưởng không nói không rằng nhốt chị ngay vào phòng trống, bỏ đói 2 ngày liền.

Sau biến cố ấy, chị Hảo cắn răng làm việc để chờ cơ hội thoát thân. Chị khôn khéo lấy lòng 4 người bạn giúp việc để phòng trường hợp tương tự thì có người tiếp ứng. Còn anh của bà Hiệu trưởng bắt đầu đày ải chị Hảo đủ mọi bề. Mỗi lần chị mang trà vào, trên người ông này chỉ có mảnh vải mỏng che ngang khiến chị Hảo sợ hãi vô cùng. Những lần sau, chị nhờ người giúp việc khác mang trà nhưng ông này nhất định không chịu. Chị Hảo cương quyết không tuân lời thì kịch bản nhốt người lại tái diễn.
 
Thoát thân

Công việc vượt ngoài sức lực khiến chị Hảo sụt gần 10kg chỉ trong một tháng. Sức khỏe suy kiệt, tay chân tê nhức khiến chị chỉ còn mỗi ý nghĩ là tìm cách thoát thân chứ không thể kéo dài. Việc đầu tiên là chị phải tìm được một chiếc điện thoại giúp chị liên lạc về gia đình cầu cứu. Tuy nhiên, dù có cơ hội trong những lần được bà cụ sai ra ngoài mua vật dụng nhưng chị không thể mua được điện thoại vì ở Saudi Arabia không dùng tiền USD, chỉ dùng SAR, mà tiền riyal thì chị Hảo lại không có. Vả lại, luật tại đây quy định không có hộ chiếu thì không thể mua được điện thoại di động.

Một buổi sáng giữa tháng 12/2013, chị Hảo và những người giúp việc khác được ra sân làm sạch cây trồng (cây giả). Thấy có cơ hội, chị Hảo chạy tháo thân khỏi nhà bà Hiệu trưởng. “Lúc đó chịu hết nổi nên cứ chạy trước rồi tính sau”, chị Hảo nhớ lại. Lúc rời đi, chị chỉ có bộ đồ trên người, không có mạng che mặt như quy định tại đất nước này. Đến một cửa hàng điện thoại gần đấy, chị Hảo vào gặp 2 người bán là thanh niên trẻ tuổi.

Chị bập bõm tiếng Anh xin họ một chiếc điện thoại để có thể gọi về Việt Nam cầu cứu. Hai thanh niên này đồng ý cho với điều kiện chị phải... ngủ với họ một đêm. Vờ đồng ý để có được điện thoại, chị Hảo ú té chạy. Trong khoảng thời gian đó, chị kịp thời gọi cầu cứu gia đình và liên hệ phía đơn vị đưa mình đi lao động để họ biết nguyện vọng của mình mà xử lý. Do trang phục của chị khác lạ người bản xứ, cùng với sự truy hô của 2 người bán điện thoại di động, chị Hảo nhanh chóng bị cảnh sát bắt giữ.

“Tại đồn cảnh sát, tôi khai bị chủ ngược đãi đến đổ bệnh nên được cảnh sát đưa đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, truyền nước biển. Vì không muốn về lại ngôi nhà đó nên khi cảnh sát hỏi nhà chủ ở đâu tôi nói là không biết. Vậy mà chỉ chiều hôm đó là chủ nhà đến đón”, chị Hảo nhớ lại. 
 
Sau sự việc này, bà Hiệu trưởng người Arabia Saudi cũng không muốn dây dưa với một người giúp việc như chị Hảo nên đồng ý trả chị cho công ty tại nước sở tại. Tổng thời gian chị làm là 1 tháng 4 ngày, bà này thanh toán tiền lương đầy đủ.
 
Lao động khổ sai

Chị Hảo được một người đàn ông Saudi Arabia  là nhân viên môi giới lao động nước sở tại tiếp nhận và đưa về nhà riêng trong khi chờ hai bên xử lý vụ việc. Theo đó, phía gia đình chị Hảo phải bồi thường hợp đồng và chịu phí tổn máy bay về nước, tổng cộng là 2.200 USD cho công ty cung cấp lao động tại Việt Nam. Hơn 10 ngày chờ đợi tại nhà người môi giới, chị Hảo phải làm quần quật từ sáng đến tối để có được miếng cơm và chỗ ngủ. Mọi công việc trong nhà chị gánh hết, mỗi ngày chị được phát 1 chén cơm trắng để trong tủ lạnh mà theo chị mô tả lại là “cứng như đá”.

“Tôi làm việc như lao động khổ sai. Vị chi hơn 10 ngày ở nhà đó tôi ăn hết đúng cái nồi cơm mà ông ta để trong tủ lạnh, mỗi ngày một chén. Khi ông ta không có nhà thì tống tôi vào phòng khóa cửa lại, khi ông ta về tôi mới được thả ra làm việc. Lúc đó tôi nghĩ mình phải cố chịu đựng, cố vượt qua để chờ cơ hội về lại Việt Nam, gặp mặt chồng con. Nghĩ vậy nên tôi mới chịu nổi cảnh lao động khổ sai đó”, chị Hảo nhớ lại.

Toàn bộ số tiền chị Hảo được bà Hiệu trưởng trả công lao động bị tay môi giới này lấy sạch. Hôm được ra sân bay về Indonesia để từ đó về sân bay Nội Bài rồi về TP HCM, mãi đến lúc đến khu vực cách ly chị mới được trả hộ chiếu. “Cầm hộ chiếu Việt Nam trên tay, tôi mới dám nghĩ mình còn sống và còn là con người. Chắc tôi không thể khóc được nữa, bởi bao nhiêu nước mắt tôi đã tuôn đổ hết bên Saudi Arabia  rồi”, chị Hảo đau đớn tâm sự.

Cùng đi với chị Hảo từ Việt Nam sang Saudi Arabia  lao động giúp việc gia đình hồi tháng 11/2013 có 5 phụ nữ khác, một người đã về được Hà Nội, một người đã về được Long An và chị Hảo là người thứ 3 về  TP HCM. Hiện còn 3 phụ nữ lao động Việt Nam đang kẹt bên  Saudi Arabia. Trong số đó có bà N.T.H (SN 1968, trú tại An Giang) cũng gặp hoàn cảnh tương tự chị Hảo đã cầu cứu về gia đình. Hôm 11/4, con gái bà N.T.H đã bay ra Hà Nội gặp cơ quan chức năng để nhờ can thiệp giúp đỡ cho mẹ của mình. Con gái bà N.T.H cũng cho hay, đơn vị đưa mẹ mình (Công ty CP Đầu tư thương mại và nhân lực Quốc tế - INTIME) sang  Saudi Arabia  yêu cầu phía gia đình phải nộp 20 triệu đồng để giải quyết vấn đề.
 
Trả lời PV Báo GĐ&XH ngày 15/4, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ, TB&XH) cho biết: “Để khẳng định những thông tin mà người dân tố cáo, báo chí phản ánh thì sẽ có Đại sứ quán và Ban quản lý lao động của ta ở bên đó xử lý. Cảm ơn Báo GĐ&XH đã thông tin về vụ việc này. Tôi đã có văn bản chỉ đạo gửi tới Công ty INTIME có trụ sở ở TP HCM”.

Vấn đề thứ hai, theo ông Hải, nếu đúng sức khỏe người lao động ở bên Saudi Arabia không đảm bảo, hoặc vì lý do nào đó mà phải về nước trước thời hạn thì Đại sứ quán có Quỹ bảo hộ công dân để trước tiên phải tạm ứng tiền mua vé máy bay về ngay. Sau đó, chuyện lỗi ở người lao động hay tại công ty thì tính sau. Không phải cứ nộp tiền là được về.

Về trường hợp con gái bà N.T.H sang  Saudi Arabia làm việc qua Công ty INTIME tới Cục Quản lý lao động ngoài nước kêu cứu cho mẹ mình, ông Đào Công Hải khẳng định đã cử cán bộ phụ trách trả lời đầy đủ. Cục cũng đang xúc tiến mọi động thái theo đúng trách nhiệm của mình để làm rõ đúng-sai. Ông Hải cho biết thêm, với thị trường lao động ở Saudi Arabia, xin sang đã khó nhưng xin về nước còn khó hơn, phải có sự đồng ý của chủ lao động, rồi Bộ Tư pháp sở tại làm chứng… rất lâu.  Ông Hải còn lưu ý thêm: “Số lao động từ miền Nam sang Saudi Arabia  làm nghề giúp việc gia đình thường không chịu được gian khổ, chỉ lao động miền Bắc còn chịu được”.   

Việt Nguyễn
 
Đỗ Bá
nguyentuan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 2 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 2 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 4 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 5 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 5 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top