Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gian nan tìm chỗ trọ đầu năm học

Thứ tư, 07:28 26/08/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Khi các trường ĐH, CĐ ở các thành phố lớn bắt đầu năm học mới, tìm một chỗ trọ phù hợp với túi tiền luôn là nỗi lo lắng của nhiều sinh viên. Tại Hà Nội, nhiều nơi còn phải đặt cọc tiền phòng trọ từ khi nhà trọ đang làm... móng.

Nghệ An và TP Hồ Chí Minh cũng trong tình trạng “cháy” phòng trọ.
 
Hà Nội: Sáng một giá, chiều một giá
 
Sáng 25/8, tại ngõ 41 phố Trần Duy Hưng (gần Trường ĐH Lao động xã hội), trong vai những người đi tìm phòng trọ, chúng tôi nhận được câu trả lời của hầu hết các chủ nhà trọ ở đây: “Làm gì còn chỗ”.
 
Bạn Nguyễn Thị D, sinh viên Khoa Quản lý xã hội, Trường ĐH Lao động xã hội cho biết, năm nay, em trai D đỗ ĐH Kinh tế quốc dân. Do khu vực cạnh Trường Kinh tế quốc dân không còn chỗ nên 2 chị em đành đi xa, tìm một ngôi nhà mới xây ở khu Mễ Trì (huyện Từ Liêm), chấp nhận giá 3 triệu đồng/nhà/tháng với 5 người ở. Tại ngõ 69 Học viện Ngoại giao, chủ nhân một ngôi nhà có 2 phòng cho sinh viên thuê cho biết: “Ở đây, người ta đặt chỗ từ khi còn thi ĐH. Tôi cho thuê giá 1,5 triệu đồng/phòng 15m²/tháng”.
 

Thời điểm này, phụ huynh và tân sinh viên rất vất vả tìm chỗ trọ (ảnh chụp tại khu vực ĐH Bách khoa Hà Nội: Chí Cường)

 
Ở ngõ 233 đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), chúng tôi gặp khá nhiều người đi kiếm nhà trọ. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn là: “Hết chỗ”. Giá cả thuê phòng ở đây khá cao, từ 800.000 - 2 triệu đồng/phòng/tháng. Đi sâu vào con ngõ này, chúng tôi tìm thấy một số dãy nhà trọ đang xây dở, tuy nhiên chủ nhân ngôi nhà cho biết, nhiều người đã đặt cọc lấy phòng khi dãy nhà này chỉ mới... lên móng. 
 
Theo bạn Thu Hường, Bí thư đoàn trường ĐH dân lập Hòa Bình, năm nay nhà trường có chủ trương hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên, Đoàn trường đã tỏa đi các khu Cầu Giấy, Mỹ Đình, Phùng Khoang, Thanh Xuân... để tìm nhà trọ cho các bạn sinh viên mới nhưng vô cùng khan hiếm. Ở các khu vực “nóng” như Cầu Giấy, Thanh Xuân, buổi sáng các bạn hỏi phòng trọ giá 1,5 triệu đồng/tháng, đặt cọc một nửa số tiền. Buổi trưa đến gửi nốt tiền thì chủ nhà trọ kiên quyết trả lại tiền đặt cọc với lý do “đã cho người khác thuê với  giá 2 triệu đồng/tháng”.
 
Hiện ở Hà Nội, chỉ còn một số địa điểm ven đô hoặc xa các trường ĐH như quận Hà Đông, các xã Cổ Nhuế, Mễ Trì, Đông Ngạc, làng Kim Giang... mới có thể tìm nhà trọ dễ dàng và giá “mềm” hơn.
 
TP Vinh: Phòng trọ tăng giá
 
Các ký túc xá của một số trường ĐH ở TP Vinh chỉ đáp ứng từ 15- 20% nhu cầu chỗ trọ cho học sinh, sinh viên. Tại các khu vực như Trường Thi, Bến Thuỷ, Hưng Dũng, Hà Huy Tập - nơi tập trung các trường ĐH, CĐ trọng tâm của thành phố, thời điểm này khó  tìm được một nhà trọ giá phải chăng. Dù các chủ nhà trọ viện đủ lý do để tăng giá phòng thêm từ 100.000 - 200.000 đồng so với cuối năm học vừa qua, nhưng cũng chỉ còn rất ít phòng trống.
 
Quanh khu vực Trường ĐH Vinh, giá thuê phòng khoảng 10m² cho 2 người ở với các điều kiện: nước máy chỉ được dùng để nấu ăn, công trình phụ dùng chung, an ninh trật tự khá tốt... không dưới 500.000 đồng/tháng. Ngoài ra, chủ nhà tự đưa ra giá điện khoảng 2.500đ/kW.
 
Mặc dù khoảng trung tuần tháng 9, các trường ĐH, CĐ, THCN... mới làm thủ tục đăng ký nhập học cho tân sinh viên nhưng thời điểm này, rất nhiều sinh viên đã tay xách nách mang đổ về thành Vinh tìm chỗ trọ.
 
Bạn Trương Thị Huế (ở Thanh Hóa, tân sinh viên K50 khoa Ngữ văn, Trường ĐH Vinh) cho biết, đã mất 3 ngày tìm chỗ trọ nhưng vẫn chưa tìm được chỗ nào ưng ý. Huế muốn tìm phòng trọ gần trường để thuận lợi cho việc đi lại, học tập nhưng các dãy nhà trọ đều đã có người ở, nếu còn phòng trống thì cũng đã có người đặt cọc từ trước dù những phòng trống này chật chội, ẩm thấp và các điều kiện sinh hoạt khác rất kém... Tuy nhiên, giá thuê lại không “mềm” chút nào.
 
May mắn hơn Huế, bạn Nguyễn Văn Bình (ở Ninh Bình, tân sinh viên khoa Cơ khí chế tạo máy, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh) đã tìm được chỗ trọ ưng ý khi nhờ người đăng ký trước và phải nộp tiền khống một tháng trọ để giữ được phòng.
 
Cũng trong vai người đi tìm phòng trọ, mất cả ngày trời chúng tôi mới tìm được 1 phòng còn trống ở khối 8, phường Trường Thi. Bà chủ nhà “hét” giá 500.000 đồng/phòng 1 người/tháng. Nếu ở 2 người là 600.000 đồng/phòng/tháng và kiên quyết không hạ giá.
 

Ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội, ngoài tiền nhà trọ, các sinh viên còn phải trả thêm tiền nước 50.000đ/người/tháng (Ảnh: CC)

 
TP HCM: Mất phí tìm nhà với “cò”
 
Mỹ Duyên là tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM đến từ xứ dừa Bến Tre, đã lặn lội tìm gặp hơn 10 nhà trọ nhưng chưa kiếm được chỗ ở. “Các nhà trọ gần trường đều kín chỗ. Em ráng đi xa hơn chút, qua tận Gò Vấp cũng tìm không ra chỗ trọ. Nơi còn chỗ thì giá cao quá vì không tính theo đầu người mà tính theo phòng. Giá thấp nhất cũng 800.000đ/phòng/tháng. Em không có bạn nên không kham nổi một phòng” - Duyên than thở.
 
Chỉ có thể ở nhờ chỗ quen khoảng 1 tuần để tìm chỗ trọ nên Duyên đành nhờ “cò” là các trung tâm giới thiệu nhà đất, chỗ trọ. “Cò” giới thiệu một điểm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (quận 3). Để có địa chỉ, Duyên phải mất cho “cò” 50.000đ.
 
Nếu thỏa thuận được chỗ trọ, Duyên phải “chi” thêm 100.000đ nữa. Vòng đi vòng lại với 3 địa chỉ khác nhau nhưng Duyên chẳng tìm được chỗ nào với giá 300.000đ/người/tháng cũng chỉ vì lý do hết chỗ ghép, chỉ cho thuê cả phòng. Vậy là Duyên đành ngậm ngùi “chia tay” 50.000đ phí giới thiệu. Chân ướt chân ráo từ tỉnh lên thành, đi đâu Duyên cũng phải kè kè bản đồ nên việc tìm chỗ trọ càng thêm khó khăn. Tìm đến Trung tâm hỗ trợ sinh viên trên đường Nguyễn Thị Minh Khai mà Duyên cũng phải dò bản đồ mấy bận. “Đây là hy vọng cuối cùng của em. Chắc ở đây sẽ có phòng trọ tính theo đầu người, giá rẻ”, Duyên nói.
 
Những tân sinh viên “đơn thân độc mã” tìm chỗ trọ như Mỹ Duyên tại TP HCM hiện rất nhiều và luôn gặp khó. Hầu hết các chủ nhà trọ đều muốn tính tiền thuê nguyên phòng cho gọn, ít ai chịu thu tiền từng người. “Các bạn nam còn dễ tìm chỗ trọ chứ con gái như tụi em tìm khó lắm!”, một tân sinh viên tên Diễm Thu than thở.
 
Chấp nhận tìm nhà trọ trong một khu khá xập xệ ở Thủ Đức nhưng Thu cũng chẳng tìm ra. Trời đổ mưa, Thu trú bên hiên một nhà trọ đóng cửa, mắt đăm đăm nhìn vào bức tường đối diện. Té ra, trên bức tường có một tấm giấy A4 đã nhòe chữ: “Tìm bạn nữ ở ghép, 300.000đ/tháng”. 
 
Ước tính hệ thống ký túc xã hiện có của trên 40 trường ĐH tại TPHCM chỉ mới đáp ứng 1/3 nhu cầu chỗ trọ. Như vậy 2/3 số sinh viên còn lại (khoảng 500.000 sinh viên) phải thuê trọ bên ngoài.
 
Theo chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy năm học 2009-1010, đã có hơn 50.000 tân sinh viên dồn về TPHCM. Con số này chưa tính các hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, hệ cao đẳng liên thông…
 
Trong khi đó, nhà trọ không chỉ dành cho tân sinh viên mà còn có sự “chia sẻ” của các cựu sinh viên ra trường không quay về địa phương mà ở lại TPHCM tìm việc làm. Mặt khác, tân sinh viên còn phải “cạnh tranh” nhà trọ với công nhân, người lao động thu nhập thấp từ các tỉnh thành đổ về TPHCM mưu sinh.
 
Nhóm Phóng viên
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội - 13 phút trước

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 32 phút trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 46 phút trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 47 phút trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 1 giờ trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 10 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Top