Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Loay hoay” giao thông Hà Nội

Thứ tư, 08:34 15/02/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Một Hà Nội "nguyên sơ" như trước ngày 1/2 tái hiện khi sinh viên, người lao động các tỉnh lại trở lại học tập, mưu sinh.

Nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều ở nội đô là một gánh nặng cho giao thông. Ảnh: Việt Nguyễn
Đã nửa tháng sau khi Quyết định số 315 của UBND TP Hà Nội về điều chỉnh giờ học, giờ làm có hiệu lực, những "điểm đen" giao thông Ô Chợ Dừa, tuyến Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Trường Chinh… vẫn chưa được cải thiện. Một Hà Nội "nguyên sơ" như trước ngày 1/2/2012 tái hiện khi mà sinh viên, người lao động các tỉnh lại trở lại học tập, mưu sinh. Cuộc sống người dân đảo lộn, từ ngày 13/2, Hà Nội "vi chỉnh" Quyết định 315 một lần nữa.
 
Dễ như chỉnh giờ
 
Sau vài ngày chủ trương thay đổi giờ học, giờ làm được thực hiện tại 10 quận nội thành và 2 huyện, dân thủ đô đối mặt với nhiều bất cập nảy sinh khi giờ giấc đảo lộn. Cuộc họp tại Sở GTVT Hà Nội hôm 6/2 được hâm nóng bởi nhiều ý kiến của đại diện các trường về sự bất hợp lý khi ca chiều của học sinh khối THPT trở lên phải kết thúc sau19h và càng "gay cấn" hơn khi đại diện phòng CSGT - Công an TP Hà Nội cho biết có nhiều điểm ùn tắc mới phát sinh. Đến ngày 8/2, UBND TP Hà Nội đồng ý đề nghị của Sở GD&ĐT điều chỉnh thời gian kết thúc giờ học buổi chiều của khối các trường THPT sau 18h. Công văn số 861/UBND-GT có điểm đáng lưu ý: Giao Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường học mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT thực hiện điều chỉnh giờ học tập theo quy định một cách linh hoạt với mục tiêu giãn mật độ giao thông trong giờ cao điểm. Sự "linh hoạt" ở đây đã khiến các bậc phụ huynh, học sinh có thể thở phào.
 
Về ùn tắc giao thông, sau gần 2 tuần đổi giờ học, giờ làm, đường phố Thủ đô chưa có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là khi chưa có một thước đo nào chính xác để đánh giá hiệu quả của giải pháp này. các tuyến Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn, Ô Chợ Dừa, Trường Chinh..., tình trạng ùn tắc cục bộ tái diễn vào tầm 17h30 đến 18h30. Thậm chí, phố Nguyễn Thái Học - đoạn kéo dài đến giao cắt với phố Lê Duẩn - vào khoảng 18h ngày 13/2 cũng kẹt cứng phương tiện, đầu Đê La Thành - đoạn giao với Giảng Võ, Láng Hạ - mới 17h cũng ùn ứ nghiêm trọng.
 
Những điểm đen "mềm" về giao thông này sẽ có chút ít biến chuyển (đỡ tắc hoặc tắc thêm) sau mỗi lần các ngành chức năng Hà Nội triển khai một số biện pháp như phân làn, phân luồng, bịt ngã tư hay điều chỉnh giờ học, giờ làm của người tham gia giao thông... Ngoài việc đẩy giờ tan ca chiều của học sinh THPT từ 19h lên 18h, ngày 13/2, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi các sở, ngành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố, chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số giải pháp như cấm phương tiện xe tải (tải trọng toàn bộ trên 1 tấn) trên đường vành đai 2 và một số tuyến trọng điểm từ 6h đến 21h hàng ngày, cấm xe chở khách du dịch từ 45 chỗ ngồi trở lên hoạt động trong giờ cao điểm (từ 6h00 đến 9h00 và từ 16h30 đến 19h30 hàng ngày) trong khu vực từ đường vành đai 3 trở vào, xử lý nghiêm các trường hợp dừng, đỗ sai quy định, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè...
 
Nhưng, với những tòa cao ốc đã lừng lững đứng giữa nội đô, những tòa cao ốc sắp mọc lên, thì việc điều chỉnh không hề đơn giản như ra một văn bản chỉ đạo. Và những điểm đen "cứng" này lại góp phần lớn trong sự gia tăng dân số cơ học, gây áp lực nặng nề cho giao thông Thủ đô.
 
Khó "với" như... cao ốc
 
Phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình) tương lai sẽ có một cao ốc mới với cái tên khá "sang" - Tòa nhà hỗn hợp cao tầng VK.Tower, tại số 168. Đề xuất dự án này của chủ đầu tư là Công ty TNHH đầu tư Giảng Võ được UBND TP Hà Nội chấp thuận hồi tháng 10/2011. Đáng nói là, kế bên địa chỉ 168 Ngọc Khánh từ lâu đã hiện diện 2 tòa nhà văn phòng, chung cư và nhiều cửa hàng, trung tâm giao dịch. Dọc tuyến đường Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) thì tình trạng ùn tắc nghiêm trọng ít khi xuất hiện, nhưng mật độ giao thông vào giờ cao điểm cũng không hề thấp, đặc biệt vị trí này lại cách không xa những điểm "nóng" như chợ Đồng Xuân, chợ Long Biên, ga tàu, điểm trung chuyển xe buýt Long Biên... Trong khi đó, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi 3.557 m2 đất tại số 210 phố Trần Quang Khải và số 17 phố Tôn Đản (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) để một chủ đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà làm việc và văn phòng cho thuê hiện đại hạng A. Cũng tại quận trung tâm này, khu đất tại 25 Trần Khánh Dư đang được xin xây dựng công trình cao tầng. Hàng loạt những điểm đen "cứng" khác đã và sẽ tiếp tục đẩy giao thông Hà Nội vào bế tắc.
 
Các đại biểu HĐND TP Hà Nội trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 3 từng đề cập đến sự gia tăng dân số cơ học ở khu vực nội đô mà "thủ phạm" chính là những tòa nhà cao tầng được xây dựng trong khu vực trung tâm. Nói một cách khác, trong khi Hà Nội liên tục thực hiện nhiều giải pháp để giảm áp lực giao thông như bịt một số ngã tư, phân làn, đổi giờ... thì việc cho phép những cao ốc mới mọc lên trong nội đô lại là sự lệch pha so với những nỗ lực mà chính quyền đang hướng đến. Để thoát khỏi sự "loay hoay" với bài toán khó mang tên giao thông, Hà Nội cần nhìn ra gốc rễ vấn đề, bức tranh tổng thể, "ma trận giao thông" (lời nguyên KTS trưởng Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm)...
 
"Một tòa nhà cao 28 tầng mọc thêm ở con phố nhỏ như Ngọc Khánh đương nhiên gây nên sức ép giao thông rất lớn. Kết cấu hạ tầng khi thiết kế nó phải đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân ở khu vực đó và khách vãng lai, khi số lượng này tăng lên, giao thông vẫn chỉ có ngần ấy diện tích, rồi điện nước, tiện ích công cộng và các nhu cầu khác vẫn vậy, thì sẽ xuất hiện tình trạng mất thăng bằng giữa cung và cầu, hậu quả không chỉ dành cho vấn đề giao thông. Nhà cao tầng như một con phố dựng đứng, khi tăng chiều cao phải giảm về diện rộng (giảm mật độ dân số ở diện rộng - PV), nhưng hiện nay diện rộng giữ nguyên và chiều cao vẫn tăng, là nguyên nhân gây nên những áp lực giao thông và nhiều lĩnh vực khác".
 
PGS. TS. Kiến trúc sư Trần Trọng Hanh - Ủy viên thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam
 
Việt Nguyễn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 47 phút trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip đánh ghen khiến cộng đồng xôn xao. Theo chuyên gia pháp lý, đây là hành vi vi phạm pháp luật, những người tham gia đánh ghen rất dễ dính vào vào lao lý.

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT khi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định lần đầu phải trả phí dịch vụ lập hồ sơ kiểm định cho đơn vị đăng kiểm.

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Thời sự - 4 giờ trước

Tại hiện trường vụ sạt lở, đồi núi bị đào xới nham nhở, quần áo, vật dụng của các nạn nhân nằm vương vãi khắp nơi.

Top