Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ký ức về người cha suốt một đời học tập để con cháu noi theo của GS.TS. Nguyễn Lân Hùng

Chủ nhật, 10:00 03/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ông là con thứ 5 của cố Giáo sư Nguyễn Lân, dù đã gần 70 tuổi, nhưng GS.TS Nguyễn Lân Hùng hàng ngày vẫn rong ruổi khắp nơi để mang những kiến thức bổ ích đến cho nhân dân.

Chính vì thế mà nhiều người gọi ông là người của nhà nông. Nối tiếp truyền thống của gia đình và noi theo những bài học của cha mình, GS.TS Nguyễn Lân Hùng đã luôn luôn cố gắng học tập và làm việc hết mình để không phụ lòng cha ông.
 
Ký ức về người cha suốt một đời học tập để con cháu noi theo của GS.TS. Nguyễn Lân Hùng 1
Giáo sư Lân Hùng cùng cha là cố Giáo sư Nguyễn Lân khi còn sống. (Ảnh: T.G)
 
Cảm phục tấm lòng của cha

Có lẽ gia đình của Giáo sư Nguyễn Lân Hùng là một huyền thoại về học vấn. Cố Giáo sư Nguyễn Lân và bà Nguyễn Thị Tề đã sinh ra 8 người con, ai cũng đều trở thành giáo sư tiến sĩ. Ví như Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng... Đặc biệt nữa là họ đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc khiến mọi người phải nể phục. Nói về gia đình của mình, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng tự hào: "Gia đình chúng tôi đông anh em, bố làm cán bộ Nhà nước nên điều kiện kinh tế rất khó khăn nhưng ai cũng cố gắng học tập để không phụ lòng cha mẹ".

Theo Giáo sư Lân Hùng, cha ông đã ảnh hưởng rất lớn đến ông, luôn là tấm gương để ông học hỏi. Đối với việc học tập cố Giáo sư Nguyễn Lân yêu cầu rất cao là các con phải luôn cố gắng. Giáo sư Lân Hùng nhớ lại: "Cha tôi trong mọi điều kiện khó khăn ông vẫn viết rất nhiều sách, đến năm 90 tuổi ông còn cần mẫn làm việc để hoàn thành cuốn từ điển cuối cùng của cuộc đời. Buộc mình phải suy nghĩ làm sao để làm được như người cha. Ông cũng là người đầu tiên chủ nhiệm khoa tâm lý giáo dục, ngày ấy vẫn còn chiến tranh. Nhưng suốt một thời kỳ sơ tán khắp nơi, chưa bao giờ cha tôi kêu ca mệt mỏi mà luôn luôn đi đầu trong mọi việc. Chính vì vậy chúng tôi cũng học được từ cha tôi trách nhiệm đối với công việc, với anh em đồng chí và luôn luôn quyết tâm làm việc, sinh hoạt để mọi người noi theo".

Cố Giáo sư Nguyễn Lân đi dạy từ nhỏ có rất nhiều học trò. Tuy nhiên, từ người học trò nghèo cho đến những người khá giả, kém cỏi hay giỏi giang cố Giáo sư luôn rất bình đẳng, công tâm. Vị Giáo sư này cũng có nguyên tắc là rất tôn trọng đồng nghiệp. Nói chuyện với người viết, Giáo sư Lân Hùng cho hay: "Như những người học trò của cha tôi khi đang còn học thì cha tôi gọi là em, nhưng đến khi những người học trò đó trưởng thành và làm ngang hàng với mình thì ông đều gọi bằng ông bà". Có lẽ vì vậy mà đối với người nông dân tuy chân lấm tay bùn, nhưng lúc nào Giáo sư Lân Hùng cũng hết mực tôn trọng họ và vẫn thường gọi họ là ông nông dân, hay bà nông dân chứ không gọi trống không. 

Có một hành động của cha khiến ông nhớ mãi là vào năm 1939 lúc đó cha ông đang dạy ở Huế. Giáo sư Lân Hùng bồi hồi kể lại: "Rồi có lần đi ra Nghệ An viếng mộ ông Nguyễn Trường Tộ, ra đến nơi cha tôi thấy mộ rất đơn sơ. Cha tôi về viết sách Nguyễn Trường Tộ, đến khi họ trả nhuận bút ông không lấy mà đề nghị chuyển toàn bộ số tiền ấy về xây mộ ông Tộ. Việc nghĩa này khiến tôi rất cảm phục bởi ngày đó cha tôi cũng không khá giả gì mà bỏ tiền ra làm một việc nghĩa vì sự kính trọng. Tuy đây là những việc nhỏ nhưng tác động rất lớn đến tôi, trong cuộc sống tôi cũng không phải là giàu có gì nhưng thấy ai khó giúp được là tôi giúp liền, thấy nông dân khổ là tôi lo".

Với con cái, cha của Giáo sư Lân Hùng luôn quan tâm tới từng người một. Ông kể: "Cha tôi không đánh con nhưng ai sai gì là cụ khuyên rất kỹ. Bản thân cha tôi không lúc nào ông ngừng học tập cái đó cũng ảnh hưởng vào tôi rất lớn. Như hồi cha tôi mới từ Trung Quốc về, chúng tôi không có nhà ở Hà Nội phải ở nhờ nhà một người bạn ở Yết Kiêu rất chật. Buổi tối mọi người cùng làm việc tạo cho mình không khí học tập cho chúng tôi. Cho dù tôi mải chơi thì tấm gương học tập của cha khiến mình không thể như vô tâm mà chơi được".

Về ngành nghề cha ông cho các con quyền lựa chọn, không ép buộc ai cả. Trong bất cứ lĩnh vực nào cha cũng khuyên là phải học đến nơi đến chốn. Giáo sư Lân Hùng hồi tưởng: "Tôi còn nhớ năm 1965 -1967 đang chiến tranh ác liệt. Khi ấy tôi vừa tốt nghiệp đại học, anh Dương Ngọc Toản sau này là Thứ trưởng lúc đó còn là chủ nhiệm khoa Sinh đại học sư phạm Vinh ra vận động tôi vào Vinh. Nhưng chiến tranh mà, ai cũng có chút lo lắng và bồi hồi thì cha tôi đã động viên: "Chiến tranh trên cả nước, mình đóng góp được gì hãy làm, con lên đường ba rất tán thành, nhưng luôn luôn nhớ một điều là phải giữ trách nhiệm giữ truyền thống của gia đình. Những điều cha tôi nói khiến tôi nhớ mãi. Tôi dạy ở Vinh mãi đến khi đình chiến 1973 tôi mới ra lại Hà nội làm và luôn luôn làm hết trách nhiệm để xứng đáng với lời khuyên của cha. Mãi cho đến bây giờ các giáo viên ở Vinh khi gặp lại tôi vẫn coi tôi là giảng viên của trường".

Bên cạnh đó để gắn kết gia đình, con cháu thì khi cha ông còn sống đã đề nghị "mỗi một tháng các con phải ăn cơm với nhau một lần". "Gia đình chúng tôi đến nay cả cháu chắt dâu rể 60 người, nhưng chúng tôi vẫn luôn giữ nếp ấy để anh em con cháu đoàn kết tình cảm. Buổi đó thực tế là gặp gỡ nhau, học hỏi lẫn nhau động viên nhau thực hiện những nhiệm vụ mình làm, vì thế mà đến thời nay các cháu cũng đều rất cố gắng. Tác động lẫn nhau. Khi tập thể trong gia đình vững mạnh thì con cháu mới noi theo". Giáo sư Lân Hùng chia sẻ.
 
Giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình

Nói về bản thân mình, Giáo sư Lân Hùng tâm sự: "Trong gia đình có lẽ là tôi khó khăn nhất, tốt nghiệp xong là tôi đi vào vùng chiến tranh làm việc ngay. Cho đến bây giờ, tôi nghỉ hưu rồi nhưng tôi vẫn chưa lúc nào nghỉ ngơi. Mỗi ngày tôi đều viết 1001 cách kiếm ăn trên báo nông thôn ngày nay, rồi nói chuyện với dân trên đài mỗi ngày một mục. Ngoài ra, tôi cũng đang phải viết bộ sách 100 nghề cho nông dân, hiện tôi đã viết được 50 cuốn và sẽ cố gắng hoàn thành đến cuối đời.

"Tôi tốt nghiệp Sư Phạm mà ai cũng nghĩ là học Nông nghiệp", Giáo sư Lân Hùng hóm hỉnh nói và cho biết: "Khi nghiên cứu các loài vật nuôi tôi không đặt nặng vấn đề báo cáo khoa học mà chỉ làm sao để giúp ích cho dân. Tôi luôn cố gắng làm thế nào để chắt lọc kiến thức của nhân loại, tìm những vấn đề thiết thực với nhà nông". Với giáo sư Lân Hùng những vấn đề nào khó của dân ông đều coi như bài toán và tự mình giải. Bên cạnh đó, ông chỉ xoáy vào vấn đề mang tính ứng dụng và phải thật bổ ích cho dân. Năm nay ông đã 69 tuổi rồi nhưng vẫn thường xuyên phải đi khắp nơi để đưa đưa những cây giống mới đến cho nhà nông. Ông cũng cho hay: "Có lẽ chính vì những điều đó làm cho nông dân quý trọng tôi và khiến tôi gắn bó với nông dân. Khi bà con đã quý mến mình tin tưởng mình thì phải làm gì để không phụ lòng nhân dân".

Giáo sư Lân Hùng chia sẻ thêm: "Người ta thường nói, gia đình chúng tôi đều học thành tài là do gen, nhưng tôi nghĩ không hẳn như thế. Quan trọng hơn hết là phương pháp giáo dục con cháu, và sự cố gắng ở mỗi người để giữ gìn phát huy truyền thống hiếu học của gia đình. Cha tôi tác động lên chúng tôi, chúng tôi cũng mang đúng tinh thần đó truyền lại cho các con. Tạo mọi điều kiện cho con học. Ví con thứ hai của tôi báo cáo luận án về yến sào, mình giúp con đẩy mạnh công việc bằng cách giới thiệu cho con những tài liệu cần thiết, gặp những người có chuyên môn. Hơn nữa, tôi cũng luôn đảm bảo sự suy nghĩ độc lập cho các con chứ không áp đặt và luôn tôn trọng sự lựa chọn của các con".
 

GS, TS. Nguyễn Lân Hùng sinh ngày 26/9/1945, tại Huế (quê gốc Hưng Yên). Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Sinh năm 1967 và từng là giảng viên ĐHSP Vinh từ 1967 - 1973, sau đó là giảng viên khoa Sinh, kiêm Giám đốc Trung tâm Sinh học thực nghiệm ĐHSP Hà Nội từ đó tới nay. Hiện nay Giáo sư Nguyễn Lân Hùng là Tổng thư kí Hội Các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên BCH TW Hội Nông dân Việt Nam, Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia. Ông cũng đã được nhiều phần thưởng cao quý của các cơ quan ở Trung ương, các địa phương trao tặng, đặc biệt là các Huy chương Vì giai cấp nông dân Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục...

 
Thanh Hiên
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

Pháp luật - 2 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 6 phút trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 6 phút trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 15 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 14 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Top