Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Nhạc viện đồng quê”

Chủ nhật, 07:28 15/11/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Những ngón tay gân guốc, đen đủi của cậu bé Phạm Hồng Đức chỉ quen với việc đồng áng, hôm nay bỗng trở nên mềm mại, lướt nhẹ trên các phím đàn.

Đứng xung quanh Đức là các bạn cùng chăn trâu, cắt cỏ, đứa nào cũng hào hứng với những âm điệu sôi nổi, rộn rã của bản “Hành khúc Thổ Nhĩ Kì” phát ra từ chiếc đàn piano cũ kĩ. Buổi học của “nhạc viện đồng quê” đang bắt đầu.
 
Đã 14 năm nay, từ ngày “nhạc viện đồng quê” được thành lập, buổi học nào lũ trẻ trong làng, ngoài xã cũng đứng chật ních căn nhà nhỏ của ông Phạm Quyết Thắng. “Nhạc viện” nhỏ này đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân làng Thành Mỹ (Ninh Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình), khi có nhiều em nhận được những giải thưởng lớn, thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ...

Nhạc viện sau luỹ tre làng
 

Hai thầy giáo già của “Nhạc viện đồng quê”.


Trung tâm học tập cộng đồng xã Ninh Mỹ đặt tại nhà ông Phạm Quyết Thắng (65 tuổi) nằm sát chân núi, men theo con đường làng nhỏ, hẹp. Mới đến đầu ngõ, nhưng âm thanh của những tiếng đàn, hát đã vang vọng.

Ông Thắng chạy đi, chạy lại giữa 5 lớp học khác nhau. Đang giảng dạy cho trò này, nhưng nghe trò khác đánh sai nhạc, ông liền sang chỉnh sửa. Thấy chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên, ông cười: “Hôm nay thầy Bôi về Thanh Hoá, có mình tôi quản lí 5 lớp học nhạc, nên vất vả hơn bình thường. Có thầy Bôi ở đây, anh em chia nhau mỗi người dạy vài lớp, có như thế mới theo sát được từng bài học và sự tiến bộ của mỗi em”.

“Nhạc viện đồng quê” đã có từ hơn 10 năm trước, khi ông Thắng về nghỉ hưu tại quê nhà. Vốn có chút năng khiếu âm nhạc, lại được học nhạc bài bản những ngày còn trong trường Văn hoá nghệ thuật Hà Nội (nay là Nhạc viện Hà Nội), ông dạy cho con cháu trong nhà biết đàn, hát. “Ban đầu, tôi chỉ dạy cho những người trong gia đình, vốn cũng chỉ để không khí trong nhà lúc nào cũng vui nhộn. Bà con trong xóm biết tiếng, gửi con em sang học cùng. Một cháu, hai cháu rồi đến hàng chục đứa trẻ trong xã theo học. Thấy chúng vừa tò mò, vừa háo hức theo học, tôi vui lắm”. Và “Trường bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc” ra đời vào cuối năm 1995.

Gọi là trường bồi dưỡng năng khiếu, nhưng những ngày đầu, trường chỉ có mỗi cây đàn organ S90 cũ kĩ. Cây đàn này ông Thắng đã giữ gìn từ những ngày còn theo học nhạc. Góp nhặt mãi những đồng lương hưu ít ỏi, ông thuyết phục vợ bù thêm vào số tiền còn thiếu để mua một cây violon. “Khi mới lập nên lớp học này, tôi chỉ nghĩ đơn giản, thời gian chúng học ở đây đỡ đi dãi nắng, tắm ao, hay chơi bời lêu lổng. Nhưng tôi thật sự bất ngờ, khi các cháu nhỏ học rất say mê. Nhiều người đến đây cũng không khỏi ngạc nhiên, khi nhìn thấy chúng chơi nhạc rất thành thạo”, ông Thắng tâm sự.

“Học viên” chủ yếu của “nhạc viện” là các em nhỏ trong và ngoài xã. Ngoài ra, cũng có nhiều thanh niên, các cụ già cũng theo học. “Học viên” nhiều tuổi nhất là ông Trần Doanh (Ý Yên, Nam Định) năm nay đã 83 tuổi. “Ngày nào, ông cụ cũng đạp xe kì cạch 20km sang đây học, thấy cụ đi lại vất vả, chúng tôi mời cụ sang ở đây luôn, tiện cho việc học. Hàng ngày, cụ học cùng với các cháu nhỏ, từ chương trình cơ bản đến nâng cao. Sau gần một năm, cụ đã học đánh thành thạo piano, organ và hiện đang theo học lớp vi tính”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều em nhỏ ở các tỉnh, thành cũng xin về đây trọ học. Đông nhất là các dịp hè. Ông Thắng nhớ lại, những mùa hè, có học sinh tận Gia Lai viết thư liên hệ xin ra học nhạc. Có em, người gốc Việt, nhưng sinh sống tại Lào cũng theo học nhạc trong 3 tháng hè về Việt Nam chơi.

Từ lớp học âm nhạc sau lũy tre làng, đến nay, đã có hơn 100 em thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội, Đại học Văn hoá Nghệ thuật quân đội, Đại học Sư phạm nghệ thuật... và các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh. Năm nào, nhạc viện đồng quê cũng có em đi dự thi toàn quốc. Năm vừa qua, em Lã Thị Đào Oanh đi thi organ toàn quốc đạt giải nhất khu vực phía Bắc và còn rất nhiều giải Nhì, giải Ba cũng được trao.

Lớp học vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Còn các buổi tối và các ngày trong tuần, các bạn thanh niên, Hội Phụ nữ, các cụ cao tuổi thường sang học hát và nhờ ông Thắng dàn dựng các chương trình văn nghệ.

Vất vả là thế, nhưng chưa khi nào ông cầm của học trò một đồng công lãi. Ông dạy miễn phí cho tất cả mọi người, chỉ cần yêu thích và chuyên tâm theo học. Em Nguyễn Thị Hoài (Đại học Hoa Lư) thủ thỉ: “mỗi tháng thầy chỉ thu của tụi em 10 nghìn đồng tiền điện, nhất định không chịu cầm hơn. Nhiều bạn ở xa, thầy còn cho ở tại nhà để tiện cho việc học. Tụi em học khoa nhạc, không có tiền mua nhạc cụ, mà đi thuê thì đắt, nên cuối tuần lại rủ nhau xuống nhạc viện tập đàn. Ở đây có các thầy chỉ bảo, em biết chơi thêm nhiều bản nhạc khó”.

“Ban giám hiệu” U80
 

Ông Thắng đang giảng dạy một bản nhạc lý cho học trò.

Buổi biểu diễn của các em nhỏ trong hội thi văn nghệ tỉnh.


Năm 2001, ông Nguyễn Văn Bôi-người bạn vong niên của ông Thắng (từ ngày làm cán bộ lâm nghiệp ở Thanh Hoá) ra chơi. Thấy mô hình lớp học của bạn rất hay, lại vốn sẵn đam mê âm nhạc, ông Bôi quyết định rời Thanh Hoá ra Ninh Bình sinh sống. Vợ chồng ông Bôi gom tiền, mua một căn nhà nhỏ cạnh nhà ông Thắng để vui sống tuổi già với người bạn tâm giao. Lớp học âm nhạc từ đây cũng có thêm một thầy giáo mới.

Học trò tìm đến lớp âm nhạc ngày một đông, hai cây đàn quá ít ỏi so với buổi học đông đến năm, sáu chục em ngồi chật một lớp. Hai ông bàn nhau đi khắp mọi nơi, tìm mua đàn cũ về sửa lại. Ông Bôi được mọi người mệnh danh là “bàn tay vàng” của “nhạc viện”. Ông có thể tự làm được violon, khôi phục lại những chiếc piano cũ kĩ, đã hỏng hóc để đem vào sử dụng. Ông Bôi tâm sự: “Để mua được những cây đàn mới, chúng tôi không đủ kinh phí. Đành mua lại những đàn đã bỏ đi, chỉ với vài ba trăm nghìn, cặm cụi tu sửa lại vẫn dùng tốt. Trong số những cây đàn mà lớp học có, hầu hết đều là đàn cũ chúng tôi sửa lại cho các em dùng”. Đến nay, “nhạc viện” đã có tới 10 cây đàn piano, 10 cây đàn organ, ghita, violon, sáo...  Số lượng nhạc cụ ở đây cũng tương đương với một trường dạy nhạc cấp tỉnh. Lớp học bắt đầu nên vóc, nên hình với những cây đàn cũ. Thanh âm khi ngân lên cũng không còn trong, đến đoạn cao trào nhiều khi vụt tắt vì hỏng hóc, nhưng cả thầy và trò đều học rất say sưa.

Để dạy cho những đứa trẻ quê chưa bao giờ biết đến nốt nhạc, chơi được cả một bản nhạc không phải điều dễ dàng. Mất rất nhiều đêm, hai ông ngồi nghiên cứu, soạn ra một giáo trình riêng, giảng dạy cho các em. Dạy từ nhạc lí cơ bản như đánh nốt đen, móc đơn, móc kép... rồi đảo phách, nhịp phách. Dần dần cho các em đánh những bài dễ, nâng cao lên những bản nhạc khó hơn. Học sinh của hai ông, nhờ chú trọng vào nhạc lí cơ bản nên không mất nhiều thời gian luyện đánh thành thạo các bản nhạc khác nhau. “Tôi rất tự hào vì đến nay, mỗi cháu cũng biết chơi ít nhất 100 bài, với nhiều tiết tấu khác nhau”, ông Bôi vui vẻ nói.

Nhạc cụ đã có, học sinh đến ngày một đông. Không thể học được trong một căn phòng nhỏ. Hai ông quyết định chia đàn ra, đặt tại mỗi phòng một vài chiếc, chia học sinh thành những nhóm nhỏ tiện cho việc học tập và giảng dạy. 5 gian phòng nhỏ của cả gia đình ông Thắng và ông Bôi biến thành lớp học. Mỗi thầy phụ trách từ hai đến ba lớp.

Sắp tới, hai ông quyết định mở thêm một “trung tâm học tập cộng đồng” tại Thanh Hoá, trụ sở sẽ đặt tại nhà ông Bôi và cũng dạy nhạc miễn phí cho học trò nghèo, vùng sâu, vùng xa. “Tôi nghĩ, mô hình này là mô hình liên tỉnh, càng có nhiều trung tâm được thành lập, càng phổ biến thêm nhiều kiến thức, hiểu biết cho bà con. Trước đây, những lớp học này chỉ có ở các thành phố lớn, thì nay, ở nông thôn trẻ con cũng được học”, ông Thắng nói, mắt lấp lánh niềm vui.

Chiều muộn, làng quê bắt đầu vụ gặt, những đứa trẻ chân tay lấm lem bùn đất vội vàng gánh lúa về nhà. Chỉ kịp rửa chân tay, mặt mũi cho sạch sẽ, chúng lại í ới gọi nhau đến “nhạc viện” nghe hai ông già chơi nhạc. “Hành khúc Thổ Nhĩ Kì”, “Sônát ánh trăng”, “Sông Đanuýp xanh”... vang lên trong trẻo, du dương trong không gian tĩnh mịch.
 
Đinh Liên
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 43 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 47 phút trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 47 phút trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 56 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 15 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Top