Hà Nội
23°C / 22-25°C

Háo hức ngày "Châu về Hợp Phố"

Thứ sáu, 09:12 01/08/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Như vậy là từ hôm nay (1/8/2008), Hà Tây đã chính thức nhập về Hà Nội. Trước thời khắc lịch sử này, phóng viên GĐ&XH đã lên Ba Vì (Hà Tây) ghi lại những hoạt động chuẩn bị cho công tác sáp nhập, đặc biệt là tâm tư, tình cảm của bà con nơi đây.

Dân hồ hởi

Bên ấm trà mới pha, ông Đinh Công Trường, một người dân tộc Mường ở xã Ba Trại, tâm sự: Từ khi có tin Hà Tây sáp nhập Hà Nội, ông không bỏ sót một thông tin nào về sự kiện này trên ti vi. Ông bảo, cách đây hơn 10 năm người dân Ba Vì đã từng là cư dân của Thủ đô. Sau đó Ba Vì được nhập về Hà Tây, và nay lại về Hà Nội. Thật chẳng khác nào “Châu về Hợp Phố”.

* “Vui và hãnh diện lắm chứ! Mình đã đổi phận rồi, có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ mình có được vinh dự này. Vui nhưng trách nhiệm cũng lớn lao lắm, phải sống làm sao cho xứng đáng với mảnh đất nghìn năm văn vật”. (Bác Lương Đức Nghi, 80 tuổi, huyện Phú Xuyên)

* “Được thành dân Thủ đô, mình và bà con ở đây vui lắm, ai ai cũng chờ từng ngày để “về với Hà Nội” thôi. Chắc mai này mình và bà con sẽ được quan tâm nhiều, đời sống sẽ khá hơn”. (Anh Triệu Tiến Phủ, dân tộc Dao, làng Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì)

* “Hi vọng rằng trong những năm tới đây Chùa Hương sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô và của cả nước”. (Anh Đào Thanh Phong, xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức)

Với một người khuyết tật như ông, cả năm trời không đi ra chợ huyện một lần thì Ba Vì thuộc Hà Tây hay Hà Nội, cuộc sống của ông cũng chẳng biến động gì. Nhưng với con cháu ông thì khác, thế hệ sau của ông nhất định được mở mang. Ông Trường tin như thế.

Để chứng minh cho niềm tin của mình, ông Trường tính toán: Gia đình ông có hai người con, một trai một gái. Anh con trai chỉ học hết lớp 12 rồi ở nhà làm thợ phụ cho xưởng nấu sắt, lương mỗi ngày là: 50.000đ. Việc đồng áng của 3 sào ruộng giao trọn vào tay người vợ và cô con dâu. Mặc dù cả ba người lao động quần quật nhưng gia cảnh nhà ông vẫn không dư dật.

Trong khi đó, cô con gái út vừa tốt nghiệp Đại học Văn Hoá, ở lại Hà Nội làm việc và lấy chồng. Mặc dù vợ chồng cô con gái chưa có nhà riêng ở đất Thủ đô nhưng một tháng lương của vợ chồng cô con gái cũng bằng nửa năm con trai ông làm lụng quần quật.

Qua theo dõi đài báo, ông Trường nhận thấy ở Hà Nội hiếm có trường hợp nào vì điều kiện kinh tế mà không được học hành đầy đủ, ông hy vọng sau này các cháu ông cũng như vậy khi được là người Thủ đô. Tất nhiên ông cũng trăn trở khi Hà Nội mở rộng, đồng ruộng quê ông không còn bát ngát như bây giờ, lấy gì mà ăn. Nhưng rồi ý nghĩ đó trôi qua rất nhanh, khi đó nhà máy mọc lên, có việc làm, trai làng sẽ bớt lêu lổng, gái làng cũng bớt chân lấm tay bùn. Thế là mừng, là háo hức chờ đợi.

Khác với ông Trường, chị Đinh Thị Hương (dân tộc Mường), giáo viên Trường tiểu học Tản Lĩnh (xã Tản Lĩnh) ban đầu đã rất lo lắng khi biết được thông tin Hà Tây sáp nhập Hà Nội. Lý do của chị rất đơn giản: Không biết về Thủ đô, chế độ phụ cấp 50% lương giáo viên miền núi của chị có còn được giữ nguyên như cũ? Gia cảnh của chị Hương hết sức khó khăn. Chồng chị Hương trước đây là bộ đội thông tin đã bị mất vì tai nạn giao thông khi trên đường từ nhà ra đơn vị. Từ ngày chồng mất đến nay đã gần 5 năm, đồng lương ít ỏi của chị phải nuôi 4 miệng ăn: 1 mẹ già và 2 con nhỏ. Nếu sáp nhập về Hà Nội mà chị Hương không được hưởng chế độ giáo viên miền núi, thì không biết sẽ phải xoay xỏa ra sao(?).

Thấy con gái mấy đêm liền trằn trọc không ngủ, mẹ chị Hương, bà Đinh Thị Khuyến đã động viên con gái: “Mẹ đã từng trải qua các thời kỳ lịch sử: Ba Vì thuộc Hà Nội, sau đó thuộc Hà Tây và bây giờ lại sắp về Hà Nội, cho dù có ở đâu thì vùng Tản Lĩnh của mình vẫn là đất miền núi con ạ. Có phải về Hà Nội thì núi Tản Lĩnh bị san thành đồng bằng đâu”. Chỉ đến lúc này, chị Hương mới trút được gánh nặng.

Mừng rỡ và háo hức nhất có lẽ vẫn là dân kinh doanh. Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc công ty TNHH Xây dựng Thành Sơn, cho biết: Giới kinh doanh như anh đếm từng ngày hai tỉnh sáp nhập, vì anh hy vọng khi thành Thủ đô, sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn. Trong khi nhiều doanh nghiệp xây dựng ở Hà Nội làm không hết việc, phải bán công trình thì ở quê anh vẫn có những doanh nghiệp cả năm không có việc để làm, công nhân đói, lốp mục, máy móc hư hỏng vì lâu không sử dụng.

“Trình độ kỹ thuật của những công ty xây dựng tại địa phương tôi không thua kém các doanh nghiệp xây dựng ở Hà Nội. Bị hạn chế là dân địa phương nên nhiều khi xây dựng ở địa bàn trong tỉnh thì được, chứ vươn ra các tỉnh bạn nhiều khi lại gặp trở ngại” - anh Sơn chia sẻ.

Cán bộ mong chờ

Chị Hoàng Thị Đức, cán bộ y tế phụ trách sản - nhi xã Tản Lĩnh tâm sự: Nhìn trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế phường ở Hà Nội mà mơ ước. Khó khăn nhất của Trạm y tế xã Tản Lĩnh hiện nay là thiếu thốn trang thiết bị. Để khắc phục khó khăn, chị Đức đã phải lên lịch cố định, dành riêng ngày thứ Năm hàng tuần kết hợp với Trung tâm y tế dự phòng của huyện khám chữa bệnh cho chị em phụ nữ. Trong 90 sản phụ đến sinh đẻ tại trạm y tế xã từ đầu năm đến nay, chị Đức đã phải ký lệnh chuyển tới 30 ca lên tuyến trên, chỉ vì y tế xã không đủ trang thiết bị chuyên dụng.

Khi nghe tin về Hà Nội mở rộng, chị Đức rất hy vọng vào một ngày không xa, trạm y tế xã của chị sẽ không phải chuyển bất cứ sản phụ nào lên tuyến trên vì lý do thiếu thốn trang thiết bị. 

Trao đổi với phóng viên GĐ&XH, ông Kiều Văn Cường, Phó Chủ tịch HĐND xã Tản Lĩnh cho biết: Ngay từ những ngày diễn ra kỳ họp Quốc hội, cán bộ và nhân dân trong xã đã theo dõi rất sát sao, nên lãnh đạo xã thống nhất không cần họp tổ dân phố để phổ biến về vấn đề sáp nhập nữa. Hầu hết cán bộ và nhân dân trong xã rất đồng tình với quyết định sáp nhập của Chính phủ, không có cán bộ nào băn khoăn về việc khoản trợ cấp miền núi có được giữ nguyên như cũ hay không.

Theo ông Cường, cho dù Hà Tây hay Hà Nội thì xã Tản Lĩnh vẫn là xã miền núi. Thậm chí, ông Cường còn hy vọng khi sáp nhập, những điểm du lịch nằm trên địa bàn xã như: ao Vua, hồ Tiên Sa, Vườn quốc gia Ba Vì sẽ được đầu tư cả về vật chất và con người, để các khu du lịch này được quảng bá đến nhiều du khách hơn.

Tại trụ sở huyện Ba Vì, ông Chánh văn phòng huyện uỷ Thiều Văn Bường cho biết, vấn đề mất thời gian nhất hiện nay là việc đổi chứng minh thư, hộ khẩu và con dấu. Còn lại toàn bộ sẽ được chuyển nguyên trạng nên các cơ quan trên toàn huyện hầu như không có sự xáo trộn gì.

“Ngay từ tháng 7, UBND huyện đã cho sửa sang lại trụ sở, xây mới và sơn lại tường khang trang để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập huyện, cũng là đón chào sự kiện Hà Tây về với Thủ đô” - ông Bường hồ hởi.

Tâm sự trước giờ "G"

Chiều ngày 31/7, thời khắc tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đồng Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn (Hoà Bình) chính thức sáp nhập về Hà Nội được tính bằng giờ.

Tuy vui mừng trước sự kiện này, song bên cạnh đó cũng vẫn còn nhiều băn khoăn, lưu luyến, GĐ&XH xin ghi lại những tâm sự của các “công dân mới của Thủ đô”.

“Mối lo” kinh tế

Trong khi nhiều người dân đang hồ hởi trông chờ những sự thay đổi tích cực mà Thủ đô mới mang lại, thì cán bộ tại một số sở, ngành lại đang tất bật với một núi công việc chuẩn bị cho việc di dời trụ sở đến nơi làm việc mới. Khi chúng tôi có mặt tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Tây, chị em cán bộ ở đây đang sắp xếp lại hồ sơ giấy tờ, di dời ra trụ sở mới tại 72 Quán Sứ - Hà Nội, cách địa điểm trụ sở cũ 13 km.

Hầu hết cán bộ ở đây là các chị em đã có gia đình. Với người có tuổi, họ lo không biết có trụ nổi cả tiếng ngồi xe buýt, say lử, để đi làm hay không? Còn các cán bộ trẻ phần lớn có con nhỏ, nhiều người trước đây đã chuyển cơ quan để được công tác gần nhà nay lại phải đi xa...

Tại Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng có nhiều cán bộ tuổi trên 60, đi làm cách nhà 40 - 50 km, công tác tại đây đã phải ở nhà công vụ, nay ra Hà Nội không biết xoay xoả thế nào, họ băn khoăn nên thuê nhà hay xin nghỉ hưu sớm.

Bên cạnh mối lo tuổi tác là mối lo kinh tế. Chị Nguyễn Thị Tình, Chánh văn phòng  Hội liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) tỉnh Hà Tây cho biết, tuy chị có thuận lợi là con cái đã trưởng thành, không phải bận tâm, nhưng trụ sở mới xa quá, tiền xăng xe, ăn trưa và các phụ phí sinh hoạt ít nhất cũng phải ngót trên 1 triệu đồng mỗi tháng, không biết sẽ “xử lý” thế nào. Hiện trong cơ quan có nhiều chị là cán bộ hợp đồng, lương tháng chưa đầy 600 trăm ngàn đồng, có nhiều chị mới sinh con, tình hình xem chừng hơi “căng”...

Chị Thuỷ, một cán bộ hợp đồng mới sinh con tâm sự: “Lương mỗi tháng chỉ được hơn 540 ngàn đồng, nay ra Hà Nội làm việc tôi phải chi gấp 4 lần lương mới đủ sinh hoạt”. Theo thống kê của chị thì mỗi tháng đã bội chi lên đến 2 triệu đồng.

Không riêng gì tại HLHPN, số lượng nhân viên hợp đồng tại các cơ quan, đoàn thể khác của Hà Tây cũng không nhỏ.

Lưu luyến đất xưa

Đó là tâm trạng chung trong tâm khảm những người con Hà Tây, bởi bao đời nay tên đất, tình người đã làm nên một vùng quê lụa nổi tiếng. “Hai tiếng Hà Tây sẽ chỉ còn trong kí ức, lịch sử Hà Tây sẽ bước sang một trang mới, gắn liền với lịch sử hào hùng Thăng Long nghìn năm văn vật. Tự hào nhưng cũng không tránh khỏi lưu luyến, bùi ngùi” - bác Nghi, một người chuyên nghiên cứu lịch sử tỉnh Hà Tây, tâm sự.

Anh Ngô Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tây tâm sự, không chỉ riêng anh và những người đang sống, làm việc trên mảnh đất này, hội đồng hương Hà Tây tại các tỉnh thành khác trong cả nước, thậm chí  ở nước ngoài cũng băn khoăn nên thay tên cho hội đồng hương của mình là gì? Anh bảo, bước chân ra khỏi căn phòng nhỏ gắn bó sau bao năm công tác, với bao kỉ niệm buồn vui, chắc chẳng thể nào quên được.

Long Hải - Công Tâm

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Giang: Đối tượng dùng dao chém mẹ đẻ và cháu ruột tại nhà riêng

Bắc Giang: Đối tượng dùng dao chém mẹ đẻ và cháu ruột tại nhà riêng

Pháp luật - 30 phút trước

GĐXH - Tại nhà riêng, L. đã dùng dao chém mẹ đẻ và con của anh trai thương tích.

Ninh Bình đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Ninh Bình đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình, tổ trưởng, tổ phó, tổ viên thuộc Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng lần lượt là 0,7; 0,6 và 0,5 lần mức lương cơ sở.

Bí ẩn đằng sau tin nhắn nhờ chuyển tiền 10 triệu đồng sẽ được nhận thêm 1 triệu đồng

Bí ẩn đằng sau tin nhắn nhờ chuyển tiền 10 triệu đồng sẽ được nhận thêm 1 triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Thấy người đàn ông đến ngân hàng giao dịch có thái độ bất thường, nhân viên nghi vấn có dấu hiệu bị lừa đảo nên thông báo cho công an kịp thời ngăn chặn.

Lý do Vĩnh Phúc xem xét bãi bỏ quyết định về trình tự, thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công

Lý do Vĩnh Phúc xem xét bãi bỏ quyết định về trình tự, thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Tổng hợp ý kiến của các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và qua rà soát các quy định của pháp luật hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã dự thảo tờ trình xin ý kiến đề nghị bãi bỏ quyết định của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

Thông tin mới nhất về đợt mưa lớn sắp diễn ra ở miền Bắc

Thông tin mới nhất về đợt mưa lớn sắp diễn ra ở miền Bắc

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Từ chiều tối và đêm nay (11/5), các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ lại có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.

Bắt giữ nghi phạm vô cớ đánh vào đầu nhiều phụ nữ đi đường làm 1 người chết

Bắt giữ nghi phạm vô cớ đánh vào đầu nhiều phụ nữ đi đường làm 1 người chết

Pháp luật - 2 giờ trước

Hôm 10/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chuyển toàn bộ hồ sơ đối tượng Lầu Vũ Nhật Đăng lên Phòng Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều tra, xử lý đối tượng về hành vi giết người.

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

Kết thúc thời gian đăng ký, có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống trực tuyến về đăng ký thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, số thí sinh tự do đăng ký dự thi là 45.344.

Điểm mới về bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức cần biết sau cải cách tiền lương

Điểm mới về bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức cần biết sau cải cách tiền lương

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng. Sau cải cách tiền lương, bảng lương theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức và viên chức có điểm gì mới?

Tin sáng 11/5: Sốc với giá vàng, Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch không gian ven sông Hồng

Tin sáng 11/5: Sốc với giá vàng, Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch không gian ven sông Hồng

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Giá vàng SJC tăng phi mã, người mua vàng có thể lãi hơn 4 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tuần; Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch bãi giữa và bãi bồi ven sông Hồng.

Vụ học sinh lớp 6 nhảy lầu ở Đà Nẵng: Nạn nhân qua cơn nguy kịch, lúc tỉnh gọi được 'mẹ ơi'

Vụ học sinh lớp 6 nhảy lầu ở Đà Nẵng: Nạn nhân qua cơn nguy kịch, lúc tỉnh gọi được 'mẹ ơi'

Thời sự - 4 giờ trước

“Mẹ cháu đang túc trực trong phòng với cháu suốt ngày đêm tại khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức. Lúc tỉnh cháu đã nhận biết được mẹ mình”, bà G. cho hay.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Top