Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người chuyên may trang phục chính khách

Chủ nhật, 08:06 13/06/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Gần 90 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Tiến Thành - người được tôn vinh là "đệ nhất kéo thủ" Hà thành - mới thôi làm nghề may.

Từng có thời, hầu hết các bộ trang phục của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều một tay cụ may nên. Nhiều chính khách quốc tế cũng tìm đến cụ may quần áo. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà một người làm nghề như cụ may mắn có được.
 
13 tuổi đã biết may

Nhớ nghề, thi thoảng cụ Thành vẫn cầm kéo tự cắt may quần áo cho mình.

 
Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Tiến Thành sau một trận mưa rào như trút nước. Con phố Phùng Hưng - Hà Nội vốn dĩ đã trầm buồn, sau mưa như lại càng trầm lắng hơn. Rất may là chúng tôi đã không phải mất nhiều thời gian để tìm ra nhà ông, bởi ở con phố này trừ những người quá trẻ hoặc mới chuyển đến còn ra ai cũng biết danh cụ Thành "thợ may".

Dù đã qua tuổi 90 nhưng cụ Thành vẫn hồng hào và tinh anh, mẫn tiệp đến lạ thường. Từ cách nói năng, ăn mặc cho đến cách đón khách... của cụ đều thể hiện rõ nét thanh lịch, hào hoa của một thế hệ người Tràng An. Duy chỉ có đôi tai lãng đãng nên câu chuyện của chúng tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của cô con gái thứ năm của cụ.

Cụ Thành sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thồng làm nghề may ở làng Vạn, Đại Bàng, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bố cụ là một thợ may áo dài nữ có tiếng của đất quan họ. Do nhà nghèo nên mới 10 tuổi, cụ Thành buộc phải nghỉ học để theo bố học nghề may. Vừa lúc đủ biết cách cầm kéo và cắt may thì bố cụ qua đời. Nối nghiệp bố, cụ Thành tiếp tục làm thợ may chính của tiệm nhưng được 3 năm thì nghỉ vì thấy nghề "may ta" không có tương lai.

Một mình khăn gói lên Lạng Sơn tìm thầy học nghề "may Tây", cụ Thành không ngờ cái duyên nợ với nghề "may Tây" bắt đầu từ đó. "Thời đó tôi học may Tây sáng dạ lắm. Thầy chỉ cần dạy qua là tôi đã có thể thực hành thuần thục. Chỉ học có hơn 2 năm là tôi đã tự cắt, tự may được" - cụ Thành nói.

Trước sự sáng dạ và chăm chỉ của cậu học trò, ông thầy đã không ngần ngại gả luôn cô con gái xinh đẹp của mình cho cụ như một cách "giữ chân" học trò ở lại với đất phố Chợ (Lạng Sơn). Năm 1946, cụ Thành về Hà Nội mở tiệm may ở 56 Nhà Thương Khách (nay là phố Hòe Nhai). Làm ở đó một thời gian thì cụ chuyển tiệm may về số 48 Lê Thái Tổ. Những đường may tinh tế, có phong cách riêng và một thái độ làm việc hết sức nhã nhặn đã khiến thương hiệu may Tiến Thành sớm trở nên nổi tiếng. Không chỉ người Hà Nội mà ngay cả người Pháp cũng tìm đến tiệm may của cụ như một địa chỉ tin cậy.

"Được cái tôi rất chiều khách nên họ mến lắm, giá nào tôi cũng làm. Có lẽ vì thế mà thời đó ở Hà Nội có khá nhiều tiệm may nhưng người ta toàn tìm đến nhà tôi để may quần áo. Được khoảng 1 năm thì thương hiệu của tôi vượt xa những thương hiệu khác" - cụ Thành cho biết.

Mặc dù đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của đất Hà thành nhưng cụ vẫn không thể ngờ có một ngày cụ được "bén duyên" với các chính khách. Và người đầu tiên đặt cụ may chính là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Lê Thanh Nghị. Cụ Thành còn nhớ, vào một ngày đẹp trời, có một vị khách người tầm thước, tác phong đĩnh đạc đến may quần áo. Vì không biết đó là ai nên cụ vẫn đo may bình thường. Cho tới khi bộ vest được may xong, vị khách đến mặc thử thấy rất hài lòng nên đặt may thêm một số bộ quần áo rét thì cụ Thành mới biết đó là Bộ trưởng Lê Thanh Nghị.
Được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng quý như người nhà

Cụ Thành (thứ hai từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một lần được Thủ tướng mời đến tư gia chơi.

 
Từ đó rất nhiều vị lãnh đạo đã nhờ cụ may đo. Tiếp xúc nhiều, may nhiều quần áo cho các vị chính khách nên lâu dần cụ Thành "nằm lòng" sở thích, cá tính của từng người. "Đối với tôi, điều quan trọng nhất để có được những bộ trang phục vừa ý cho các đồng chí lãnh đạo đó là hiểu được sở thích của từng người. Có lẽ vì thế mà vị lãnh đạo nào cũng hài lòng khi mặc quần áo do tôi may" - cụ Thành cho hay.

Cụ Thành cho biết, trong số những vị chính khách thì cẩn thận nhất có lẽ vẫn là cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Cụ Thành còn nhớ, Tổng Bí thư Trường Chinh rất thích mặc đồ rộng rãi, thoải mái nên cụ rất cân nhắc khi cắt may. Hầu hết các lần may quần áo cho Tổng Bí thư Trường Chinh là đều do đích thân cụ vào tận Văn phòng để lấy số đo nhưng sau này khi đã trở nên thân quen thì Tổng Bí thư lại thích ra cửa hàng.

Ngoài Tổng Bí thư Trường Chinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng là “khách hàng” của cụ. Thủ tướng thường thích mặc quần áo kiểu đại cán, cổ đứng. Do may khéo nên bộ nào may xong cụ Thành cũng được Thủ tướng khen ngợi. Đến nỗi lâu dần Thủ tướng quý cụ như người nhà. Nhiều lần cụ Thành được Thủ tướng mời cả gia đình vào tư gia chơi rồi tặng quà cho từng thành viên.

Tuy nhiên, kỷ niệm đáng nhớ nhất với cụ Thành đó là lần may quần áo cho đồng chí Lê Đức Thọ. Cụ Thành kể, năm 1968, trước ngày sang Pháp đàm phán tại Hội nghị Paris, đồng chí Lê Đức Thọ đã tìm đến cụ Thành đặt may gấp 3 bộ comple. Cụ cố gắng may ngày may đêm cho kịp. Sau khi may xong, đồng chí Lê Đức Thọ vừa ướm quần áo vào thì phu nhân của đồng chí đã thốt lên: "Chưa bao giờ ông ấy mặc quần áo đẹp được như thế". 

Không chỉ phục vụ lãnh đạo trong nước, cụ Thành còn vinh dự cắt may cho các nhà lãnh đạo nước ngoài lúc họ tới thăm Việt Nam. Kỷ niệm về cái ngày cụ lên tận khách sạn ở Tây Hồ để đo và cắt may cho Quốc vương Campuchia Sihanuc như vẫn còn rất rõ. Ngày ấy, sau khi mặc bộ vest và bộ đại cán do cụ may, ngài Sihanuc rất vui. Ngài Sihanuc đã lấy ngay 1 hộp bút máy, một đĩa ghi sách đường mòn Hồ Chí Minh và một cái khăn trải bàn rất đẹp ra tặng cụ Thành như một phần thưởng cho người có "bàn tay vàng".

Năm 1970, cụ Nguyễn Tiến Thành được phong là nghệ nhân may đầu tiên của Việt Nam và đến tận lúc 87 tuổi cụ mới thôi làm nghề. Tiệm may xưa của cụ nay đã được người con trai duy nhất là NS Tiến Đạt tiếp quản. Thi thoảng, cụ vẫn nhờ con cháu chở ra tiệm may của con trai để chỉ dạy thêm cho các lớp thợ trẻ như một cách truyền lửa giữ nghề.
 

Cây kéo được cụ Thành đặt mua từ Pháp gắn với cụ trong 70 năm làm nghề.

Ngày ấy may tay là chủ yếu vì máy móc rất hiếm. Cả tiệm may của cụ Thành chỉ có đúng 3 chiếc máy may cùng một cây kéo cụ phải đặt mua tận Pháp. Chiếc kéo đó bây giờ là vật kỷ niệm duy nhất còn lại được cụ giữ gìn cẩn thận như một báu vật của một đời làm thợ may. Thi thoảng, cụ lại mang kéo ra ngắm để hồi ức về một thời xa xăm.

 
Hà Tùng Long
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 4 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 4 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 4 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 4 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top