Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dòng họ chết trẻ và lời đồn "bị trừng phạt" (2): Giấu thân phận mới lấy được vợ

Thứ tư, 09:00 10/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Cũng bởi lời đồn thổi, thêu dệt về những cái chết trẻ của dòng họ mà anh Tuấn và không ít người trong họ đã phải giấu giếm thân phận, đi sang làng khác mới lấy được vợ.

Dòng họ chết trẻ và lời đồn "bị trừng phạt" (2): Giấu thân phận mới lấy được vợ 1

Anh Tuấn buồn tủi khi kể về căn bệnh quái ác của mình và dòng họ. Ảnh: Phùng Bình

 
Sang làng khác lấy vợ

Nhắc lại câu chuyện ban đầu, khi biết chúng tôi là phóng viên, anh Kiều Công Tuấn tỏ vẻ e ngại không muốn chia sẻ về căn bệnh của mình, cũng như của dòng họ mấy đời nay vì anh sợ lại phải nghe những lời đồn thổi ác ý. Anh Tuấn đồng ý với người viết rằng, trong 5 đời qua, dòng họ có rất nhiều người chết vì căn bệnh này, có những cái chết tức tưởi trong đau đớn, cũng như việc chảy máu tháng này qua tháng khác mà chết, “Nhưng hoàn toàn không phải là do ma quỷ, thánh thần trừng phạt ở đây”, anh Tuấn bức xúc nói.

Cũng chính vì những lời đồn thổi ác ý về dòng họ mà bản thân anh Tuấn phải giấu giếm thân phận, sang làng khác mới lấy được vợ. “Năm 24 tuổi, mình phải giấu bệnh, đi xã khác lấy vợ thông qua mai mối. Được ít năm thì vợ cũng phát hiện ra bệnh của chồng nhưng lúc này bọn mình đã có hai mặt con. Nhìn vợ vẫn bươn chải hàng ngày từ chợ này sang chợ khác trong khi mình không giúp được gì, nhiều lúc nghĩ cũng tủi thân lắm. Nhìn cơ ngơi như thế này chứ toàn bộ là do bố mẹ mình lo hết. Đó là cách mà ông bà muốn bù đắp cho mình, cho vợ và các cháu yên tâm mà sống vui”, anh Tuấn buồn buồn kể lại.

Cách đây 10 năm, trong một lần thập tử nhất sinh, gia đình đưa anh Tuấn lên BV Bạch Mai thì những bí ẩn về căn bệnh này mới được giải mã. Bệnh này có tên khoa học là: Hemophilia, căn bệnh dễ chảy máu nhưng máu lại rất khó đông.

Theo kết quả nghiên cứu thì bệnh này không thể chữa khỏi và nó sẽ theo người bệnh đến hết đời. Đặc biệt, sư di truyền oái oăm nối dài nỗi đau mãi mãi. Rất may là anh Tuấn được hưởng bảo hiểm y tế. “Nếu không có bảo hiểm, chắc mình cũng chả sống được đến bây giờ vì tiền điều trị rất tốn kém. Mỗi đợt điều trị lên tới hàng chục triệu đồng. Mặc dù có bảo hiểm, mỗi năm cũng tiêu tốn hàng chục triệu rồi. Chi tiêu trong gia đình và lo cho con cái học hành đều một tay vợ, mình cũng chỉ ở nhà giúp được những việc nhẹ nhàng thôi”, anh Tuấn kể.
 
Dòng họ chết trẻ và lời đồn "bị trừng phạt" (2): Giấu thân phận mới lấy được vợ 2

Th.s, BS. Nguyễn Thị Mai - Trưởng khoa điều trị Hemophilia.

 
Người bệnh có cuộc sống như người bình thường
 
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Trưởng khoa điều trị Hemophilia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, người trực tiếp điều trị cho anh Kiều Công Tuấn cho biết, căn bệnh mà dòng họ này mắc phải là bệnh rối loạn đông máu di truyền (Hemophilia). Nó chỉ là căn bệnh nan y đối với người xưa, còn hiện nay có thể điều trị kéo dài sự sống cho người bị bệnh.

Theo bác sĩ Mai, những người phụ nữ mang gene bệnh này đôi khi cũng có biểu hiện của bệnh và họ có thể truyền cho con cái. Vì thế khi sinh con, sẽ có 50% đứa con trai sinh ra bị bệnh và 50% khả năng con gái mang gene bệnh. Người con gái có thể không bị bệnh nhưng vì mang gene bệnh nên có thể truyền lại cho con trai của họ, con gái của họ lại có thể bị nhiễm bệnh. Với những ai mắc bệnh này, cần có hiểu biết thấu đáo, bất cứ lúc nào cũng phải sẵn sàng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Mai cho rằng, những trường hợp như gia đình anh Tuấn là không hiếm. Đây là căn bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ khoảng 1/5.000 trẻ trai mới sinh. Nguyên nhân nhiều người chết trẻ như trong dòng họ này là do trước đây sự hiểu biết về căn bệnh này còn hạn chế. Họ không biết cách chăm sóc, phòng tránh cho bản thân mình những va đập, tổn thương trong sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay, căn bệnh này chưa có thuốc chữa trị dứt điểm, nhưng bệnh nhân có thể truyền dịch giúp đông máu, tránh chảy máu kéo dài và gây tổn thương các bộ phận khác. “Điều quan trọng là họ phải được biết về căn bệnh, đồng thời người bệnh cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những tư vấn của các bác sĩ. Có rất nhiều bệnh nhân sau khi được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn trong sinh hoạt hàng ngày nhưng không nghe lời, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc”, bác sĩ Mai chia sẻ.

Để tránh nguy cơ di truyền sang cho con cái, bác sĩ Mai cho rằng, trước khi quyết định sinh con, cha mẹ bị bệnh hoặc mang gene bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn. Khi mang thai, các bác sĩ sẽ xét nghiệm ADN để xem xét thai nhi đó có bị nhiễm bệnh hay không. Nếu có, sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời. “Hemophilia là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Tuy nhiên với phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân Hemophilia có khả năng hi vọng một cuộc sống tương đối bình thường, một công việc, một gia đình và một tuổi thọ bình thường”, bác sĩ Mai cho biết.
 
Biểu hiện sớm của bệnh Hemophilia
 
- Triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những lần ngã thường có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi.
- Biểu hiện của bệnh rất đa dạng: Chảy máu bất thường, tự nhiên hoặc sau phẫu thuật; có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể tuy nhiên cơ và khớp thường hay bị chảy máu hơn đến nỗi nhiều người bệnh nhầm tưởng là bệnh của cơ, khớp.
 
Cần làm gì khi bị bệnh Hemophilia?
 
- Tìm hiểu về Hemophilia.
- Điều trị sớm và biết khi nào cần điều trị và đến bệnh viện.
- Liên hệ chặt chẽ với Trung tâm điều trị Hemophilia.
- Tập thể dục thường xuyên, chăm sóc vệ sinh răng miệng, khám nha sĩ định kì.
- Tránh va chạm gây chảy máu, kiểm tra tổn thương di truyền và cân nhắc khả năng truyền bệnh cho thế hệ sau.
 
(Theo Th.s BS Nguyễn Thị Mai)
 
 
Phùng Bình
lanvu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt giữ nghi phạm vô cớ đánh vào đầu nhiều phụ nữ đi đường làm 1 người chết

Bắt giữ nghi phạm vô cớ đánh vào đầu nhiều phụ nữ đi đường làm 1 người chết

Pháp luật - 12 phút trước

Hôm 10/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chuyển toàn bộ hồ sơ đối tượng Lầu Vũ Nhật Đăng lên Phòng Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều tra, xử lý đối tượng về hành vi giết người.

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

Kết thúc thời gian đăng ký, có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống trực tuyến về đăng ký thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, số thí sinh tự do đăng ký dự thi là 45.344.

Điểm mới về bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức cần biết sau cải cách tiền lương

Điểm mới về bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức cần biết sau cải cách tiền lương

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng. Sau cải cách tiền lương, bảng lương theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức và viên chức có điểm gì mới?

Tin sáng 11/5: Sốc với giá vàng, Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch không gian ven sông Hồng

Tin sáng 11/5: Sốc với giá vàng, Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch không gian ven sông Hồng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Giá vàng SJC tăng phi mã, người mua vàng có thể lãi hơn 4 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tuần; Hà Nội treo thưởng 1 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch bãi giữa và bãi bồi ven sông Hồng.

Vụ học sinh lớp 6 nhảy lầu ở Đà Nẵng: Nạn nhân qua cơn nguy kịch, lúc tỉnh gọi được 'mẹ ơi'

Vụ học sinh lớp 6 nhảy lầu ở Đà Nẵng: Nạn nhân qua cơn nguy kịch, lúc tỉnh gọi được 'mẹ ơi'

Thời sự - 1 giờ trước

“Mẹ cháu đang túc trực trong phòng với cháu suốt ngày đêm tại khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức. Lúc tỉnh cháu đã nhận biết được mẹ mình”, bà G. cho hay.

Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Trên đường chở bạn bằng xe mô tô về thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh), xe của T.T.T bất ngờ đâm vào dải phân cách cứng dẫn đến cả 2 bị thương, vong.

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Hiện trên địa bàn TP còn có 11 điểm khi xảy ra mua lớn từ lưu lượng 50mm/h đến 70mm/h sẽ xảy ra ngập úng, 19 điểm úng ngập khi mưa lớn từ 100mm/h trở lên gây quá tải hệ thống thoát nước.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi làm 6 người thiệt mạng ở Đồng Nai, cơ quan chức năng cung cấp thêm thông tin mới nhất về vụ việc.

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Pháp luật - 11 giờ trước

Hiền bị truy nã về tội: "Hiếp dâm trẻ em" và bị công an bắt giữ sau 12 năm lẩn trốn.

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục - 12 giờ trước

Xuất thân gia đình nhà nông, phải vay tiền theo đuổi giấc mơ đại học, Trần Thế Dương tốt nghiệp điểm GPA cao nhất, tốt nghiệp sớm Đại học Bách khoa Hà Nội 2024.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Top