Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lay lắt những phận đời “ma ám”

Thứ bảy, 04:46 08/08/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Căn bệnh quái ác đã cướp đi sự lành lặn trên cơ thể và để lại cho bệnh nhân phong nhiều nỗi đau đớn, xót xa. Bị gia đình bỏ bê, nhiều người từ khi vào viện đến khi lìa xa cõi đời, sống lay lắt qua ngày trong nỗi cô đơn và buồn tủi…

 

Ông Hoàng Văn Thỏa sống cô đơn những ngày cuối đời. 	Ảnh: P.B
Ông Hoàng Văn Thỏa sống cô đơn những ngày cuối đời. Ảnh: P.B

 

“Bố mẹ đưa tôi vào đây rồi không quay lại nữa”

Nằm sâu trong Bệnh viện Phong – Da liễu Bắc Ninh, những cơn mưa như trút nước càng khiến cho Trại phong Quả Cảm thêm ảm đạm. Bước chân vào đây, nhìn những bệnh nhân phong ngồi bất động hoặc nhúc nhắc di chuyển, tôi cảm tưởng như những cái bóng di động. Khuôn mặt họ không nụ cười, không cảm xúc, nhiều người không quan tâm những gì đang diễn ra xung quanh mình.

Nằm biệt lập sau những quả đồi thuộc xã Hòa Long (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), bao năm qua, Trại phong Quả Cảm như là ngôi nhà thứ hai cưu mang những phận đời không lành lặn. Bên trong mỗi căn phòng rộng chừng 10m2 là những cái bóng cứ lầm lũi với thân thể tàn tạ, từng lớp da thịt trên người thâm tím, tróc vảy khiến những ai chứng kiến cũng phải rùng mình.

Giơ đôi bàn tay cụt cả 10 ngón, ông Hoàng Văn Thỏa (77 tuổi, quê ở xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho biết, ông bị bệnh phong từ khi còn rất nhỏ. “Tôi không nhớ lắm về ký ức ngày xưa nhưng thời đó, ai bị bệnh phong đều bị làng xã xua đuổi. Khi được 9 tuổi, bố mẹ đưa tôi vào đây và rồi họ không quay trở lại nữa”, ông Thỏa nở nụ cười chua chát.

Gần 70 năm sống trong trại phong, từ tuổi thơ cho đến tuổi già của ông Thỏa không biết đến người thân, anh em, họ hàng thân thích. Ngày qua ngày, ông quanh quẩn trong “ngôi nhà chung” này với những người bạn - là các bệnh nhân phong đang sống ở đây. Nhìn xa xăm qua cửa sổ, giọng ông như chùng xuống: “Chắc chắn rồi cũng chết già trong này. Cuộc sống như tôi chẳng có gì để kể cả. Nhiều khi nhớ quê hương, muốn về thăm mà không dám, không đủ tự tin”.

Chia tay ông Thỏa, tôi sang phòng bên cạnh trò chuyện với ông Lê Văn Bang (74 tuổi, quê ở huyện miền núi Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Mặc dù bị bệnh tật dày vò nhưng ông Bang là một trong những người ở trại phong này nhìn “có sức sống” nhất. Ông vẫn còn giữ được sự tỉnh táo, hoạt bát nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương, muốn được nhìn mặt con, cháu trước những ngày tháng cuối đời. “Nhưng từ khi sống trong trại phong này, tôi chưa một lần được hưởng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy”, ông Bang ngậm ngùi.

Ông Bang bị phong ăn loang lổ khắp người, bàn chân phải đã bị phong ăn cụt. Vừa mở lời, ông tâm sự trong nỗi đau đớn: “Quê tôi là một huyện miền núi nên ở đấy người ta ác cảm với những người bệnh phong lắm. Ngày xưa, nhiều người nhìn tôi bị bệnh họ bảo là chắc bị “ma ám”, bắt phải sống xa làng, xa xóm, đi đâu cũng bị tránh mặt, đối xử lạnh nhạt”.

Nhưng điều đau đớn nhất với ông Bang là mặc dù có vợ và có con nhưng đến nay, chính người con không quan tâm đến cha mình chỉ vì ông mang mầm bệnh phong, hủi. “Khi nó lấy vợ, sinh con, chúng tìm mọi cách không cho tôi gần cháu. Uất nghẹn quá, tôi tìm đến trại phong này sống những năm tháng cuối đời”, ông Bang nói.

Đến một mình và “đi” trong cô đơn

 

Y tá Nguyễn Thị Xuân bên những đôi dép mà bà tự tay làm cho bệnh nhân.	 Ảnh: P.B
Y tá Nguyễn Thị Xuân bên những đôi dép mà bà tự tay làm cho bệnh nhân. Ảnh: P.B

 

Dạo quanh một vòng trong khu Trại phong Quả Cảm, có lẽ ai cũng phải thốt lên sự xót thương khi nhìn thấy những mái tóc đã ngả bạc, khuôn mặt cô đơn, buồn tủi nhìn qua cửa sổ.

Cụ Ngô Thị Mây (quê ở Cao Bằng) năm nay đã bước sang tuổi 85. Cụ Mây từng có một gia đình êm ấm, có con trai, con gái, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại nhưng từ khi phát hiện mẹ mình mắc bệnh, các con cụ trở nên lạnh nhạt, xa lánh. Hơn 30 năm trước, chồng cụ Mây vì cùng quẫn và không chịu nổi thị phi về căn bệnh của vợ đã ăn lá ngón tự tử. Sống cô đơn trong căn nhà mà chồng để lại, cứ tưởng vậy được yên thân, nhưng áp lực từ những người hàng xóm, định kiến xã hội lúc bấy giờ đẩy cụ rơi vào thảm cảnh có nhà không được ở mà phải bỏ làng ra đi. Đã hơn 10 năm sống trong Trại phong Quả Cảm, nhưng các con của cụ chưa một lần đến xem mẹ mình sống chết thế nào.

“Nói đến căn bệnh này, người ta đã sợ hãi, né tránh, không muốn ngồi gần. Từ ngày vào đây tôi mới được sống những tháng ngày yên ổn… Cho đến chết, tôi cũng chết ở đây”, cụ Mây ngậm ngùi.

Trại phong Quả Cảm hiện có gần 100 bệnh nhân phong được điều trị chăm sóc miễn phí, chủ yếu là những người già, neo đơn. Các bệnh nhân đến từ nhiều miền quê, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Có những bệnh nhân bị phong ăn cụt hai chân, cụt hai tay, mù hai mắt, sống vò võ cô đơn đến chết vẫn không có người thân đến nhận.

Hầu hết, bệnh nhân sống ở đây đều có hoàn cảnh trớ trêu, số phận éo le. Có rất nhiều người không con, không cháu, hay có những người có con, có cháu, có quê quán nhưng bản thân gia đình lại xa lánh. Ngay cả khi chết đi, việc ma chay người nhà cũng phó thác luôn cho bệnh viện. Thi thể họ được chôn tại nghĩa trang sau những quả đồi khô cằn, bạc phếch nắng mưa.

Y tá Nguyễn Thị Xuân, người phụ nữ đã dành 30 năm tuổi thanh xuân để sống chung và phục vụ các bệnh nhân trong Trại phong Quả Cảm cho biết: “Nói về hoàn cảnh của các bệnh nhân ở đây thì cả ngày không hết. Những người mắc bệnh, có thể bị phong ăn mòn thể xác, cụt dần các đốt ngón tay, ngón chân, có người mất cả tứ chi, mặt biến dạng, mù mắt và đau đớn khi thời tiết thay đổi”.

Chia tay Trại phong Quả Cảm, chia tay những gương mặt u sầu, tôi vẫn ám ảnh câu nói của y tá Xuân: “Có những người đến đây một mình, đến khi chết, họ cũng cô đơn một mình”.

 

“Bệnh phong do một loại trực khuẩn có tên mycobacterium lepra gây ra, mặc dù khoa học đã chứng minh, bệnh phong khó lây và không di truyền, nhưng đến nay, nhiều người dân vẫn còn mang nặng sự kỳ thị, tâm lý sợ lây bệnh, luôn tìm cách hắt hủi, xa lánh”.

Y tá Nguyễn Thị Xuân

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 55 phút trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 1 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 1 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 1 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 3 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 3 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Top