Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết ở làng Lòi

Chủ nhật, 07:00 18/02/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều người biết đến Làng Lòi (Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An) bởi đây là nơi sinh sống của hơn 30 người phụ nữ làm mẹ đơn thân. Họ vốn là TNXP, dân quân… sống cuộc đời thanh xuân cô quạnh bởi những “tình yêu” chưa kịp cưới trong thời chiến tranh chống Mỹ.


Bà Nguyễn Thị Nhanvui đùa cùng cháu nội

Bà Nguyễn Thị Nhanvui đùa cùng cháu nội

Vì yêu, 30 cô lập nên một ngôi làng

Trên sổ sách hành chính, làng Lòi là xóm 6, thôn Đội Cung, xã Viên Thành. Thời chống Mỹ, làng Lòi chỉ là những mái nhà tranh, vách đất, lẻ bóng người phụ nữ mang tiếng đời cay nghiệt “không chồng mà có con”.

Những cụ già trong làng cho biết, cái tên làng Lòi có từ lâu lắm rồi. Người thì cho rằng ngày xưa làng có tên đó vì đất cát cả làng này là của một cụ ông mang tên Lòi. Người khác thì nói vì làng bỗng lòi ra khỏi làng một mảnh đất nhỏ là nơi những cô gái một thời bị mang tiếng đời cay nghiệt ra đây lập nghiệp mới có tên “làng Lòi”. Bởi vậy, giờ nói đến làng Lòi, người dân thường nhắc đến câu chuyện của 30 cô gái một thời cơ nhỡ.

30 cô gái ấy đã từng sống với 30 nỗi niềm đau đáu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ khi tất cả người yêu của họ là những người lính đã vội vàng hành quân vào chiến trường lửa đạn mà không kịp nói lời yêu trọn vẹn. Từ chiến trường, những người lính đã gửi những lá thư về để thay lời kết hôn hoặc thay lời nhận con với người con gái mình yêu. Trong bối cảnh đó, 30 cô gái đã rủ nhau ra cuối làng dựng nhà để cưu mang những đứa con của người lính. Rồi chiến tranh đi qua vừa lúc cuộc đời của những cô gái cũng dần trôi qua thời thiếu nữ. Trong khi đó những người lính trao tình yêu cho họ mãi mãi nằm lại phía chiến trường xa.

Trong gió rét ngày cận Tết, chúng tôi hỏi đường đến nhà một trong “30 cô gái làng Lòi” thì may mắn được một cụ bà dẫn đường. Vừa bước đi trên con đường làng giữa hai bên là những thửa ruộng, ô vườn xanh lúa, xanh rau, bà cụ kể: “Giờ trong làng chỉ còn 12 cô nữa thôi. Có người đã mất vì tuổi già, người thì theo con cái lập nghiệp ở vùng quê khác. Các anh muốn hỏi kỹ thì tôi dẫn đến nhà chị Nguyễn Thị Nhan (62 tuổi) - “đội trưởng” của 30 cô gái làng Lòi và cũng là một trong những người đầu tiên ra dựng nhà, sinh con ở đây”.

Thấy chúng tôi tần ngần ngước nhìn những ngôi nhà cao tầng giữa xanh rợp cây lá, bà cụ cười vui nói thêm: “Giờ làng khác xưa nhiều rồi, nhà cửa san sát, không trống vắng, cô quạnh như trước. Còn con cái của những “cô gái làng Lòi” cũng đã đi làm ăn trong và ngoài nước, nhiều gia đình đã phát đạt…”. Dứt câu chuyện, cụ bà chỉ tay về ngôi nhà hai gian còn mới màu sơn, giới thiệu đó là ngôi nhà của chị Nhan.

Chúng tôi gọi cửa thì một người phụ nữ trẻ ra mở cổng. Chị giới thiệu là con dâu của mẹ Nhan. Mẹ Nhan đang bế cháu nội đi xem hoa trái sau vườn. Thấy chúng tôi, người phụ nữ đang bế cháu nheo mắt với nhiều vết nhăn hằn trên khuôn mặt khắc khổ, hỏi: “Các anh là nhà từ thiện hay phóng viên”. Khi biết chúng tôi là phóng viên bà cười xòa: “Tôi hỏi các anh vậy vì những người lạ về đây thì một là những từ thiện đến hỏi thăm, giúp đỡ chúng tôi, một là những phóng viên tìm hiểu về cuộc đời lạ lùng các cô gái làng Lòi”. Ôm cháu nội vào lòng, bà nói thêm: “Những người như chúng tôi ở làng này giờ hầu hết đã no đủ, không còn vất vả, khốn khó và bị mặc cảm như lúc trước”.

Nhắc đến chuyện ngày xưa, bà Nhan bùi ngùi: “Năm 1974, tôi là đội trưởng dân quân của xã. Ngày đó, vì làng gần Quốc lộ 7 nên bom Mỹ dội xuống ác liệt lắm. Trong thời gian này, tôi quen và đem lòng yêu một người lính. Một năm sau (1975), vì anh có lệnh vào miền Nam chiến đấu nên chúng tôi tổ chức cưới vội”.

Gạt nước mắt, bà Nhan kể tiếp: "Sau khi giải phóng miền Nam, tôi đang mừng vì chồng hứa sẽ về sớm. Thế mà chờ mãi, chờ mãi không thấy anh ấy về trong khi cái thai của tôi ngày một lớn. Đến khi tôi sinh đứa con gái vẫn không thấy anh ấy về". Vì không chịu được sự đàm tiếu của người đời, bà ôm con ra cánh đồng hoang cuối xóm dựng nhà. “Lúc đó khó khăn lắm, nhà không có cái ăn nên tôi gùi con đến cánh đồng xa cấy lúa. Sáng đi, tối muộn mới về. Khổ nhất là những đêm mưa lạnh, phải thức suốt đêm nhóm lửa sưới ấm cho con” – bà Nhan ngậm ngùi.

Khi cuộc sống hai mẹ con đã ổn định, nỗi đơn côi vẫn ám ảnh nên bà Nhan liều đi “xin” thêm một đứa con. Và năm 1988, bà có thêm một bé trai. Giữa chừng câu chuyện thì bà Nguyễn Thị Lưu – một trong “30 cô gái làng Lòi” - bế cháu sang góp chuyện. Bà Lưu bảo: “Hoàn cảnh tôi cũng như chị Nhan. Khi biết chị ra đây sinh sống tôi cũng quyết ra theo. Sau tôi có thêm chị Truyền, chị Bình, chị Cẩm… tổng cộng có thêm 29 chị em cùng cảnh ra đây. Giờ ai cũng cháu bồng, cháu bế. Riêng tôi đã có đến 7 cháu ngoại. Hai con tôi đều đi làm ở một công ty trong Sài Gòn. Tết này chúng hứa sẽ về cả đây ăn Tết. Nghĩ đến ngày đó, tôi vui lắm”.

Niềm vui ở Làng Lòi

Nghe nói chuyện Tết, bà Nhan cũng rộn vui như bà Lưu vì cả gia đình được gặp mặt con cháu đông đủ, quây quần thâu đêm bên bếp lửa bập bùng với nồi bánh chưng. Bà Nhan vui vẻ: “Tết năm nay, con trai tôi cùng vợ nó đi xuất khẩu từ nước Nga về làng ăn Tết. Chỉ mong đứa con gái đầu cũng về. Vừa xum họp ngày Tết vừa ăn mừng chiếc xe ô tô con trai vừa mới mua”.

Nhắc đến người con gái đầu với người chồng liệt sỹ, bà Nhan nước mắt rưng rưng. Con gái bà là thế hệ thứ 2 của làng cũng là người làm đám cưới và sinh cháu đầu tiên trong làng Lòi. Ngày đó, cả làng đến chung vui đông lắm. “30 cô gái làng Lòi” thấy cảnh cô dâu áo dài, chồng mặc comple thì chỉ biết ôm nhau khóc. Họ khóc vì cả đời họ có mấy ai được mặc bộ đồ đẹp để làm lễ cưới. Trong “30 chị em làng Lòi” thì bà Nhan là người đón được nhiều niềm vui nhất, từ việc con gái cưới rồi sinh cháu đến việc xây nhà, con trai mua sắm ô tô.

Theo câu chuyện của bà Nhan chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Bình. Bà Bình có đến 4 người con với 5 cháu nội, ngoại. Trong 4 người con thì có một cô con gái học đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, con gái bà đang phải đi làm thuê ở miền Nam như nhiều người con khác của “30 cô gái làng Lòi”. Bà Bình tự an ủi: “Dù là đi làm ăn xa hay ngay ở xã thì chúng đều có công việc ổn định, vẫn đủ tiền gửi về nhà để chăm con và xây dựng nhà cửa cho chúng tôi. Đó là niềm vui lớn. Tết này gia đình tôi có hai cái vui, đó là mừng nhà mới và người con trai thứ vừa cưới vợ. Hi vọng sang năm tôi lại có thêm cháu mới bế bồng”.

Ông Ngô Văn Chín (Xóm trưởng xóm 6) chia sẻ: “Hiện ở làng còn 12 “cô gái làng Lòi”. Hầu hết đều có cuộc sống khấm khá, ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn hai người rất khó khăn, đó là chị Nguyễn Thị Hảo (ảnh) và chị Nguyễn Thị Bốn. Chị Hảo sống một mình ở mảnh đất trống cuối cùng của xóm. Cuộc sống muôn vàn khó khăn khi chị không chồng, không con, không người thân thích. Riêng chị Bốn thì hai mắt đã hỏng, sống dựa vào các cháu ở gần đó”.

Vũ Đồng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 2 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 2 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 4 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 5 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 5 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top