Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gã thợ thêu “khùng” vì long bào

Chủ nhật, 07:18 31/05/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Trong khi nghề thêu thương mại đang sôi động với trăm ngàn cơ hội làm giàu thì có một thợ thêu lại chọn cách đi ngược lại dòng chảy ấy.

Anh cần mẫn hàng tháng trời, thậm chí hàng năm trời, căn từng canh chỉ, lựa từng đường tơ để hoàn thiện được một bộ áo cung đình. Mặc dù chưa biết tương lai của việc làm ấy nhưng người thợ thêu Vũ Văn Giỏi vẫn tiếp tục lao tâm, khổ tứ với con đường mà mình đã chọn.
 
Giấc mộng cung đình
 

Anh Giỏi và những chiếc áo đã hoàn thành. Ảnh H.P


Sinh ra ở làng thêu truyền thống của xã Dũng Tiến - huyện Thường Tín (Hà Nội) nên anh Giỏi biết nghề từ nhỏ. Được cha mẹ truyền cho lối thêu kỹ tính với rồng, với phượng (một kỹ thuật thêu rất khó nên không nhiều người thêu được- PV) nên khi nền kinh tế thị trường bắt đầu bung ra anh Giỏi lại thấy “khó” với lối thêu thương mại. Theo anh, hàng “chợ” thêu rất dễ và nhanh mà lợi nhuận lại cao. Ở làng anh, nhờ bắt kịp với thị trường mà có rất nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ nghề thêu.

Khác với cách làm giàu của nhiều thợ thêu cùng làng, anh Giỏi lại “làm giàu” cho bản thân bằng một cách khác. Anh nhận làm những loại hàng “khó ăn” như thêu trang phục biểu diễn, trang phục nghi lễ... Đây là những công việc đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và kiên trì hơn những loại hàng thêu thông thường. Loại hàng này yêu cầu phải làm “kỹ” nhưng lại không được nhiều lợi nhuận bằng “hàng chợ”. Có lẽ nhận ra anh kỹ tính, lại có lối thêu đặc biệt nên một hôm có một người khách Việt kiều đã tìm tới đặt làm một bộ trang phục triều Nguyễn.

Nhận lời với khách, anh Giỏi vừa mừng vừa lo. Mừng vì được người ta tín nhiệm, mừng vì được dấn thân vào một lĩnh vực đặc biệt. Thế nhưng cái lo còn lớn hơn. Anh Giỏi kể, những đêm đầu tiên anh mất ngủ bởi thêu được áo cho “vua” không phải chuyện đùa. Anh sợ mình làm không đúng thì vừa thất thố với khách, vừa xấu hổ với chính mình.

Người khách nọ đặt một bộ, hai bộ... rồi đến bộ thứ 30. Mỗi bộ áo là dành cho một vị trí khác nhau trong chốn hoàng cung. Anh Giỏi vừa làm vừa mày mò học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và say sưa với công việc đặc biệt này đã 15 năm nay. Người khách kia đã ngừng đặt hàng nhưng anh Giỏi vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những bộ trang phục cung đình khác. Anh vẫn thường đùa mỗi khi có ai can ngăn: “Tôi cứ định không làm nữa thì mấy ông vua lại hiện lên ở đầu giường tôi nằm. Các ông ấy bảo tôi phải làm tiếp”.

Khó như thêu áo vua

Tự tay thêu những chỗ phức tạp.

 
Trong suốt 15 năm làm áo vua, anh Giỏi cũng mới chỉ hoàn thiện được hơn 30 bộ áo. Để có được con số ít ỏi ấy, anh đã phải “trả học phí” bằng việc phải bỏ đi 20 bộ ban đầu vì làm hỏng. Theo anh Giỏi, lối thêu hiện đại thoải mái bao nhiêu thì lối thêu của áo cung đình lại ngặt nghèo bấy nhiêu.
 
Các sản phẩm thêu ngày nay có thể tự do chuyển canh chỉ theo ý thích nhưng trang phục cung đình thì đều phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Các canh chỉ, hoạ tiết của áo “hoàng cung” được quy định theo từng chức vụ, cấp bậc nên khi thêu cũng phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc ấy thì mới có thể bắt nhịp với công việc.

Người thợ thêu đặc biệt này cho biết, thêu “áo vua” dù có một ngàn mũi chỉ hay chục ngàn mũi chỉ thì cũng phải đều nhau tăm tắp về khoảng cách, độ dài... Ngoài vải tơ tằm thì chỉ thêu trang phục cung đình cũng đều phải là tơ tằm. Màu sắc của các chất liệu không được quá bóng, cũng không được quá xỉn nhưng lại phải thể hiện được sự trang nhã, tôn nghiêm, lộng lẫy.
 
Chính vì vậy, việc chọn chất liệu là một trong những khâu khó nhất của công việc này. Ngoài ra, mỗi loại áo  lại phải dùng một loại chỉ, một loại màu khác nhau.
 
Anh Giỏi lấy ví dụ: “Áo long bào thì phải dùng chỉ xe hai chiều, áo hoàng hậu thì lại chỉ được dùng chỉ xe một chiều... hay kim tuyến trên áo vua khác với kim tuyến trên áo công chúa... Do vậy không thể thêu bừa bãi được”. Chính những quy tắc nghiêm ngặt này đã yêu cầu người thợ thêu phải tìm tòi, nghiên cứu để không xảy ra sai sót. Nhiều chiếc áo anh Giỏi làm không thành công đôi khi chỉ vì một chút sơ sảy như xe chỉ chưa chuẩn, vải dệt chưa đúng hay bị lệch tông màu...
 
Ngoài ra, anh Giỏi còn phải đặt vải, đặt khuy, cườm đính... riêng biệt phù hợp cho từng loại.

Trong khi đó, các mẫu áo của các triều đình còn lại quá ít ỏi. Trong các bảo tàng và các tài liệu lịch sử đều mô tả rất sơ sài về trang phục cung đình. Vì thế, ngoài đọc sử sách, để hoàn thành được công việc của mình, anh Giỏi phải đi rất nhiều đền chùa, di tích lịch sử để tìm hiểu qua các dấu tích còn lại. Chỉ cần nghe nói ở đâu có dấu tích về trang phục cung đình là anh lại lên đường. Anh tâm sự, có những trang phục đã tìm hiểu cả chục năm nay nhưng vẫn chưa thành công vì các tư liệu quá mỏng.

Làm vì... tiếc

Với cái cách làm việc lạ đời của anh Giỏi, không ít người bảo anh “ấm đầu”. Người ta nói cũng chẳng sai bởi thấy anh vài hôm lại lấy tiền nhà, khăn gói lên đường mà lợi lộc vẫn chưa thấy đâu. Số tiền làm được cho người khách duy nhất kia bù vào công thợ, vào áo hỏng coi như... hoà.
 

Tự thiết kế trên bản vẽ.

Từng hoạ tiết nhỏ đều phải đặt riêng.

Áo vua có quy định ngặt nghèo về canh chỉ, màu sắc.

Có ít thợ thêu nhận lời cộng tác.


Anh Giỏi tâm sự: “Có nhiều lúc nghe mọi người nói nhiều hay những lúc cạn tiền tôi cũng định bỏ thật. Nhưng nghĩ tiếc công mình bao nhiêu lâu nay tìm tòi, nghiên cứu. Nếu là công việc khác thì có lẽ tôi cũng chuyển rồi. Nhưng giờ tôi chẳng thấy ai làm việc này cả, nếu không theo tiếp thì phí quá!”.

Cái khó không chỉ liên quan đến một mình anh Giỏi. Để làm được một chiếc áo triều đình cần từ 4-7 thợ thêu cộng tác, cái ít nhất cũng mất nửa năm, cái lâu thì có khi đến gần 2 năm mới xong. Thêu được loại áo này yêu cầu người thợ thêu vừa phải có tay nghề cao lại vừa phải suy nghĩ, căng thẳng khi thêu.
 
Trong khi đó, thêu các mặt hàng thương mại thì không cần thế. Để có được người cộng tác với giá công thợ chỉ bằng công thêu hàng thương mại, anh Giỏi phải huy động con cháu trong gia đình với một ưu đãi là “tình cảm” vì các thợ thêu ở làng gần như từ chối.

Mặc dù chưa biết sẽ có thêm khách hàng nào không nhưng anh Giỏi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và triển khai phục dựng trang phục của nhiều triều đại khác nhau. Để tiếp sức cho ước mơ của mình, điều may mắn cho người thợ thêu tài ba ấy chính là người bạn đời của anh. Chị không chỉ ở bên cạnh anh động viên mà còn giúp chồng trực tiếp trong các công việc liên quan. Điều mà cả hai vợ chồng anh thấy chưa hài lòng với công việc của mình là họ vẫn phải làm “hàng chợ” để lấy tiền trang trải cuộc sống và tiếp tục thực hiện hoài bão của mình.
 
Hoàng Phương
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 9 phút trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 56 phút trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 1 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 3 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 4 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 4 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top