Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch tiêu chảy cấp: Những chuyện chưa kể

Thứ năm, 14:18 29/11/2007 | Xã hội

Giadinh.net - Trong cuộc chiến chống dịch tiêu chảy cấp, phải kể đến những người làm công tác xét nghiệm chất thải của bệnh nhân. Chất thải này nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm. Thế nhưng, các cán bộ phòng xét nghiệm luôn phải hàng giờ tiếp xúc với nó.

Sau 3 tuần chống chọi với dịch bệnh nguy hiểm lan rộng trên nhiều tỉnh, thành toàn miền bắc và có nguy cơ lan vào các tỉnh miền Trung, miền Nam, toàn ngành y tế đã có những nỗ lực, quyết tâm khống chế thành công dịch bệnh, đặc biệt là không để trường hợp nào tử vong. Đằng sau thành công này phải kể đến những cá nhân, tập thể tận tụy ngày đêm túc trực với bao nỗi vất vả...

Cán bộ y tế không được ốm

Ths.BS Trần Quốc Tuấn, Trưởng khoa lâm sàng các bệnh nhiệt đới (BV Đống Đa – Hà Nội) kể lại, trong những ngày đỉnh điểm của dịch bệnh có ngày tại khoa nhập viện đến gần 40 bệnh nhân. Số giường chỉ đáp ứng đủ một nửa lượng bệnh nhân. Hà Nội là nơi có nhiều bệnh nhân mắc dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm nhất so với các tỉnh trong cả nước.

Những ngày ấy, tất cả các cán bộ y tế trong khoa đều phải làm việc hết tốc lực với một niềm tin sắt đá, không để bệnh nhân tử vong, không để bệnh nhân trốn viện, cán bộ y tế không được ốm. Nghe có vẻ buồn cười, nhưng điều đó thể hiện quyết tâm của cán bộ y tế toàn ngành.

Kể về những ca bệnh nặng, nhập viện trong tình trạng truỵ tim mạch, BS Tuấn cho biết, cái khó nhất là làm sao trong vòng 30 phút phải đưa vào cơ thể bệnh nhân được 1,5 lít nước bù điện giải. Còn sau đó, khi bệnh nhân đã hồi phục mạch, công việc chăm sóc và phục hồi không còn là quá khó khăn.

Đã từng chứng kiến cảnh BS Tuấn cùng các cộng sự của mình khẩn trương cấp cứu từng trường hợp bệnh nhân hôn mê, co giật, mạch bằng 0, chúng tôi mới thấm cái cảnh vất vả, giành giật từng mạng sống. Bởi họ hiểu hơn ai hết, chỉ cần một sơ suất nhỏ hay vì một lý do nào đó mà bệnh nhân không thể qua khỏi, thì những ám ảnh đó sẽ càng gây hoang mang cho người dân, nhất là khi dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đang bùng phát.

Vào điều trị tại Khoa cấp cứu Nội - Bệnh viện Xanh Pôn đều là những bệnh nhân rất nặng, ranh giới giữa cái sống và cái chết là rất mong manh. Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân ở đây không những được miễn phí điều trị, ăn uống mà còn được chăm sóc rất tận tình.

Bác Bạch Quang Quý, 61 tuổi trú tại 41 Hàng Cháo, Hà Nội, người vừa được những thầy thuốc ở đây cứu sống cho biết, bác nhập viện trong tình trạng nôn tháo, co giật chân tay và khi vào viện đã trong tình trạng thập tử nhất sinh. Bác Quý xúc động:

“Chúng tôi không nghĩ là mình được chăm sóc tận tình như vậy. Mặc dù việc điều trị và ăn uống là hoàn toàn miễn phí, nhưng không vì thế mà các bệnh nhân không được ăn ngon, bảo đảm và phục vụ chu đáo. Bản thân tôi đã chứng kiến các bác sỹ luôn phải túc trực với bệnh nhân 24/24, nhất là trong những thời gian đầu mới nhập viện để giành giật lấy sự sống cho bệnh nhân.”

Chống dịch quyết liệt từ địa phương

Những ngày có bùng phát dịch tiêu chảy cấp tại Hải Phòng cũng là những ngày toàn ngành y tế cũng như các cấp ban ngành ở đây tập trung quyết liệt nhất. Theo BS Sang, ngay sau khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành vào cuộc phòng chống bệnh dịch. Trung tâm cũng đã cấp 1.000kg Cloramin B và 96 ngàn gói Ozeron cho người dân. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cử người giám sát 4 nhà máy nước cung cấp nước cho 750.000 dân toàn thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, Trung tâm bổ sung thêm clo vào nguồn nước này. Ngày 12/11, các bến xe trên địa bàn thành phố cũng được tiến hành phun khử trùng.

Thành phố Hải Phòng cũng tổ chức các đoàn thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm niêm phong, dừng lưu thông mắm tôm trong thời gian có dịch. Bên cạnh đó, tất cả cán bộ của Trung tâm tăng thêm giờ làm tập trung xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm được gửi đến để cho kết quả chính xác, điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.

Theo BS Ngô Việt Hùng, Trưởng khoa lây BV Việt Tiệp, từ đầu mùa dịch tới nay, khoa đã tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân nặng. Toàn bộ bệnh nhân này đều được nằm cách ly, được uống nước có ozeron, cốc uống chỉ dùng một lần. Ngoài việc thực hiện chế độ miễn phí, Sở Y tế Hải Phòng còn xét duyệt kinh phí cung cấp bữa ăn miễn phí cho các bệnh nhân trong vụ dịch này với mức 15.000đ/ngày. Để phục vụ tốt cho bệnh nhân như vậy, toàn khoa phải túc trực 24h mỗi ngày, tích cực cấp cứu cũng như động viên tinh thần bệnh nhân cho đến khi lành hẳn bệnh.

Ghi nhận của PV Báo GĐ&XH tại điểm nóng của dịch tại huyện Nam Sách (Hải Dương) cũng cho thấy sự quyết tâm của các ban ngành, đoàn thể cũng như sự tận tụy và lăn xả vào công việc dập dịch của các bác sĩ ở đây. Theo bà Đặng Thị Bích Liên, Phó chủ tịch tỉnh Hải Dương, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, ngay khi ghi nhận đồng loạt nhiều trường hợp tiêu chảy tại xã Quốc Tuấn, Nam Sách sau bữa cỗ đám ma, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo kịp thời giám sát và khống chế dịch. Đồng thời, các bệnh viện cũng trực dịch để đảm bảo không để bệnh nhân tử vong và tránh lây lan dịch bệnh rộng.

Từ công tác chỉ đạo quyết liệt tới việc thực hiện nghiêm túc trong toàn ngành y tế, đã đem lại thành công nhanh chóng trong cuộc chiến chống dịch tiêu chảy cấp. Đằng sau thành công của cuộc chiến 3 tuần khống chế được dịch bệnh, có nhiều chiến công thầm lặng mà dũng cảm của các y, bác sĩ...

Sự hy sinh âm thầm

Viện Y học lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm là nơi “tiếp đón” nhiều bệnh nhân tiêu chảy nặng nhất trong đợt dịch. BS Nguyễn Tường Vân, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Y học cho biết: Từ ngày có dịch, lãnh đạo Viện đã có chủ trương huy động toàn lực lượng y, bác sĩ của Viện để trực cấp cứu bệnh nhân. Số lượng trực cấp cứu tăng lên gấp 3 lần, cả ngày thứ bảy và chủ nhật không ai được nghỉ, kể cả ban giám đốc Viện.
Tham gia vào hoạt động cấp cứu và chữa trị cho bệnh nhân, không thể không kể đến những cán bộ y tế làm việc tại khoa Vi sinh của các bệnh viện, những người làm công tác xét nghiệm chất thải của bệnh nhân. Những ngày viện quá tải bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp cũng là những ngày, các khoa vi sinh ngập đầy công việc. Ai cũng biết rằng, chất thải của bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp, tất nhiên trong đó bao gồm cả những  trường hợp có phẩy khuẩn tả, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm. Trong khi đó, hàng ngày, hàng giờ các cán bộ trong phòng xét nghiệm luôn phải tiếp xúc với thứ vừa bẩn vừa nguy hại này.

BS Lê Văn Điềm, Giám đốc bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong thời gian cao điểm của dịch, mỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhận hàng chục bệnh nhân thì công việc của phòng xét nghiệm này cực kỳ vất vả. Các cán bộ ở đây phải làm việc từ sáng đến tối mịt, thậm chí cả qua đêm để nhanh chóng tìm ra kết quả cung cấp cho các bác sỹ, kịp thời có hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

“Nhiều hôm thấy anh em làm việc muộn quá, mà mấy hôm đó đều là trời lạnh, tôi phải duyệt mua ngay một cái máy nóng lạnh để phục vụ họ tắm rửa, vệ sinh sau một ngày làm việc căng thẳng trong môi trường dễ gây bệnh”, BS Điềm nói. Nhìn việc các y bác sĩ ở đây làm, chúng tôi hiểu rằng, những điều bác sĩ Điềm nói là hoàn toàn đúng về những con người mà lúc nào cũng có thể có nguy cơ trở thành bệnh nhân kế tiếp.

Đợt dịch này đi qua, các y bác sĩ, các cán bộ y tế lại tiếp tục chuẩn bị lực lượng để đối phó với những đợt dịch bệnh khác nếu chúng có khả năng xuất hiện, đối phó với những chu kỳ của bệnh tật từ Bắc vào Nam. Bảo vệ cho sức khoẻ của người dân, ấy là công việc thường trực mà mỗi cán bộ y tế hàng ngày vẫn thực hiện.

Hỏi về bí quyết thành công của ngành y tế Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh, BS Tuấn cho rằng, mấu chốt là đã huy động được cả cộng đồng, các tổ chức xã hội, các tổ chức chính quyền cùng vào cuộc với những quyết tâm, nỗ lực không ngừng. 

Bộ trưởng Bộ Y tế không sợ dịch

Đó là cảm nhận của phóng viên Báo GĐ&XH, khi theo chân Bộ trưởng Bộ Y tế giám sát dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tại Hải Dương. Tới bệnh viện huyện Nam Sách, Bộ trưởng, khoác trên người tấm áo blue trắng, luôn gần gũi và trò chuyện với những bệnh nhân tiêu chảy cấp đang được điều trị tại đây. Bộ trưởng còn tới thăm nhà những người dân có người bệnh. Đi tới đâu, Bộ trưởng cũng hỏi han xem có đủ thuốc, hoá chất để phòng chống dịch bệnh cho người dân hay không. Đặc biệt, Bộ trưởng còn nhấn mạnh: Tuyệt đối không để người dân nào tử vong.

Chung Nhi - Vân Khánh

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 1 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 2 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 4 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 5 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 5 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top