Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lênh đênh đời ngư phủ (2): Sinh vì nghiệp, tử với nghề

Thứ tư, 16:01 24/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Có những chuyến ra khơi nặng đầy tôm cá nhưng cũng có những chuyến đi nhuốm màu tang tóc, đau thương.

 
Lênh đênh đời ngư phủ (2): Sinh vì nghiệp, tử với nghề 1

Sau tai nạn trên biển, ông Chức may mắn thoát chết, nhưng cơ thể ông giờ đây chằng chịt sẹo. Ảnh: QT

Biển khơi luôn là một ẩn số mà không phải bất cứ ai cũng có thể giải mã nổi, đặc biệt là những bất trắc, phía trước. Rất nhiều những cuộc ra đi không hẹn ngày gặp lại để người trên bờ đau đáu chờ mong.

Chín người đi, 4 người không về

“Nghề đi biển ngấm vào máu rồi. Bây giờ, không đi biển thì làm gì kiếm sống? Ở mảnh đất toàn cát này, ngoài đi biển ra dân tôi còn trồng lúa. Mỗi năm hai vụ. Một sào chưa được 2 tạ thóc. Lấy gì mà ăn? Biển dữ dội thật đấy, nghề đi biển nguy hiểm thật đấy, nhưng nếu thuận buồn xuôi gió, nghề này còn có thể nuôi sống cả gia đình 5 miệng ăn của tôi”.

Ông Hoàng Văn Chức, (Ngư dân xã Hải Ninh, Tĩnh Gia)

Ông Hoàng Văn Chức ở Hải Ninh (Tĩnh Gia) đến bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại tai nạn kinh hoàng trên biển hồi đầu năm nay. Lần đó, trong số 9 người lên thuyền ông Chức ra khơi, 4 người mãi mãi không trở về, những người còn lại hầu hết đều bị thương tật nặng nề. Ông Chức nhớ lại: “Khoảng 7 giờ tối, mấy anh em chúng tôi mới ăn cơm xong, đang ngồi trên boong tàu nghỉ ngơi uống nước thì có một tiếng nổ vang trời phát ra từ trong khoang lái. Tôi bị hất xuống nước rồi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm ở trên giường bệnh viện. Thật khủng khiếp, 4 anh em đã không còn”.

Trong cái vụ nổ định mệnh đó, đau lớn nhất là gia đình ông Phạm Văn Hồ. Cả ông Hồ và 2 con trai đã mất tích sau vụ nổ. Mãi sau, người ta mới tìm thấy một nửa thi thể ông Hồ, một bộ phận tử thi dính trong ống quần được xác định của con trai ông Hồ là anh Phạm Văn Hoài.

Ông Chức may mắn sống sót nhưng trên khắp cơ thể chằng chịt sẹo, đặc biệt ở mông, cánh tay và phần đầu bên phải. Từ chuyến đi định mệnh đầu năm đến nay, ông không còn đủ tự tin để bước lên thuyền nữa.

Thật ra, trong chuyến đi đau đớn đó, ông Chức chỉ là người làm thuê. Ông ngậm ngùi bảo, mỗi chuyến lênh đênh trên biển kéo dài cả tuần lễ, có tháng đi biền biệt, hết chuyến này đến chuyến khác, nhưng thu nhập cũng chỉ vài ba triệu bạc. “Tính công theo sản phẩm, có tháng được 5 triệu, nhưng cũng có những lúc phải bù lỗ. Tính trung bình chỉ được vài ba triệu/tháng”, ông Chức nói. Hơn 30 năm đi biển làm thuê, ông Chức bảo chẳng thể nhớ hết những tai nạn trên biển mà mình phải hứng chịu. Ông kể: “Năm 2007, trong trận bão tôi cũng bị sóng đánh chìm tàu, rồi trôi dạt vào bờ, may mà ngư dân gần đó cứu được, một số người khác không được may mắn như tôi”. Lão ngư này chưa quên được trường hợp anh Hường trong lúc kéo lưới bị rắn biển cắn trúng cổ tay, cả thuyền tức tốc vào bờ nhưng anh Hường đã ra đi mãi mãi...

Đối mặt tàu lạ

Đời đi biển vui có, buồn có. Mọi khó khăn mà ngư dân gặp phải ngoài biển khơi, kể cả việc phải đánh đổi cả tính mạng, họ vẫn cười xòa. Khi chúng tôi hỏi: “Có bao giờ các anh gặp tàu lạ không? Nếu gặp thì sao?”. Thuyền trưởng Nguyễn Hải Chính, người có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ thuộc hàng “lão làng” ở vùng biển Lạch Bạng, Tĩnh Gia, lặng im nhìn xa xăm ra biển hồi lâu rồi nói: “Có chứ, nhưng sợ gì chú, lãnh thổ của mình, mình khai thác. Nếu chúng đuổi mình bỏ chạy thì lần sau mình không còn trở lại biển được nữa”.

Ngồi bên cạnh lão ngư Nguyễn Hải Chính là anh Trịnh Bá Hoài (30 tuổi), thuộc lớp ngư phủ trẻ. Hoài kể, có lần tàu anh đang đánh bắt ở vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ thì bị tàu Trung Quốc áp đến xua đuổi. Các tàu này cắt bộ đàm, lấy sạch số hải sản mà cả ngư đội đánh được mấy ngày qua. Anh Hoài nói: “Ngay lúc chúng ngắt bộ đàm, anh em hoang mang lắm. Không biết hôm nay chúng cắt bộ đàm, trấn lột hải sản, ngày mai chúng sẽ làm gì nữa đây. Nhưng rồi nghĩ lại thấy chẳng việc gì mình phải sợ. Ít hôm sau, chúng tôi lại ra khơi”.

Mới tháng 3 vừa rồi, tàu cá mang biển kiểm soát TH90599TS, của thuyền trưởng Hoàng Văn Thảo, hành nghề câu mành ra khơi khai thác hải sản. Hồi 5 giờ 30 ngày 10/3, tàu của ông Thảo đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam thì bị tàu cá Trung Quốc đâm. Sau va chạm, tàu của ông Thảo bị đắm. Ông Chính bức xúc: “Đã đến lúc, những người đánh cá xa bờ phải liên kết lại với nhau thành một ngư đội ngoài khơi. Đoàn kết để có “đất” làm ăn, để góp phần bảo vệ chủ quyền biển. Với ngư dân, biển chẳng khác gì nhà”.

Đã 60 tuổi đời, giờ đây ông Chính không còn đi biển thường xuyên. Thỉnh thoảng ông lên thuyền cùng con cháu cho đỡ nhớ biển. Ông bảo “Phải tìm cách bảo vệ nhau, chứ không được phép sợ hãi. Nếu gặp sự gây hấn của “tàu lạ” thì khi đó không còn vấn đề cá nhân nữa, tài sản cần bảo vệ nhất trên tàu chính là lá cờ Tổ quốc”!

Nỗi nhớ biển

Miền quê nghèo này, hết lớp người này đến lớp người khác thay nhau bám biển. Cuộc sống tuy còn khốn khó nhưng ít người rời bỏ biển mà đi làm nghề khác. Đã bước qua sườn kia của cuộc đời nhưng ông Chính và những lão ngư khác vẫn chưa thôi nhớ nhung biển cả.

Ông Chính cho biết: “Tai nạn trên biển kể sao cho hết. Sau những trận lốc xoáy hay những lần không vớt được mẻ cá nào lại phải bù tiền dầu hàng chục triệu đồng, đã nghĩ đến chuyện không trở lại với biển nữa. Nhưng rồi, khi về nghỉ dăm bữa nửa tháng lại thấy nhớ biển, nhớ sóng ghê gớm. Không đi không chịu được, thế là lại ra khơi”. Tuổi ngày càng cao, sức lực đã hao mòn không cho phép là người đứng đầu con thuyền rẽ sóng ra khơi, ông nhường “chức” thuyền trưởng cho con trai và nghỉ ở nhà, nhưng trong những giấc ngủ chập chờn trong căn nhà bên chân sóng, lòng ông lại bồng bềnh nhớ biển. Những lúc không chịu nổi, ông lại lên tàu cùng con cháu ra với biển Đông.

Cũng lớn lên từ biển và gắn bó với những chuyến đi xa, anh Hoài cho biết nghiệp đi biển đối với anh như một truyền thống. “Đợt bị “tàu lạ” uy hiếp, vợ khuyên không nên đi biển nữa. Nhưng sau một thời gian ngắn làm phụ hồ, làm ruộng, việc gì cũng lóng ngóng, trầy trật không đâu vào đâu, chính vợ mình lại bảo, anh sinh ra chỉ để đi biển thôi”. Ước mơ của vợ chồng Hoài là sẽ góp tiền chung vốn đóng thuyền lớn để đánh bắt xa bờ. “Chỉ có làm chủ thuyền mới có thu nhập, chứ làm thuê trên biển thu nhập cũng phập phù lắm. Tuy biết việc chung vốn mua thuyền gặp khá nhiều rủi ro. Nhưng phải cố lên thôi. Đời cha, đời ông nghèo khổ rồi, đời mình phải thay đổi”, Hoài tâm sự.
Quang Thành
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 7 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 8 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 8 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 8 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top