Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Yên Thế thương người Hà Nội

Thứ sáu, 09:24 11/01/2013 | Xã hội

GiadinhNet - “Chúng tôi thấy thương cho người Hà Nội, văn minh, nhiều tiền đấy, nhưng phải ăn những loại gà không đảm bảo an toàn...”.

Người Yên Thế thương người Hà Nội 1
Anh Nguyễn Văn Thực bên đàn gà nuôi thả dưới vườn vải.
Ảnh: Việt Nguyễn
 
“Chúng tôi thấy thương cho người Hà Nội, văn minh, nhiều tiền đấy, nhưng phải ăn những loại gà không đảm bảo an toàn. Cũng thương người dân Yên Thế nuôi toàn gà chất lượng cao mà không bán được”, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, ông Lưu Xuân Vượng nói với PV Báo GĐ&XH xung quanh thỏa thuận hiếm có về cung ứng gà thịt giữa 2 địa phương, Bắc Giang – Hà Nội.
 
“Trả lại tên cho em”

Mối lo lắng nói trên của Chủ tịch UBND huyện Yên Thế có thể sẽ giảm bớt trong thời gian tới. Bởi, ngay từ tháng 11/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm, đã giao Hà Nội phối hợp với Bắc Giang xây dựng kế hoạch và ký thỏa thuận về việc cung ứng gà an toàn cho địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận. Đến ngày 14/12/2012, lãnh đạo UBND hai địa phương này đã ký biên bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh gia cầm và vận chuyển gia cầm. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu, con gà là “nhân vật chính” trong thương vụ hiếm có này. Chưa hết, hai Sở Công Thương Bắc Giang và Hà Nội cũng ký biên bản thỏa thuận tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”. Danh mục các hàng hóa bình ổn thị trường Hà Nội nhiều khả năng còn có thêm loại gà thịt đặc sản trên quê hương Đề Thám.

Chương trình phối hợp chưa thực sự vào guồng nhưng việc người Hà Nội sẽ ăn gà Bắc Giang thay… gà lậu đang được dư luận đón nhận một cách hứng khởi. Theo Sở Công Thương Hà Nội, với mức tiêu thụ khoảng 120 tấn gia cầm/ngày, Hà Nội đã đặt hàng huyện Yên Thế cung cấp khoảng 5 triệu con gà thịt cho dịp Tết Nguyên đán. Ông Lưu Xuân Vượng nói: “Người dân Yên Thế rất phấn khởi khi biết chủ trương này. Gà đồi đã lên ngôi. Mà thật ra là… “trả lại tên cho em” thôi, bởi chả có lý do gì mà người Hà Nội không dùng gà Yên Thế. Thứ nhất là tổng đàn lớn nhất toàn quốc, cả nước không có huyện nào có quy mô đàn gà 4,5 đến 5 triệu con. Thứ hai là chất lượng, gà đồi Yên Thế không nuôi nhốt như gà công nghiệp - chỉ thò mỗi cái đầu ra khỏi chuồng-, mà thả rông trên các đồi vải nên thịt thơm ngon nổi tiếng rồi. Thứ ba, gà Yên Thế là vật nuôi đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu”.
> Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, ông Lưu Xuân Vượng: “Bây giờ vẫn đang kẹp chì, trước kia thì theo giấy phép. Ý tưởng sau này là dán logo, nhãn hiệu trên phương tiện vận chuyển và lồng nuôi nhốt, tiến tới thì dán tem từng con. Ở Yên Thế đã có 1 vạn lượt người được dạy nuôi gà. Kể cả học cao đẳng thú y ra, cũng chỉ về học nuôi gà mà thôi. Có 19/21 xã, thị trấn đều nuôi gà đồi”.

> Anh Nguyễn Văn Thực (thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm): “Loại gà dai nhập lậu mà dân Hà Nội hay ăn kinh khủng lắm nhưng ít người để ý vì đã được sơ chế. Nếu mua cả con về, mổ ra mới thấy nội tạng của nó như bị thối hết cả”.

Dù vậy, niềm vui với người dân Yên Thế thực sự có được là sau các đợt tăng cường kiểm soát gà thải loại, nhập lậu qua biên giới suốt từ cuối năm 2012 đến nay. “Trước kia gà lậu nhiều quá nên người buôn gà cũng không thiết tha gì với gà Yên Thế. Vì lợi nhuận, lấy 1 bán 10, người ta chả dại gì mua gà Yên Thế”, ông Lưu Xuân Vượng nói. Vậy nên sau khi gà lậu bị hạn chế, người chăn nuôi trong nước đã hưởng lợi rất nhiều. Ông Nông Văn Tâm – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Yên Thế cho biết, giá gà thịt bây giờ đã tăng lên 70.000-80.000 đồng/kg, chưa kể loại gà 5-6 tháng tuổi có thể đạt 130.000 đồng/kg.
 
Dân chưa hết sợ

Việc gà thải loại, gà lậu xâm chiếm thị trường Hà Nội không chỉ khiến người tiêu dùng ở Thủ đô hoang mang, mà còn làm nông dân Yên Thế điêu đứng. Theo khảo sát tại nhiều thôn của xã Đồng Tâm – nơi tập trung nhiều đàn gà quy mô lớn, từ đầu năm 2012, người dân đa số lỗ nặng vì giá bán quá thấp so với chi phí giống và thức ăn. Ví dụ, tại thôn Tân Sỏi, có hộ sở hữu đàn gà hơn 7.000 con mà mới bắt đầu có lãi từ tháng 9 trở lại đây. Tại thôn Hồng Lạc (xã Đồng Tâm), vợ chồng anh Nguyễn Văn Thực và Nguyễn Thị Thu than vãn: “Sắp vỡ nợ, bán nhà đến nơi rồi thì gà Yên Thế mới lên ngôi. Giá có tăng nhưng chưa đủ thu hồi vốn đầu tư mấy lứa từ đầu năm đến giờ. Lỗ từ tháng 3 đến tháng 8 mới nhích lên được tí, chưa kể từ tháng 3 đổ về cũng chả ăn thua gì”.

Với 2,5ha vườn vải, gia đình anh Thực dồn hết vốn liếng cho đàn gà xấp xỉ 1.500 con thả bộ trên đồi, hàng tháng có lái buôn đến tận vườn thu mua, nhưng gà lậu ngập tràn thị trường đã khiến gà của anh và các hộ ở xã Đồng Tâm bán chậm hoặc có lúc bị ép giá xuống 30.000 đồng/kg. “Nếu tính toán thì giá phải từ 50.000 đến 52.000 đồng/kg mới hoàn vốn”, chị Nguyễn Thị Thu cho biết. Trước đây gà giống chỉ 3.000 đồng/con, giờ 15.000 đồng/ con, chưa kể các chi phí khác, nên theo anh Thực, năm 2012, gia đình đã lỗ tới gần 200 triệu đồng.

“Thông tin về việc Bắc Giang với Hà Nội mua bán gà cho nhau thì cũng biết, nói chung là thấy yên tâm hơn chút thôi. Quan trọng là sau này thực hiện ra sao, chứ gà lậu lại nhiều như trước đây thì nói thật, với giá 50.000 đến 55.000 đồng/kg kéo dài mãi, sang năm chả dám nuôi nữa đâu”, anh Nguyễn Văn Thực bày tỏ. Chị Thu thì thẳng thắn hơn: “Chả cần phối hợp này nọ, chỉ cần không có gà lậu là gà Yên Thế lúc nào cũng đắt hàng, giá cao”.

Tuy nhiên, để đảm bảo thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” không bị gà lậu hoặc các loại gà khác lợi dụng, Hà Nội và Bắc Giang vẫn đang tiến hành các bước đi cần thiết. Hình thức “bảo hộ” có thể sẽ tiến hành là kẹp chì vào lồng, gắn tem trên lồng hoặc trực tiếp lên con gà. Về vấn đề này, ông Nông Văn Tâm băn khoăn, nếu phối hợp giữa kiểm dịch Hà Nội và Bắc Giang không khéo sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển gà tới Hà Nội. “Gà lông, gà sống thì không dễ gì mà dán tem được. Thú y trên này sẽ báo cáo cơ bản về số lượng từng ngày, từng chuyến. Đến Hà Nội, các cơ quan thú y kiểm tra cần tạo điều kiện cho đi sớm. Gà sống không thể lưu kho như các loại hàng hóa khác”, ông Tâm nói.
 
Việt Nguyễn
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cẩn trọng với trào lưu 'chữa lành' đang rầm rộ hiện nay

Cẩn trọng với trào lưu 'chữa lành' đang rầm rộ hiện nay

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - 'Chữa lành' hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là healing, là thuật ngữ thể hiện các biện pháp trong việc phục hồi sức khỏe, cảm xúc, tâm lý, tình cảm con người. Thuật ngữ này ngày càng phổ biến và trở thành trào lưu trong vài năm trở lại đây.

Nữ sinh 20 tuổi, quê Vĩnh Phúc, kiếm thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng

Nữ sinh 20 tuổi, quê Vĩnh Phúc, kiếm thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng

Giáo dục - 5 phút trước

Khởi nghiệp từ năm lớp 7, đến nay, Lê Thị Minh Tuyết có thu nhập đạt con số hơn 100 triệu đồng/tháng dù cô mới chỉ là sinh viên năm hai.

Điệp khúc thời tiết khiến người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm trong ngày hôm nay

Điệp khúc thời tiết khiến người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm trong ngày hôm nay

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa to ở nhiều nơi và có thể xảy ra bất chợt. Lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, có nơi trên 100m. Cần đề phòng hiện tượng ngập úng và sạt lở đất có thể xảy ra.

Tin sáng 9/5: Lộ địa điểm đắt đỏ tổ chức lễ đính hôn của Midu; Nắng nóng sẽ quay lại miền Bắc vào ngày nào?

Tin sáng 9/5: Lộ địa điểm đắt đỏ tổ chức lễ đính hôn của Midu; Nắng nóng sẽ quay lại miền Bắc vào ngày nào?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Lễ đính hôn riêng tư của Midu và chồng thiếu gia là một resort có không gian lãng mạn tại Đà Lạt; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định về thời tiết nhiều ngày tới...

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Giáo dục - 2 giờ trước

Bộ trưởng GD&ĐT đã ký quyết định công nhận Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Đức Sơn.

Bộ Công an đề xuất quy định liên quan đấu giá biển số xe

Bộ Công an đề xuất quy định liên quan đấu giá biển số xe

Đời sống - 2 giờ trước

Bộ Công an đề xuất số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá và chi phí khác, được nộp vào ngân sách.

Sau tiếng nổ lớn, quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội

Sau tiếng nổ lớn, quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội

Thời sự - 3 giờ trước

Sau tiếng nổ lớn, một quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội, nhiều người hốt hoảng chạy thoát thân.

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 11 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 11 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 11 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Top