Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam sinh lớp 12 'bắt bệnh' nền giáo dục

Thứ ba, 08:10 23/04/2013 | Xã hội

Sau khi cho rằng chỉ cần học đến lớp 9 là đủ, nam sinh hùng biện: "Đừng bỏ tiền ra và mất 10 năm để mua một cái giấy thông hành mà chính mỗi người phải được đào tạo để trở thành người lái tàu cho chính cuộc đời mình".

Những ngày qua, video "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" trở thành đề tài gây tranh cãi trên mạng. Trong hơn một tiếng, nam sinh tự giới thiệu học lớp 12 đã phân tích nhiều vấn đề của ngành giáo dục như ôm đồm, nặng về ứng thí, thành tích, giáo viên chưa làm tốt nhiệm vụ...

Với giọng nói có điểm nhấn, lưu loát, nam sinh cho rằng, không có gì gọi là mới mẻ khi than vãn kiến thức thừa ở THPT hiện nay. "Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phát triển theo cùng một hướng giống nhau? Phải chăng chúng ta đang quy quá nhiều kiến thức vào hai chữ 'cơ bản'?", nam sinh đặt câu hỏi và tự trả lời: "Nếu có người hỏi tôi kiến thức học đến lớp mấy là đủ, tôi trả lời là lớp 9, vì tôi tin rằng tuổi 14, 15 xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình".

Cậu giải thích, có người muốn làm lập trình viên, đầu bếp nhà hàng, giám đốc ngân hàng, thiết kế thời trang, thậm chí Bộ trưởng Giáo dục, đâu phải nghề nào cũng cần biết đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư vật lý liệu có cần phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn? Một nhà văn có cần biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học? "Tôi không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT".

Nam sinh lớp 12 'bắt bệnh' nền giáo dục 1
  Nam sinh trong clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng". Ảnh cắt từ clip.

Theo nam sinh này, đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết. Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì? Kiến thức chỉ có ích khi áp dụng vào thực tiễn, dù là lao động trí óc hay chân tay. Học phải đi đôi với hành, có hành mới có hứng...

"Đến giờ tôi nhớ, không có một giáo viên nào đề cập được mục đích thực dụng của môn học đó. Họ chỉ nói hãy học đi, phải học tiếp mới chọn được con đường cho mình", cậu nói và cho rằng, trong cộng đồng đều có người giỏi ở lĩnh vực này, người khá ở lĩnh vực kia và không cần đến một thế hệ biết đầy đủ mọi thứ, chỉ cần cộng hưởng với nhau để cùng phát triển một cách tốt nhất. Khi vào đại học, những trường khác nhau học kiến thức khác nhau, kiến thức cấp 3 dần trở nên vô nghĩa.

Một hiện thực, mục đích cao cả của việc học là trang bị năng lượng sống đang bị biến dạng thành một mục tiêu khác là học để thi, để kiểm tra, để không bị tách rời số đông, học để được an toàn, học để có một cái bằng, để người ta nhìn mình với con mắt bao dung hơn.

Rồi cậu nhấn mạnh: "Giáo dục chính là bản thân cuộc sống. Học là để phục vụ nhu cầu cuộc sống, học là để trở thành người có văn hóa, học những thứ cần thiết và có ích cho hiện tại, tương lai, không học những thứ vô ích chỉ giúp chúng ta sở hữu những tờ giấy vô dụng. Đừng bỏ tiền ra và mất 10 năm để mua một cái giấy thông hành mà chính mỗi người phải được đào tạo để trở thành người lái tàu cho chính cuộc đời mình".

Xem clip trên, một chuyên gia giáo dục cho rằng, nội dung mà nam sinh đề cập không mới so với nhiều ý kiến đóng góp trước đó. Bên cạnh những phân tích đúng đắn, nhiều vấn đề còn nhìn hời hợt, thiếu sự cân đối.

Về giáo dục toàn diện, người này đặt câu hỏi "Sao lại bắt ai cũng phải học giống ai"? Nhưng theo chuyên gia này, giáo dục toàn diện đang bình quân chủ nghĩa, chưa phát huy được năng lực từng người, còn chương trình phổ thông cung cấp cho học sinh có đủ phông văn hóa để tiếp tục học những kiến thức chuyên sâu.

Đồng quan điểm, nguyên Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào bày tỏ, nền giáo dục hiện nay có rất nhiều vấn đề và các chuyên gia đã nói trong các cuộc họp. Tuy nhiên, nếu chỉ học hết lớp 9 thì kiến thức phổ thông sẽ thiếu hụt rất nhiều, nền giáo dục sẽ trở nên què quặt và học sinh không đủ phông văn hóa cần thiết. Việc đổi mới nền giáo dục cũng cần làm từng bước bởi giáo dục không tách rời mà gắn liền với nền kinh tế, xã hội của đất nước.

"Em học sinh đã nói được rất nhiều điểm đúng nhưng nhiều vấn đề còn thiếu tính xây dựng. Các em có thể đặt mình vào vị trí tòa án nhưng ý kiến phải góp phần cải tạo chứ không được thiếu tính xây dựng và khiến những người làm giáo dục bị xúc phạm", vị Vụ trưởng từng từ chức để phản đối chương trình sách giáo khoa mới của Bộ GD&ĐT năm 2002 nói.

Còn thầy giáo Văn Như Cương nhận định, nội dung được trình bày trong clip cơ bản đúng nhưng một số nhận định còn hơi quá. Cụ thể, nền giáo dục ứng thí đúng là chưa giúp ích nhiều cho cuộc sống, một số kiến thức chưa thực sự có ích với mỗi cá nhân nhưng không nên nhìn nhận theo hướng cực đoan. Ở môn toán, định lý Pytago dường như không ứng dụng trong thực tế, nhưng nó lại giúp học sinh rèn luyện tư duy toán học, có ích rất nhiều đối với người lãnh đạo, quản lý.

"Nếu nói rằng những kiến thức toán học là không cần thiết, và không cần học môn toán nữa vì mọi người có thể dùng máy tính để thay thế?", PGS Toán học nói và phán đoán, dường như clip trên không phải là sản phẩm của một người, nhất là một học sinh lớp 12 mà có thể là ý kiến của một nhóm người.

Mặc dù vậy, thầy và một số chuyên gia cũng đồng quan điểm nam sinh trên đã có bài thuyết trình nêu bật những điểm chưa được của nền giáo dục. Tuy nhiên, học sinh này chỉ thiên về chê mà không hiến kế. Một nhà giáo cho rằng, nam sinh này nên góp ý thẳng thắn với Bộ Giáo dục trên các diễn đàn, hội nghị. Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới chương trình sách giáo khoa cũng đang tiếp nhận ý kiến của người dân để hoàn thiện đề án.
 
Theo VnExpress
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Trên đường chở bạn bằng xe mô tô về thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh), xe của T.T.T bất ngờ đâm vào dải phân cách cứng dẫn đến cả 2 bị thương, vong.

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Hiện trên địa bàn TP còn có 11 điểm khi xảy ra mua lớn từ lưu lượng 50mm/h đến 70mm/h sẽ xảy ra ngập úng, 19 điểm úng ngập khi mưa lớn từ 100mm/h trở lên gây quá tải hệ thống thoát nước.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi làm 6 người thiệt mạng ở Đồng Nai, cơ quan chức năng cung cấp thêm thông tin mới nhất về vụ việc.

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Pháp luật - 9 giờ trước

Hiền bị truy nã về tội: "Hiếp dâm trẻ em" và bị công an bắt giữ sau 12 năm lẩn trốn.

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục - 10 giờ trước

Xuất thân gia đình nhà nông, phải vay tiền theo đuổi giấc mơ đại học, Trần Thế Dương tốt nghiệp điểm GPA cao nhất, tốt nghiệp sớm Đại học Bách khoa Hà Nội 2024.

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, Luật Đất đai 2024 quy định khá rõ về căn cứ, điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở. Đây được xem là những thông tin quan trọng, thiết thực mà mọi người dân nên biết và tận dụng.

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Tận dụng sự hiểu biết về công nghệ thông tin, Hưng lập nhiều trang web, biến đó thành một dạng “sàn” giới thiệu các cô gái hành nghề mại dâm.

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025. Điểm chú ý, Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi cao nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 10/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Top