Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Ninh: Phá đập, phong tỏa sạt lở cứu hàng nghìn dân

Chủ nhật, 14:16 02/08/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 2/8, Quảng Ninh đã quyết định 2 việc hệ trọng: Phá đập tràn Sông Sinh - đập quan trọng nhất trong số 11 đập tràn của TP Uông Bí và phong tỏa vùng sạt lở trên đường Yên Tử. Hàng trăm hộ dân đã thoát khỏi nguy cơ bị nhấn chìm trong nước.

 

Quyết định phá đập tràn Sông Sinh để cứu 200 hộ dân.
Quyết định phá đập tràn Sông Sinh để cứu 200 hộ dân.

 

Hàng trăm hộ dân dưới túi nước

Đến 9 giờ sáng ngày 2/8, khoảng 500 nhà dân ở khu vực trung tâm thành phố Uông Bí đã bị ngập sâu do mưa lớn. Công tác đưa xuồng ứng cứu, sơ tán dân ra khỏi vùng ngập nhanh chóng được triển khai.

Tại khu vực Hồ công viên (nằm giữa 2 phường Thanh Sơn và Quang Trung), mực nước dao động từ 1,8-2m khiến giao thông bị chia cắt, tuy nhiên sau khi đập tràn Sông Sinh được phá một phần, nước lũ trong khu dân cư đã được xả bớt. Chỉ sau 1 tiếng, toàn bộ khu dân cư Hồ công viên không còn ngập úng. Khu vực dân cư xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) bị cô lập. Hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ và 2 xe bọc thép được điều động, sẵn sàng ứng cứu. Đặc biệt là tại Khe Sâu (phường Khe Sú 1) và xã Thượng Yên Công bị sạt lở đường vào khu vực khai trường của Cty 91 Đông Bắc. Cùng với đó, 3 đập tràn Đá Trắng thôn Trung Lương (xã Tràng Lương, Đông Triều) cũng trong tình trạng nước tràn mặt đập.

Ông Nguyễn Anh Tú, Chủ tịch UBND TP Uông Bí chia sẻ: “Cả thành phố có 11 đập tràn thì Sông Sinh là đập tràn quan trọng nhất. Việc phá đập Sông Sinh không gây nguy hại cho khu vực khác vì toàn bộ nước lũ từ đập này sẽ hòa vào dòng chảy ở sông Đá Bạc (giáp huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng)”.

Cùng thời điểm trên, tại khu vực đường Yên Tử, tình trạng sạt lở núi do nước từ các điểm cao trên vách núi xả xuống đã xuất hiện. Một số đoạn trên đường, nước ngập sâu gây khó khăn cho việc đi lại của mọi người. Công tác phong tỏa khu vực này đã được triển khai nhanh chóng.

Ngoài ra, theo quan sát của PV Báo GĐ&XH, vào 8 giờ sáng ngày 2/8, nước thượng nguồn từ đập Bến Trâu (thôn Phù Ninh, xã Bình Khê, huyện Đông Triều) đổ xuống xối xả khiến nước tràn qua mặt đập, tiềm ẩn nguy cơ vỡ đập. Đến 16 giờ 30 cùng ngày, tình trạng nước còn vượt mặt đường 1,2m tại khu vực này, gây chia cắt khu vực. Trên suốt đường đi vào xã Thượng Yên Công, tình trạng sạt lở núi và cây đổ vẫn còn tiếp diễn, gây nguy hiểm cho việc qua lại trong khu vực. Vì vậy, TP Uông Bí đã huy động lực lượng thường trực, dùng máy xúc khơi thông dòng nước. Đến thời điểm hiện tại, nước đã rút bớt, giao thông trên tuyến đường đảm bảo.

Cùng nằm trong vùng mưa lũ quét qua, Cty Than Uông Bí đã bị sạt lở trên 50m đường tại cọc 370 tuyến đường Đồng Vông - Uông Thượng. Cty cổ phần Than Vàng Danh có 4 phân xưởng, vị trí sản xuất bị ảnh hưởng mưa lớn, dẫn đến ngập nước một phần. Tính đến 17 giờ chiều ngày 2/8, TP Uông Bí vẫn đảm bảo tuyệt đối an toàn về người.

Bản Sen vẫn tan hoang

Tại xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, kể từ sau trận lũ kinh hoàng quét qua đêm 26/7, cả xã giờ như tan hoang. Hàng chục hộ dân điêu đứng, không biết đi đâu về đâu vì nhà cửa ngập ngụa bùn đất, tài sản mất hết.  Tính đến hết 2/8, đã 1 tuần trôi qua, Bản Sen vẫn bị cô lập hoàn toàn. 27 ngôi nhà vẫn chìm trong biển nước. Toàn bộ hơn 70 nhân khẩu trong thôn vẫn phải tạm cư. Đồ ăn thức uống hoàn toàn trông chờ cứu trợ từ đất liền ra. Đường vào xã bị chia cắt nham nhở. Ai muốn vào đây chỉ còn cách đi bộ vì đường sá bị phá hủy hoàn toàn, đất đá rơi xuống chỏng chơ đầy đường; nhiều ngôi nhà bị đá hộc đổ xuống phủ kín cao tận 2 mét.

Ngồi bần thần trong góc nhà của hàng xóm, chị Phạm Thị Gần (42 tuổi, trú thôn Bản Sen) rơm rớm nước mắt nói: “Trắng tay rồi, toàn bộ vốn liếng vay ngân hàng để mua trâu, trồng cam nuôi ong lấy mật, đều bị lũ cuốn trôi hết. Căn nhà bị phủ kín bởi đất đá, giờ không biết đi đâu về đâu”. Lau giọt nước mắt lăn dài trên má, chị Gần tâm tư: “Từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ tôi chứng kiến đợt mưa nào lớn đến vậy. Chỉ trong phút chốc, đất đá sau nhà lao xuống rầm rầm. Cả thôn nháo nhác hô nhau chạy lũ. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Ai ai cũng cố tìm lấy những điểm cao để trú, chẳng kịp mang theo một cái gì ngoài bộ quần áo mặc trên người. Hiện nay hơn 70 nhân khẩu trong thôn vẫn phải tạm cư. Đồ ăn thức uống hoàn toàn phải trông chờ vào việc cứu trợ từ đất liền ra”.

M.Lý  - T.Nam/Báo Gia đình & Xã hội

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 6 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top