Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lặng lẽ những phận nghèo trên đỉnh Pú Xi

Thứ sáu, 11:26 02/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Pú Xi là ngọn núi nổi tiếng nhưng cũng là tên bản, tên xã nghèo nhất của huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên). Nơi quanh năm mây mù, sương giá, người dân phải ăn cơm với nước sôi. Chả thế mà hàng chục năm qua, niềm hạnh phúc lớn nhất mà họ luôn mong muốn là cả năm đủ ăn, đủ mặc để khỏi “bị đói và lạnh”.

 

Anh Hờ A Trang: “Tôi chẳng biết mình sinh năm bao nhiêu”. 	Ảnh: P.B
Anh Hờ A Trang: “Tôi chẳng biết mình sinh năm bao nhiêu”. Ảnh: P.B

Ăn cơm với nước sôi

Cũng như nhiều xã khác ở huyện Tuần Giáo này, đường đi vào Pú Xi thật gian nan, vất vả. Tuy được tách ra từ xã Mường Mùn năm 2012, nhưng so với những nơi khác thì Pú Xi khác hẳn: Heo hút, lạnh lẽo, nghèo nàn bao phủ mãi lên từng mái tóc, từng nóc nhà!

Tên xã Pú Xi được lấy theo tên của một ngọn núi, tên bản đã gắn liền hàng chục năm qua với những người Mông nơi đây. Ông Hoàng Văn Sim, Bí thư Đảng ủy xã Pú Xi nói rằng, Pú Xi là ngọn núi của gió, ngọn núi của mây, muốn chạm mây thì lên đỉnh núi, muốn sống trong cái giá buốt đến ngưỡng âm độ thì lên đỉnh núi, muốn nhìn toàn cảnh một vùng... cũng lên đỉnh núi.

Ngược dòng thời gian hơn 2 năm về trước, vào thời điểm tháng 8/2012, xã Pú Xi được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Mường Mùn, thuộc huyện Tuần Giáo. Giờ xã Pú Xi nằm lẻ loi giữa huyện Tuần Giáo và Mường Chà của huyện Điện Biên. Vài năm trước, để lên được xã Pú Xi thì chỉ có nước vạch lá cây, cuốc bộ theo đường mòn từ sáng tới tối thì đến nơi. Sau khi “lên chức”, xã Pú Xi được đầu tư mở rộng đường nhưng cũng chỉ heo hút ven những vách núi dựng đứng, đủ cho hai chiếc xe máy tránh nhau.

Trên đường lên đỉnh Pú Xi, chúng tôi được đám học trò lớp 6, người Mông, Hờ Thị May, Hờ A Dính, Thò A Sử dẫn lối về nhà. Nhà các em nằm quanh co trên đỉnh Pú Xi, nên để lên được bản ngọn nút cao nhất xã này, phải băng qua những cánh rừng, những con dốc dựng đứng và mất nửa ngày trời đi bộ 30km mới tới nơi.

Trong ngôi nhà tuềnh toàng, gió lạnh lùa thốc từ phía sau ra phía trước, cậu học trò người Mông - Thò A Sử sau cả ngày cuốc bộ từ trường về, bụng đói, bố mẹ đi làm rẫy chưa về, nó vội vã vào bếp, lục nồi xem còn cơm nguội không. Vét tất cả được chừng lưng bát, nó đặt lên cái bàn cũ kĩ, xiêu vẹo, rồi với tay xách ấm nước trên bếp đổ chan vào bát cơm. Nó hỏi, “các chú ăn không”, chúng tôi lắc đầu, nó cười rồi xúc ăn ngon lành.

Cạnh nhà của Sử là nhà Hờ A Dính, một cậu bé gầy nhom, co ro, lôi từ gầm giường ra một cây mía, chặt ra làm mấy khúc mời mọi người. Xong đó, nó cũng lấy cơm, vơ tí rau xanh trong nồi, ngồi bên bếp lửa ăn ngon lành. Bố của Dính, anh Hờ A Trang rót nước mời khách, kể về cuộc đời mình với giọng buồn buồn: “Tôi chẳng nhớ mình sinh năm bao nhiêu. Đến tuổi lấy vợ thì cùng bạn bè “ra cướp về và làm ma” chứ không biết nó bao nhiêu tuổi. Nhưng mà buồn lắm, cách đây mấy năm, sau khi sinh thằng con thứ hai thì vợ tôi ốm, không thuốc thang, không tiền đưa vợ đi viện nên chết rồi, mà vợ chết, tôi cũng chẳng nhớ năm nào. Mẹ chết, thằng nhỏ khát sữa, không có ai cho bú, nó không ăn cơm nên cũng chết theo mẹ. Giờ nhà chỉ có 2 bố con, lúa, ngô, sắn đều không có. Tôi chẳng vào rừng, chẳng săn bắt được, ai mượn làm gì thì tôi làm. Người nào có tiền thì cho tiền, người nào có cơm thì cho cơm. Còn thằng Dính, nó đi học dưới trường thì đã có nhà nước nuôi rồi”.

“Sẽ không còn phải lo cái đói, cái rét”

Những ngôi nhà trên đỉnh Pú Xi. 	Ảnh: P.B
Những ngôi nhà trên đỉnh Pú Xi. Ảnh: P.B

Cũng như hàng chục, hàng trăm ngôi nhà khác trên đỉnh Pú Xi này, 2 bố con anh Hờ A Trang trú ngụ trong căn nhà khoảng 20m2. Gọi là nhà cho nó “sang” chứ bốn bề, tứ phía trống huơ trống hoác. Trong nhà, ngoài cái bếp luôn đỏ lửa cùng mấy cái nồi niêu, xoong chảo đen ngòm thì chẳng có gì đáng giá.

Không riêng gì bản Pú Xi mà cả xã này, vì cuộc sống khó khăn, nhiều người cũng chịu khó đi nơi khác tìm kế mưu sinh nhưng rồi cũng chẳng ai khá hơn. Có nhiều khi đi với hai bàn tay trắng, khi về cũng… hai bàn tay trắng. Có người nghe nói bên Trung Quốc dễ kiếm tiền nên khăn gói qua đó, đi một năm, hai năm, rồi sang mãi chưa thấy về, có người về nhưng chẳng có đồng nào hoặc có người đi vào Nam, vào Tây Nguyên lập nghiệp, nhưng cũng đi rồi về chứ không khá khẩm hơn.

Như gia đình cô học trò Hờ Thị May, nhà rất nghèo. May học lớp 7 nhưng cơ thể em chỉ bằng đứa bé học lớp 4, người còm nhom. Đã nghèo nhưng dưới May còn có 6 đứa em, đứa nhỏ nhất mới được hơn 10 tháng. Trước đây, bố May cũng đi khắp nơi tìm việc làm nhưng chẳng ở đâu nhận. Bố May bảo, “nhà đông con, đông miệng ăn, mùa đông đã lạnh rồi, không thể để lũ trẻ và người già đói nên cứ phải vào rừng kiếm cái ăn suốt ngày. Vào rừng có măng lấy măng, có rau lấy rau, có củ mài lấy củ mài chứ sống thế này cũng chết đói thôi”.

Cả xã Pú Xi, ngoài ông bí thư là người Thái ra thì 100% người dân là người Mông. Ông Giàng A Ký - Chủ tịch Hội Nông dân xã Pú Xi cho biết, trước đây Pú Xi không có người nhưng khoảng năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người từ khắp nơi di canh, di cư về đây. “Tôi còn nhớ, năm 1979, sau khi ăn Tết xong, nhà nào nhà nấy dìu dắt nhau lên đây. Gặp đỉnh Pú Xi, chúng tôi phải men theo lối trâu rừng mà đi, cuối cùng thì cũng lên được đỉnh núi. Thuở đó rau rừng, thịt thú rừng trở thành thức ăn chính. Dần dà, những con thú đó hết đi, người ta lại trở về xuôi mua lợn, gà rồi gánh ngược lên đây nuôi, mua thóc giống lên đây trỉa”, ông Ký tâm sự.

Nhưng nói như ông Giàng A Ký, ngoài điều kiện tự nhiên mất đi thì mọi thứ còn lại chẳng thay đổi là bao. Đường sá đi lại vẫn khó khăn, vẫn “độc đạo” từ trung tâm lên bằng con đường nhỏ mà “lúc mưa thì cũng như 60 năm trước”. Dân trên đỉnh Pú Xi vẫn nghèo, vẫn thiếu ăn quanh năm.

Bản Pú Xi nhìn từ xa. 	Ảnh: P.B
Bản Pú Xi nhìn từ xa. Ảnh: P.B

Khí hậu ở đỉnh Pú Xi quá khắc nghiệt, ngoài trỉa lúa, trỉa ngô, trồng sắn, người dân cũng chẳng biết làm gì khác để “đổi đời”. Đó cũng là lý do tại sao xung quanh đỉnh núi Pú Xi có hơn chục nóc nhà mà nhà nào nhà nấy đều trống huơ trống hoác. Thậm chí có hộ còn không có nhà ở hoặc nhà thì chỉ là những tấm nan phên ghép lại với nhau.

Thống kê, cả bản Pú Xi có mấy chục hộ gia đình nhưng chỉ duy nhất một hộ “gom góp mãi mới mua nổi một chiếc xe cũ kĩ mấy trăm nghìn”. Ông Hoàng Văn Sim – Bí thư Đảng ủy xã Pú Xi, ngậm ngùi: “Nói thật, người dân trên đỉnh núi này, họ có biết Sài Gòn là gì, có biết Tây Nguyên là gì? Thế mà tiếng đồn cứ lớn dần, người này rỉ tai người khác, có người còn bán hết tài sản, di cư vào Nam để lập nghiệp. Ngày không đi, về đêm cả trẻ con, người lớn, dắt nhau ra thị trấn rồi bắt xe vào Nam. Thà rằng họ đi rồi ổn định được cuộc sống thì không nói làm gì, đằng này lúc về còn khổ hơn vì đất đai, nhà cửa đã bán đi rồi. Cũng may, hiện nay trên đỉnh Pú Xi không có hộ nào bỏ xứ mà đi nữa”.

Ông Trưởng bản Pú Xi bảo, nhà nước cũng đã tìm cách phát triển kinh tế như trồng thử cây cánh kiến, cây sa nhân, cây thảo quả. Rồi người dân cũng đã bắt đầu biết nhân giống cây táo mèo, một trong những thứ đặc sản được nhiều người ưa thích mua về để ngâm rượu. Trong tương lai, có thể đó sẽ là nguồn thu chính để người dân vượt qua đói nghèo.

Một mùa xuân đang sớm trở về trên đỉnh Pú Xi cằn cỗi, lạnh giá này, nhưng nhiều người dân vẫn luôn tin, ngày mai họ sẽ được “đổi đời”. “Vẫn tin sẽ không còn lo cái đói, cái rét nữa. Chắc chắn, rồi ai cũng sẽ được ăn no, mặc ấm, ai cũng có xe máy để đi lại, có ánh điện, có tivi, điện thoại như bao người dân khác thôi…”, ông Giàng A Ký tươi cười nói.

Phùng Bình

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 2 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 2 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 4 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 4 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Top