Hà Nội
23°C / 22-25°C

Độc đáo Nhẫm dương tự (2): Kho xương hóa thạch khổng lồ

Chủ nhật, 11:00 01/07/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Theo PGS. TS Nguyễn Lân Cường thì kho xương này chính là những dấu tích chứng minh sự tồn tại của người Việt cổ trong một thời gian dài.

 
Năm 1999, theo lời sư phụ dặn trước khi viên tịch, sư thầy Thích Đàm Mơ đã cho khai thông lại động Thánh Hóa (nơi khi xưa sư tổ Thủy Nguyệt "hóa thánh") để tìm một số tượng đá bị thất lạc trong hang để đưa vào chính điện. Bất ngờ thay, tại hang động này, sư thầy cùng những người làm đã phát hiện cả một kho xương hóa thạch khổng lồ. Theo PGS. TS Nguyễn Lân Cường thì kho xương này chính là những dấu tích chứng minh sự tồn tại của người Việt cổ trong một thời gian dài.
 

Răng và hàm của loài voi được sư thầy Mơ gói gém rất cẩn thận.

 
Tìm tượng  phát hiện ra xương

Trước khi dẫn chúng tôi du hành động Thánh Hóa lần hai, sư thầy Thích Đàm Mơ dừng lại khá lâu trước cửa động - nơi có những lớp đất bùn mới được bồi đắp. Sư thầy khiến chúng tôi bất ngờ và khó hiểu khi vừa đặt chân đến đây, sư thầy cúi xuống sát mặt đất, quan sát rất chăm chú rồi nhặt lên những "viên đá" trắng đục. Độ khoảng 5 phút, sư thầy xòe bàn tay ra, trên tay sư thầy lúc này không phải là những "viên đá" nữa mà là rất nhiều mẩu xương nhỏ, có màu trắng đục. Sư thầy bảo: "Đây chính là những mẩu xương trong vô vàn mẩu xương thú và xương người còn sót lại trong lớp đất bùn được mang ra từ lòng động. Phía dưới lớp đất này vẫn còn rất nhiều xương hóa thạch sót lại trong quá trình khai quật. Mỗi khi trời mưa, tôi cùng một số Phật tử lại mặc áo mưa, đội nón cời, đeo găng tay... ra đây ngồi nhặt xương, không để cho chúng trôi theo dòng nước".
 
Sau 5 phút cúi xuống quan sát khoảng đất trống trước cửa động Thánh Hóa sư thầy Mơ đã tìm thấy rất nhiều mẩu xương hóa thạch còn sót lại.
Sư thầy Mơ vừa tìm thấy một mẩu xương hóa thạch trước
cửa động.
Xương hóa thạch của loài voi, linh dương và Pongo.

Cầm trên tay chiếc đèn pin đã cũ, sư thầy Thích Đàm Mơ thuần thục như một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Lần này, sư thầy không kể nhiều đến các sự tích chứa đựng nhiều yếu tố ly kỳ, mà đưa chúng tôi len vào các hốc đá trong động để tận mắt chiêm ngưỡng những mẫu xương hóa thạch còn sót lại mà chỉ một mình thầy Mơ là nhớ vị trí chính xác của chúng. Thầy Mơ cứ tặc lưỡi tiếc mãi, giá như thầy biết đó là xương hóa thạch của người Việt cổ và thú cổ hoặc các nhà nghiên cứu khảo cổ mà về sớm thì thầy đã không cho khơi thông hang, làm vỡ mất bao nhiêu là bộ xương còn nguyên vẹn.

Thầy Mơ kể, trước khi viên tịch, hòa thượng Thích Vô Vi (sư trụ trì chùa Nhẫm Dương lúc bấy giờ) kêu thầy Mơ lại bên và dặn: "Sau khi thầy mất, con nên khai thông lại động Thánh Hóa và động Tĩnh Niệm sau chùa để tìm lại mấy pho tượng đá của tổ Thủy Nguyệt và tổ Tông Diễn đưa vào chính điện thờ. Có làm được việc đó thì đạo pháp mới hưng long, nền cốt linh thiêng mới được phát". Y theo lời sư phụ, năm 1999, tiện việc trùng tu lại chùa do chùa đã bị mục mái, gãy cột... sư thầy Mơ đã nhờ một số thợ chuyên khai thác đá trong làng khai thông lại động. Bất ngờ thay, khi khai thông hang, thầy Mơ đã phát hiện được cả một kho xương hóa thạch khổng lồ.

Theo lời thầy Mơ: "Ban đầu đào thấy tượng rồi nhưng do cửa động hẹp quá nên không đưa được ra, nhưng càng đào càng thấy rất nhiều xương. Tôi hoảng hốt không biết xương ở đâu ra mà nhiều thế. Tôi lại cho mìn nổ, dùng chầy dùng búa đập nhưng không thể nào lấy được nguyên xương. Mọi người mới bạch với tôi rằng: "Thầy ơi! xương rất cứng, mìn nổ cũng chỉ bóc ra được một nắm như bàn tay mà xương lại cứ nằm sâu trong ngách đá, bây giờ dùng búa đánh xương ra mà thầy bảo lấy nguyên thì làm sao chúng con làm được?". Thấy nói thế tôi cũng hiểu được sự khó khăn của anh em nên đành tặc lưỡi: "Nếu vậy thì các chú chịu khó lấy xương vỡ vụn ra, khối xương nào còn giữ được nguyên thì cố giữ vậy".

Mặc dù đã phát hiện ra rất nhiều xương nhưng do xương lẫn trong bùn đất cứng nên tổ khơi thông hang động định bụng sẽ dùng cuốc, xẻng đào để lấy xương ra. Tuy nhiên, khi đụng cuốc vào bùn đất thì cuốc văng ra vì bùn kết lại cứng chắc như đá. Không còn cách nào khác, 5 người thợ khai thác đá chuyên nghiệp phải nhờ tới sự hỗ trợ của thuốc nổ. Lúc đầu, họ định đánh hai bên thành động nhưng sợ thuốc nổ làm sập hang tổ nên phải đặt thuốc nổ ở giữa. Nhưng đến thuốc nổ cũng chỉ phát ra một tiếng "ục" và cũng chỉ làm bắn ra được một lớp bùn nhỏ. 3 người đàn ông đứng tuổi cùng 2 thanh niên lực lưỡng trong tổ khơi thông động đành phải dùng búa, đục, dao... đục từng khối bùn nhỏ để lấy xương ra. Càng đục vào sâu, xương phát lộ ra càng nhiều.

Lúc đó, tôi đoán là xương của bộ đội khi xưa chiến đấu ở đây. Thế nên, thà không biết thì thôi, giờ đã biết rồi thì cố nhặt nhạnh cho bằng hết các mẩu xương, răng... để an táng cho người ta mát mẻ. Trong đầu tôi nghĩ sẽ báo chính quyền địa phương để quy tập họ về nghĩa trang liệt sỹ hoặc nếu không được thì tôi sẽ tự bỏ tiền an táng họ trong khuôn viên chùa rồi xây thành một nghĩa trang nhỏ. Tuy nhiên, cứ đào vào sâu thì thấy động càng lộ ra rất nhiều loại xương khác nhau. Ban đầu là những mẩu xương trắng đục không biết là của người hay thú, rồi dần đến là những chiếc răng của ngựa, tê giác, voi... to dài, trắng muốt. Đặc biệt, răng của loài Pongo rất giống răng người, tôi cứ cho nhặt tất tần tật rồi bỏ vào từng thúng riêng".

Nhớ lại thời điểm cùng các Phật tử chung tay khơi thông hang động, thầy Mơ không khỏi bồi hồi, xúc động. Những ngày đó, vì đang khó khăn nên ngay cả lúc nắng nóng nhất, thầy cũng không có lấy được một chai nước suối cho mọi người uống. Và dù việc làm rất vất vả, khó nhọc nhưng mọi người ai cũng quyết tâm rất cao độ. Không kể ngày mưa hay ngày nắng, ngày nào mọi người cũng làm từ sáng cho tới lúc tối mịt mới dừng tay. Một số cụ ông, cụ bà... dù sức khỏe đã yếu nhưng vẫn chịu khó đội từng rổ đất một. Những hôm trời mưa lớn, nước chảy ngập hang mọi người mới chịu dừng việc lại, chờ khi nước rút hẳn thì mới tiếp tục làm.

Phân loại  xương như "thần"

Thực ra, khi việc khai quật kho xương kéo dài trong nhiều tháng, thầy Mơ cũng đã từng vấp phải không ít lời dị nghị. Một số người không hiểu sự tình đã vu cho thầy là người phá hoại hang động. Nhiều người thợ khi nghe lời dèm pha đã tỏ ra nản chí muốn bỏ cuộc giữa chừng, nhưng sau khi được sư thầy động viên thì họ lại hăng hái làm việc trở lại. Để động viên mọi người, thầy Mơ phải tạm gác việc Phật pháp, cùng lao động với mọi người. Đến nửa năm sau thì hang được khai thông, xương được đưa hết ra ngoài. Sau này, khi các nhà nghiên cứu tìm về và động được công nhận là di tích lịch sử thì những người đã có công làm rất phấn khởi, họ bảo: "Đấy, giá mà thầy không quyết tâm thì chúng con cũng đầu hàng và suýt chút nữa thì bỏ phí cả những hiện vật giá trị quý".
 
Thầy Mơ đang dọi đèn pin chỉ cho phóng viên thấy một số mẩu xương hóa thạch lớn của loài Pongo còn sót lại lại phía cuối
hang động.
Cận cảnh một mẩu xương hóa thạch còn sót lại trong động
 Thánh Hóa.

Những đốt xương hóa thạch được thầy Mơ cất giữ cẩn thận trong tủ kính phía trong điện thờ Tam Bảo.


Theo thầy Mơ, trong số các hiện vật thu được trong quá trình khơi thông động Thánh Hóa và Tĩnh Niệm thì răng, xương là nhiều nhất. Có kích thước to lớn nhất có lẽ là xương gối voi và xương sọ của loài linh dương. Lẫn trong xương là nhiều loại cổ vật khác như: tiền xu, thạp sứ, đồ trang sức, dụng cụ lao động, giáo mác bằng đồng và đá, đá mài... chỉ riêng quần áo là không thấy.

"Tiền xu khai thác được, tôi toàn đổ ra sân, người dân ai muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Sau này bác Tăng Bá Hoành (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương) về nghiên cứu xác định được 36 loại tiền cổ khác nhau. Tôi còn rất nhiều loại cổ vật quý hiếm khác nhưng không thể trưng ra hết vì phải đề phòng kẻ trộm cổ vật. Nếu bây giờ tôi mà đóng tủ để chứa chúng thì có lẽ 30 cái tủ vẫn chưa hết", thầy Mơ kể.

Các mẩu xương sau khi đưa ra khỏi hang động được sư thầy đựng lẫn lộn vào các thúng nan nhưng vì xương quá nhiều nên thúng không chứa hết, thầy Mơ buộc phải cho bỏ vào bao tải. Sau này, khi có thời gian, sư thầy tự mình phân loại các loại xương hỗn độn này. Lạ kỳ là dù chưa bao giờ được tiếp xúc với các di vật khảo cổ nhưng sư thầy phân loại chính xác đến tuyệt đối từng loại xương người, xương thú. Sau này, chính PGS.TS Nguyễn Lân Cường cũng đã thán phục sư thầy về điều này.

Thầy Mơ lý giải: "Tôi thì chẳng phải nhà khảo cổ, chẳng phải nhà phân loại động vật nên khi phân loại, tôi cứ dựa vào hình dáng của xương mà phân loại. Mỗi lần phân loại xương, tôi cứ đặt 3 khúc xương khác nhau vào một chỗ, sau đó ngắm nghía thật kỹ. Xương thú dù có biến đổi đến mấy thì nó vẫn còn nét thô thô, to to... còn xương người thì thanh thanh, nho nhỏ. Tôi chỉ phát hiện dựa vào phương cách đó thôi. Nếu biết đây là những mẩu xương hóa thạch của người Việt cổ và thú thì tôi đã để nguyên để mời PGS.TS Nguyễn Lân Cường về nghiên cứu. Đằng này vì không biết nên tôi cho đào lên hết.

Tôi còn nhớ, có một bộ xương ở ngay bụi tre bên cạnh cửa hang, khi vừa phát hiện ra tôi đã xác định ngay đó là xương người dù chưa hề thấy đầu lâu. Người chết đó có tư thế nằm nghiêng nên xương ống chân và tay tìm thấy đầu tiên, sau đó thì tìm thấy xương sườn và đầu lâu. Bộ xương  đó sau khi đào thấy, tôi cho chôn luôn trong khuôn viên chùa, PGS Cường không biết điều này.

Cũng có bộ xương khi phát hiện thì có tư thế chân co chân duỗi như kiểu nằm nghỉ trưa thì bị cảm mà chết. Khi vừa nhìn thấy tôi bảo luôn đó là xương người. Có bà vãi bảo đó là xương voi đem vào mà nấu cao vì xương vẫn còn trắng và cứng nhưng tôi khẳng định đó là xương người nên tôi chẳng bao giờ làm thế. Tôi thậm chí còn khẳng định đó là xương nam giới vì theo kinh đức Phật dạy thì "đàn ông xương trắng nặng quằm" - bộ xương này vừa trắng vừa nặng nên không thể là xương đàn bà được. Nhiều xương khai quật từ trong hang ra khó xác định vì bị lẫn đất hoặc bị hóa thạch nhưng khi áp dụng theo cách trên, tôi vẫn phân biệt được chính xác. Nhiều người nói tôi có khả năng đặc biệt, còn tôi thì thấy nếu mình chịu khó quan sát sẽ cảm nhận được mọi thứ một cách rành rọt. Hiện giờ tôi có 5 kho chứa, trong các kho đó, có thứ tôi để trong thúng và có thứ tôi để trong bao tải".

Bây giờ, cứ mỗi lần trời mưa, sư thầy Mơ lại mặc áo mưa, đội nón cời rồi một mình một chiếc thúng nan ra cửa động nhặt xương. Và mặc dù đã nhặt đi nhặt lại rất nhiều lần nhưng cho đến nay, thầy Mơ vẫn nhặt được những chiếc răng voi to dài. Những hiện vật đó được sư thầy cẩn trọng phân loại, cho vào túi nilon, đánh dấu rồi cất sâu vào hầm chùa. Sau 9 năm tìm quanh núi, những hiện vật mà sư Đàm Mơ tìm thấy đã lên tới con số hàng nghìn, trong đó ngoài xương và răng động vật hóa thạch còn có những mảnh chân tháp, những mảnh gốm thời Trần, bên cạnh đó là hai âu tiền cổ, chủ yếu là thời Lê. 
 
Hà Tùng Long
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Giáo dục - 1 giờ trước

Nam sinh trường THPT Chu Văn An Nguyễn Tuấn Minh thi đấu xuất sắc tạo mốc điểm khởi động kỷ lục mới và giành vòng nguyệt quế trận tuần với tổng điểm cao 315 điểm.

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Xã hội - 1 giờ trước

Nhiều nạn nhân tin tưởng và đưa tiền cho Nguyễn Thị Lài ở Quảng Bình bằng hình thức vay mượn cá nhân với số tiền hàng chục tỉ đồng. Nhưng thôn nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương, không có dấu vết.

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Xã hội - 2 giờ trước

Bầu Đức đã dự đám cưới của hậu vệ Hồng Duy tại Gia Lai.

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Xã hội - 2 giờ trước

Trong lúc tắm hồ ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 1 em bị trượt chân đuối nước, 3 em còn lại tìm cách cứu và cũng không may tử vong.

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Xã hội - 2 giờ trước

Những ngày qua, cư dân mạng liên tục có những chia sẻ về hình ảnh gia đình khỉ bạc nhưng lại sinh ra một chú khỉ con có bộ lông màu vàng tại Thảo Cầm Viên (TPHCM).

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Xã hội - 2 giờ trước

Một chiếc máy bay nhỏ đã rơi ở thành phố Tanggerang giáp thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 19/5, khiến toàn bộ những người có mặt trên máy bay thiệt mạng.

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

Một cụ ông 70 tuổi ở Hà Tĩnh bị kẻ lừa đảo gọi điện, yêu cầu nộp đủ 6 tỷ đồng để không bị xử lý vụ việc liên quan đến ma túy.

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xã hội - 2 giờ trước

Chính quyền địa phương quyết định xử phạt nhóm phụ nữ "tập yoga" giữa đường gây bức xúc.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội để xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Top