Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay "thẻ xanh COVID"? TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày "chạy nước rút" cho bình thường mới?

Thứ sáu, 07:23 24/09/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Chuyên gia lý giải nguyên do Hà Nội không nên vội vàng cấp "thẻ xanh COVID"; TP.HCM sẽ phải hoàn thành cam kết kiểm soát dịch vào cuối tháng 9/2021 và từng bước mở cửa nền kinh tế... là thông tin được nhiều người quan tâm.

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 1.


Thủ tướng nhắc lại "bài học xương máu" khi dân đổ ra đường đêm Trung thu

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp


Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, ngày 23/9, Thủ tướng cho biết, về cơ bản tình hình dịch vẫn đang được kiểm soát và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong 2 tuần gần đây, số ca tử vong và mắc trong cộng đồng liên tiếp giảm. Nhiều tỉnh chuyển trạng thái theo các tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, tình hình dịch tại TPHCM vẫn diễn biến phức tạp, dù một số chỉ số chuyển biến tích cực như số ca tử vong giảm. Việc tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch vẫn là khâu yếu cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, khắc phục. Tốc độ xét nghiệm vẫn chậm hơn tốc độ lây lan ở một số địa phương. Công tác hỗ trợ an sinh xã hội cơ bản tốt nhưng có nơi vẫn chưa bao quát hết toàn bộ các đối tượng cần hỗ trợ.

Trong khi đó, ở một số nơi, có lúc còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với diễn biến dịch bệnh, nhất là tại một số địa phương bắt đầu nới lỏng sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Người dân còn chủ quan trong việc ra đường, tụ tập đông người, khiến dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Thủ tướng cũng nhắc lại những bài học kinh nghiệm như đợt dịch bùng phát hồi đầu năm, việc không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tạo ra đợt dịch lần thứ 4.

"Vừa qua, ở một số địa phương, đêm Trung thu, người dân đổ ra đường quá đông, nguy cơ lây nhiễm cao. Thực hiện Chỉ thị 15 như thế là không đúng, cần rút kinh nghiệm vấn đề này. Chúng ta phải luôn nhắc nhở vì vẫn còn tình trạng chủ quan khi chưa có dịch bùng phát", Thủ tướng nói.

Vì sao chuyên gia khuyến cáo Hà Nội không nóng vội cấp "thẻ xanh COVID"?

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 4.

Hà Nội đang muốn nghiên cứu cấp "thẻ xanh Covid-19" cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin (Ảnh minh họa).

Liên quan đến vấn đề "thẻ xanh" đối với người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho biết, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong khi đó, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn bị mắc COVID-19. Vì vậy, ông khuyến cáo người dân đã tiêm 2 mũi vaccine không nên chủ quan.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đến thời điểm này dịch bệnh tại Hà Nội không bùng phát đã là một thành công.

Tuy nhiên, để trở về "zero COVID" là rất khó, bởi dịch vẫn còn lẩn khuất trong cộng đồng, đã xâm nhập vào các chuỗi như lái xe, shipper… Hơn nữa, tình hình dịch trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp.

PGS.TS Trần Đắc Phu cũng chia sẻ thêm là sau khi tiêm một mũi vaccine thì miễn dịch còn kém. Chỉ đến khi tiêm đủ 2 mũi mới đủ miễn dịch nhưng điều này cũng chỉ giảm lây nhiễm, giảm nguy cơ trở nặng chứ không đảm bảo hoàn toàn không lây nhiễm. Đặc biệt, khả năng truyền bệnh giữa người tiêm và chưa tiêm là giống nhau, vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em, người già, người có bệnh nền...

Trước ý kiến Hà Nội nên nghiên cứu cấp thẻ xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine, ông Phu cho rằng Hà Nội không nên nóng vội, cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững thành quả phòng, chống dịch.

Còn 7 ngày 'chạy nước rút' cho bình thường mới, TP.HCM cần làm gì?

Kế hoạch trở lại bình thường mới của TP.HCM đã trì hoãn 2 tuần so với dự định ban đầu. Chỉ còn 7 ngày nữa nữa, TP.HCM sẽ phải hoàn thành cam kết kiểm soát dịch vào cuối tháng 9/2021 và từng bước mở cửa nền kinh tế. Trong 7 ngày còn lại, TP.HCM cần làm gì để "chạy nước rút" nhằm thực hiện hóa mục tiêu này?

Từ ngày 10/9, TP.HCM đã có bản dự thảo về kế hoạch phục hồi kinh tế với lộ trình 3 giai đoạn. Dự thảo này đến nay đã được nâng cấp thành 11 chiến lược cho bình thường mới. Tuy nhiên, để thực hiện hóa, thành phố phải đạt được các tiêu chí kiểm soát dịch mà Bộ Y tế đặt ra.

Trong bản dự thảo "Lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới" , TP.HCM đến nay mới chỉ đạt 2 tiêu chí về tỷ lệ giường ICU và tỷ lệ tiêm vaccine. Riêng với tiêu chí số ca mắc giảm liên tục trong 2 tuần (Quyết định 3979) và đánh giá nguy cơ (Quyết định 2686) vẫn khó đạt với TP.HCM.

Nhiều chuyên gia y tế nhận định 2 tiêu chí kể trên không còn phù hợp với bối cảnh "sống chung với COVID-19" và TP.HCM cần kiến nghị Bộ Y tế điều chỉnh cách đánh giá về kiểm soát dịch.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM) cho rằng các biện pháp giãn cách xã hội và y tế công cộng phải căn cứ trên cơ sở hạn chế sự lây truyền của Covid-19 và giảm tử vong. Như vậy, việc điều chỉnh mức giãn cách xã hội phải dựa trên 2 yếu tố: Cường độ lây truyền và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.

Chuyên gia cho rằng thay vì tạo ra các tiêu chí mới, Việt Nam nên căn cứ ngay trên hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là những tiêu chí chuẩn quốc tế mà mỗi quốc gia có thể tham khảo và "địa phương hóa" theo tình trạng của mình.

Thành phố Phủ Lý thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Chiều ngày 23/9, ông Trần Xuân Dưỡng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, UBND tỉnh Hà Nam đã có Quyết định số 1690/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 5.

Một khu vực phong tỏa TP Phủ Lý - Ảnh: CTV

Áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian áp dụng là 14 ngày, kể từ 18h ngày 23/9.

Hà Nam yêu cầu gia đình cách ly với gia đình; thôn, tổ dân phố cách ly với thôn tổ dân phố; xã, phường cách ly với xã phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

Tỉnh này yêu cầu thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

TP HCM: Bệnh nhân COVID-19 nặng thở máy ngày càng giảm

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 6.

Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM, thông tin tại buổi họp báo

Tại buổi họp báo định kỳ chiều 23/9, thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP HCM, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP, cho biết tính đến 18 giờ ngày 22/9, TP HCM ghi nhận 354.193 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. TP HCM hiện điều trị cho 40.973 bệnh nhân.

Ngày 19/9, có 2.342 bệnh nhân COVID-19 nặng thở máy nhưng ngày 22/9 còn 2.056 trường hợp. "Bệnh nhân nặng đang thở máy ngày càng giảm, đó cũng là 1 tín hiệu lạc quan" - ông Hải nhấn mạnh.

Khánh Hòa: Tiệm cắt tóc, gội đầu, cửa hàng tạp hóa... được hoạt động lại

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 7.

Tầm soát COVID-19 trong cộng đồng để bóc tách F0 ở Nha Trang

Chiều 23/9, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn khẩn về việc điều chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 18 của Chủ tịch UBND tỉnh. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tương ứng với từng mức độ nguy cơ ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn kể từ 0 giờ ngày 24/9 cho đến khi có thông báo mới, trong đó có một số điều chỉnh, bổ sung.

Theo đó, kể từ ngày 24/9, người dân được phép đi tập thể dục trong công viên, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như tennis, golf... trong vùng xanh.

Các dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, sửa chữa điện - nước, cửa hàng tạp hóa… trong vùng xanh cũng được hoạt động trở lại nhưng các chủ cơ sở kinh doanh phải đăng ký với các xã, phường, khi được cấp phép mới được mở cửa.

Hà Nội xúc tiến tìm nguồn vaccine COVID-19 cho trẻ em

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 8.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh.


Sáng 23/9, phát biểu tại kỳ họp thứ hai, HĐND thành phố khóa XVI, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2021.

Theo ông Chu Ngọc Anh, trên cơ sở đánh giá trúng và đúng tình hình dịch bệnh và nguy cơ lây lan trong cộng đồng, qua nhiều lần điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, thành phố đã quyết định áp dụng giãn cách xã hội trên toàn địa bàn từ ngày 24/7.

"Thành phố nhận thức đây là một quyết định rất khó, do vậy, vừa triển khai, vừa đánh giá, liên tục điều chỉnh từ thực tế để xây dựng và triển khai một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt các phương án, kịch bản với cấp độ cao hơn để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, ưu tiên cao nhất cho việc đảm bảo sức khỏe và đời sống của nhân dân", Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ.

Qua 4 đợt giãn cách xã hội, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Số ca F0 trung bình trong ngày đã giảm dần qua các đợt giãn cách (từ 71,2 ca/ngày đợt 1 xuống còn 27,7 ca/ngày vào đợt 4). Đặc biệt số ca F0 trong cộng đồng đã giảm và từng bước được kiểm soát (đợt 1 trung bình 35 ca/ngày; đợt 4 là 2,7 ca/ngày). Số điểm phong tỏa giảm mạnh, số "vùng đỏ" giảm, "vùng xanh" tăng…

Tính đến ngày 20/9, toàn TP đã tiêm được 6.386.058 mũi cho người dân trên 18 tuổi, trong đó: Tiêm 5.691.664 mũi 1 (đạt 94,5% dân số trên 18 tuổi, 68,6% tổng dân số); Tiêm 694.394 mũi 2 (đạt 11,2% dân số trên 18 tuổi và 8,4% tổng dân số), số lượng còn lại chủ yếu là đối tượng không được chỉ định tiêm sau khi khám sàng lọc.

Dự kiến, đến tháng 11/2021, TP sẽ tiêm bao phủ mũi 2 trên cơ sở vaccine được phân bổ và xúc tiến tìm nguồn vaccine cho trẻ em.

Nghệ An cho phép nhiều địa phương bán hàng ăn uống trở lại

Sáng 24/9: Vì sao Hà Nội không nên cấp ngay thẻ xanh COVID; TP.HCM cần làm gì khi còn 7 ngày chạy nước rút cho bình thường mới? - Ảnh 9.

Bãi biển thị xã Cửa Lò cho phép hoạt động trở lại...

Chiều 23/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long ký quyết định điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của TP Vinh từ Chỉ thị 15 sang Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ.

TP Vinh chuyển trạng thái phòng, chống dịch đối với các phường, xã sang trạng thái mới (trừ các khu vực đang thực hiện cách ly y tế như: Chung cư Hợp tác xã Trung Đô, Chung cư CT1A Handico30).

Thời gian áp dụng Chỉ thị 19 từ 0h ngày 24/9. Đồng thời, UBND tỉnh uỷ quyền cho Chủ tịch UBND TP Vinh căn cứ quy định mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính để phòng, chống dịch Covid-19 để đưa ra giải pháp cụ thể ở từng khu vực.

Mấy ngày trước đó, các địa phương gần TP Vinh như huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn và thị xã Cửa Lò đã chuyển sang Chỉ thị 19.

Riêng thị xã Cửa Lò, cho phép các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ như bán buôn, bán lẻ, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại.

Các cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; dụng cụ rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

Tiếp tục tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết như: Khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, quán bar, vũ trường...

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 36 phút trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Phát hiện quả bom dài 1,2m ở huyện Bình Chánh, TPHCM

Phát hiện quả bom dài 1,2m ở huyện Bình Chánh, TPHCM

Xã hội - 1 giờ trước

Quá trình san lấp và cải tạo đất, người dân ở huyện Bình Chánh, TPHCM phát hiện quả bom dài hơn 1,2m.

Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Xã hội - 1 giờ trước

Chiều 18/5, tại khu vực bãi biển cuối đường Hồ Xuân Hương, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng xảy ra vụ đuối nước khi tắm biển khiến 2 người tử vong, 1 người còn đang mất tích.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Pháp luật - 2 giờ trước

Phạm Đức Hải (tức Hải idol) đã xúi giục một số người khác cùng đỗ ô tô giữa đường, chạy xe dàn hàng ngang trên đường để chụp ảnh.

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Xã hội - 2 giờ trước

Nhiều tuyến phố Thủ đô được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn chào mừng 134 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2024).

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng; Thời gian qua, Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlog liên tục được cư dân mạng gán ghép "đẩy thuyền" nhiệt tình, tuy nhiên mọi thứ không như lời đồn.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Top