Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không "chấp" người bỏ chạy!?

Thứ tư, 13:15 14/04/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Việc tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với người đi bộ đi sai quy định hi vọng sẽ xóa bỏ được tình trạng người đi bộ bừa bãi tại các tuyến đường. Tuy nhiên, với kết cấu hạ tầng tại nhiều tuyến đường hiện nay, “bức xúc” này tại Hà Nội sẽ không thể giải quyết được!

 
Đi bộ gần 1km mới có chỗ sang đường!
 
Đường Cầu Giấy - Xuân Thủy là tuyến đường kéo dài từ ô Cầu Giấy tới cầu vượt Dịch Vọng cắt đường Phạm Văn Đồng. Tuyến đường này dài khoảng 3- 4km và giao cắt với 4 ngã tư, 3 ngã ba. Năm 2009, khi các ngã ba, ngã tư trên tuyến đường bị chặn thì đường dành cho người đi bộ ở những điểm này cũng bị bịt luôn.
 
Theo khảo sát của chúng tôi và so sánh với nhiều tuyến đường có bến xe, bệnh viện khác trên toàn Hà Nội thì đoạn đường này có lưu lượng người đi bộ qua đường rất đông. Thế nhưng, với chiều dài này cũng chỉ có 4 điểm có vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ qua đường, không có cầu đường bộ, hầm ngầm. Như vậy nếu người đi bộ muốn sang đường đúng quy định thì phải bách bộ trung bình gần 1km mới tới nơi có thể qua đường theo luật.
 

Người đi bộ qua đường như đứng giữa vòng vây của các xe cơ giới (ảnh chụp tại phố Lý Thái Tổ). Ảnh: TG

 
Hơn nữa, dù bách bộ cả cây số để qua đường đúng luật thì tai nạn vẫn rình rập theo mỗi bước chân của họ. 7h sáng 13/4, phóng viên có mặt tại vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ qua đường trước cổng ĐH Quốc gia Hà Nội. Có khá đông sinh viên qua đường để vào trường học. Dù đi trên đường dành riêng cho mình, nhưng tất cả đều phải cực kỳ cảnh giác. Xe cơ giới các loại phóng ầm ầm, chẳng xe nào nhường đường và còn bóp còi inh ỏi.
 
Tương tự như trên, người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh cũng rất khó tìm được đường đi cho mình mà không sai luật. Sinh viên Nguyễn Phương Nam, trú tại phòng 507, ký túc xá Đại học GTVT cho hay: “Ngày nào tôi cũng đi bộ đến trường, học xong lại đi bộ từ trường về ký túc xá. Trên tuyến đường không hề có cầu vượt hay hầm dành cho người đi bộ qua đường. Mỗi khi qua đường đều phải chạy qua dải phân cách... Nếu bị phạt thì ngày nào cũng sẽ bị phạt hai lần”.
 
Nhiều người đi bộ sang đường bằng cách vượt rào. (Ảnh: Cương Huyền)
 
Đi bộ cũng phải  có... bằng(?)
 
Quá trình khảo sát lấy ý kiến người dân về quy định mới xử phạt người đi bộ phạm luật, chúng tôi thu được nhiều ý kiến bất ngờ. Trong số này, đáng kể nhất là có người đã thốt lên “Cứ đà này, vài năm nữa người đi bộ cũng cần phải có bằng...”.
 
Họ đặt vấn đề như thế, rồi cùng băn khoăn rằng sẵn sàng tuân thủ pháp luật, nhưng cũng muốn có được hạ tầng giao thông đủ để họ... không phạm luật. Còn trước mắt, việc xử phạt sẽ khó mà thực hiện được với nhiều lý do rất cụ thể. Chỉ riêng việc người vi phạm không chấp hành, hoặc không mang theo tiền thì phạt như thế nào? Hay nếu bị bắt phạt, họ bỏ chạy thì phải làm sao? Tính ràng buộc không có, xử phạt sẽ không thành hiện thực.
 

Nguy hiểm luôn rình rập người đi bộ qua đường (ảnh chụp trên đường Láng). Ảnh: C.H

 
Liên quan đến những băn khoăn này, Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng Hướng dẫn luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ- đường sắt (C26), Bộ Công an, cho biết: “Để người đi bộ nói riêng và người tham gia giao thông nói chung chấp hành luật thì cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông phải đồng bộ với nhau. Nhưng khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng thì người đi bộ khi qua đường phải chú ý quan sát... Không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, người đi bộ phải lưu ý các xe cơ giới đi tới và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm...”. Như vậy, người đi bộ phải tự chịu trách nhiệm trong khi những yếu tố cần thiết để đi bộ đúng luật thì lại không có. Và nếu làm theo đúng lời ông Sơn hướng dẫn, ngay tại điểm sang đường ở trước cổng Đại học Quốc gia mà chúng tôi nêu ở trên, muốn sang đường thực sự an toàn, người đi bộ có chờ... vài ngày cũng không sang đường được(!?)
 
Về ý kiến người vi phạm trốn tránh trách nhiệm khi bị xử phạt, ông Sơn cho hay: “Chúng tôi đặt vấn đề tuyên truyền trước sau đó mới xử phạt... Những trường hợp cố tình trốn tránh (bỏ chạy hoặc không mang theo tiền-PV) như thế thì “chấp” làm gì...”?
 
Ngày 20/5, Nghị định mới về xử phạt giao thông sẽ được thực thi, tuy nhiên, giải pháp cụ thể để tiến hành xử phạt với các hành vi vi phạm đặc thù thì Cục C26 vẫn chưa đề ra được.
 
 
Q.Hưng - V.Hải
 
 
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 5 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top