Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về hành trình tìm mộ tổ

Chủ nhật, 10:15 14/02/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Trong lịch sử Việt Nam, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) luôn nhận được sự ngưỡng mộ, quan tâm đặc biệt của lớp lớp hậu thế. Sở dĩ như vậy bởi ông là danh tướng văn võ toàn tài, vừa có công dẹp yên biên thùy, vừa có công mở mang bờ cõi.

Những chiến công của Lễ Thành Hầu đều nhuốm màu sử thi của “Từ thủa mang gươm đi mở cõi”. Ngay cả việc mộ phần của ông bị mất, rồi lại tìm thấy sau nửa thế kỉ cũng chứa đựng những điều kì lạ, trong ranh giới giữa tâm linh và thực tại...
 

Ông Nguyễn Hữu Tiến (trái) và phóng viên.

 
Một đời hiển hách
 
Theo sử sách và gia phả của dòng họ Nguyễn Hữu tại thôn Đại Phúc, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) thì Nguyễn Hữu Cảnh là con thứ của Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, em của Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào, sinh tại Phước Long, Chương Tín, Phong Lộc, Quảng Bình. Là dòng dõi danh tướng, lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, lại thông minh, anh dũng, lập được nhiều chiến công nên ông được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ khi mới ở tuổi độ đôi mươi. Người đương đương thời gọi ông là “Hắc Hổ” (bởi ông sinh năm Dần, nước da ngăm đen, vóc dáng hùng dũng, oai phong).
 

Sắc phong Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Vào năm 1692, nhân khi có loạn lạc, chúa Nguyễn Phúc Chu phái Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh đem quân bình định biên cương, thành lập trấn Thuận Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay). Sau đó ông được cử làm Trấn thủ dinh Bình Khương (Khánh Hòa, Bình Thuận bây giờ). Tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai. Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai, đến đóng đại bản doanh ở Cù lao Phố. Thuở ấy xứ Đồng Nai toàn là rừng núi âm u, sông rạch thì chằng chịt, mãnh thú, ác ngư đầy rẫy... Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã đưa ra nhiều kế sách: Khai hoang mở cõi, dàn xếp biên cương, thiết lập cơ quan hành chính địa phương, lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vùng đất cực Nam này vào bản đồ Đại Việt... Chỉ trong một thời gian ngắn, vùng Đồng Nai - Bến Nghé đã nhanh chóng trở nên trù phú, rộng lớn.

Năm 1699, Triều đình tái cử ông đi dẹp yên biên cương. Với chính sách ôn hòa, ông đã dùng nhân tâm thu phục được lòng người, cuộc an định biên cương mau chóng hoàn tất.

Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao (nay là Chợ Mới, An Giang) và báo tin thắng trận về kinh. Sau đó, ông lâm bệnh trọng và mất vào ngày 09/05 năm Canh Thìn (1700) tại Rạch Gầm, Mỹ Tho. Đến ngày 16/05 linh cữu ông được đưa về an táng tại Hiệp Hoà (Biên Hoà - Đồng Nai).

Năm 1802, di hài ông được đưa về an táng tại Phước Long, Chương Tín, Phong Lộc, Quảng Bình. Đến năm 1945, chiến tranh, loạn lạc đã xoá đi dấu tích phần mộ ông. Khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, con cháu Lễ Thành Hầu đã đi tìm, nhưng phần mộ Nguyễn Hữu Cảnh vẫn mịt mù không biết nơi đâu...
 

Ông Thuần và ông Tiến.

 
Manh mối ít ỏi
 
Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Tiến (hậu duệ đời thứ 10 của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, hiện ở xã Vạn Ninh) bảo, cuộc tìm kiếm mộ phần Lễ Thành Hầu có những lúc tưởng chừng như không còn hy vọng. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, cũng là lúc gia đình ông quyết định đi tìm mộ tổ. Ông Nguyễn Hữu Chương, bố ông Tiến từng nói với các con: “Ước nguyện cuối cùng của cha là trước khi nhắm mắt, phải tìm lại được mộ cụ tổ”. Suốt gần 10 năm sau đó, bố ông cùng 3 con trai đã không biết bao lần ra đi rồi lại phải về tay không. Ông Chương cứ tự trách mình, tại sao không thể định hình được nơi cụ tổ nằm, dù trước năm 1945, ông đã nhiều lần đến đó tảo mộ.

Lần theo các manh mối, ông Chương biết trong làng có cụ Cạy (tên thật là Nguyễn Thành) là một trong những người còn lại của đội Hộ từ phu đền Vĩnh An, được hưởng lương bổng của triều đình trước đây để coi sóc cho phần mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Khi tìm gặp, ông Cạy đã kể lại rằng, lúc 20-22 tuổi, ông được vào làm ở đội Hộ từ phu. Khoảng năm 1936, ông cùng đội lên ga Mỹ Trạch (Lệ Thuỷ) để đón bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh và thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Dật về dựng trước phần mộ hai ngài.

Sau khi đón bia, đội Hộ từ phu xuống thuyền chèo dọc sông lên vùng thác Ro (xã Trường Thuỷ ngày nay) và dựng bia Lễ Thành Hầu ở đó. (Tấm bia kia đặt ở núi An Mã, nơi có phần mộ của Nguyễn Hữu Dật). Ông Cạy còn nhớ rằng trên mộ Đức Ông được rải đá cuội, xung quanh có những hòn đá bạc, mộ đắp bằng đất...

Với những chỉ dẫn ít ỏi đó, ông Chương và các con đã không thể nào tìm được mộ phần của Nguyễn Hữu Cảnh. Còn tại cuốn gia phả có tuổi đời gần 300 năm thì cũng không cung cấp chi tiết nào hơn ngoài việc khẳng định mộ chí của tổ tiên chôn tại đất Quảng Bình. Trong lúc tuyệt vọng đó, hễ cứ nghe tin ở đâu tìm thấy bia mộ có khắc chữ Nôm, chữ Hán là ông Chương lại lao đến xem có phải đó là của cụ tổ nhà mình hay không. Năm 1985 ông Chương qua đời, với một nỗi buồn mang nặng trong lòng vì nghĩ mình chưa làm tròn trách nhiệm với tổ tông, dòng họ.

Đến năm 1989, Sở VHTT tỉnh Quảng Bình đã cùng những người con ông Chương tiếp tục đi tìm mộ phần của Nguyễn Hữu Cảnh. Thế nhưng cho dù mất nhiều thời gian, nơi an nghỉ của Ngài vẫn không thấy đâu.
 

Đền thờ Lễ Thành Hầu tại Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.

 
Sự trùng hợp kì lạ
 
Vào năm 1992, sau khi có thêm một số cứ liệu, UBND tỉnh, Sở VHTT tỉnh Quảng Bình cùng ông gia đình ông Tiến, đã một lần nữa đi tìm nơi an nghỉ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Vậy nhưng lần này kết quả cũng không khác các lần trước đó, đoàn trở về tay không. Ba năm sau, trong khi cơ quan chức năng đang tổ chức hội thảo nhằm tìm ra vị trí của mộ phần Nguyễn Hữu Cảnh, thì ông Tiến bất ngờ tiếp xúc với một người. Người này khẳng định sẽ tìm ra một cụ tổ. Dù chẳng mấy tin, nhưng ông Tiến tự nhủ: “Cũng chẳng hại gì, vả lại cuộc sống luôn chứa đựng những sự trùng hợp, ranh giới giữa tâm linh và thực tại đôi khi rất mong manh”. Người “báo tin” cho ông Tiến là một cựu chiến binh có tên Nguyễn Phúc Thuần, cũng ở Vạn Ninh. Sau khi làm theo lời ông Thuần, kết quả thật không ngờ...

Để khẳng định những điều mình nói là thật, ông Tiến đã đề nghị đưa tôi, người viết bài này trực tiếp đến gặp ông Thuần, nghe ông kể lại giấc mơ 15 năm về trước (ngày 20/7/1995).

Bên chung trà ấm nóng, ông Thuần bảo, tối đó, sau khi ngồi uống nước trà cùng hàng xóm xong, ông lên giường ngủ như mọi ngày, đến khoảng 12h đêm tự dưng ông tỉnh dậy, đi ra giữa  nhà để uống nước sau đó quay vào giường. Lúc này ông chợt thấy ớn lạnh. Lên giường một chút ông cũng thiếp đi. Bỗng ông thấy một cụ già người to cao, râu tóc bạc trắng, mặc áo xanh, tay cầm thanh kiếm, bên cạnh có hai người khác theo sau đi vào nhà. Ông già bảo: “Ngày mai dậy đem theo một ít gạo và đồ dùng để nấu ăn”. Đúng lúc đó tự nhiên ông thấy nước ngập vào nhà, ông vội cúi xuống xúc lúa tránh lúa bị ướt. Tiếp đó ông lại nhìn thấy một người đàn bà và một đứa trẻ chăn trâu...

Mơ đến đây ông choàng tỉnh. Ngoài trời mưa rất to. Thấy trời còn tối, ông lại ép mình ngủ tiếp. Đến khoảng 5h sáng, ông lão trong giấc mơ khi trước lại xuất hiện giục ông dậy đi kẻo trễ. Không hiểu sao lúc đó ông lại bật dậy, chạy ngay lên nhà ông Tiến và nói: “Sáng nay sẽ tìm ra mộ Đức Ông, nếu bây giờ đi thì 10h sẽ tìm thấy. Trước đó sẽ gặp một người đàn bà, một đứa trẻ và một con suối. Mộ Đức Ông ở đó”. 
 
Giây phút tìm lại được mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (ảnh tư liệu).
 
Ông Tiến, ông Thuần và một người cháu ngoại đèo nhau trên 1 chiếc xe, cầm theo những thứ mà trong mơ ông Thuần được dặn lên vùng thác Ro, bắt đầu cuộc tìm kiếm. Loanh quanh một hồi giữa vùng đồi núi mà không kết quả, 3 người thống nhất chia nhau đi tìm. Lúc đó khoảng 9h sáng. Khoảng 15 phút sau, ông Thuần thấy khát nước nên tìm đến con suối gần đấy. Đến đây ông bất ngờ gặp một người đàn bà. Ông vội gọi ông Tiến lại để đưa bức ảnh chụp bia mộ cụ Nguyễn Hữu Dật và hỏi xem bà này có thấy ngôi mộ nào có tấm bia tương tự.
 
Bà này cho biết, trước đây thì có, nhưng nay các bia chữ Hán đã bị phá, hỏng gần hết. Bà còn nói thêm rằng, khu mộ nhiều chữ Hán đang nằm gần nhà dân, chứ không phải ở nơi này. Thế là cả 3 người lập tức hướng về khu nhà dân. Đi được một quãng, bất ngờ ông Tiến gặp một đứa trẻ đang chăn bò. Tim đập thình thịch, lại gần đứa bé, ông chìa tấm ảnh ra hỏi thăm. Đứa trẻ cho biết có một chỗ có tấm bia như thế, “thầy Hy” của nó vẫn thường ra đó thắp hương, nhổ cỏ.
 
Nói xong, đứa trẻ chỉ đường vào nhà thầy Hy. Cả 3 người tất tả làm theo hướng dẫn. Khi gặp mặt, ông Trần Mạc Hy (SN 1930, trú tại xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ) cho biết có thấy một ngôi mộ với tấm bia tương tự trong ảnh. “Ngôi mộ tôi không biết là của ai, nhưng thấy hương lạnh, khói tàn, nên vẫn thường xuyên ra nhổ cỏ, thắp hương”, ông Hy nói.
 

Thầy Hy bên tấm bia mộ Lễ Thành Hầu.

Vị trí ngôi mộ được tìm thấy cách nhà ông Hy khoảng 800m. Sau khi thắp hương, chụp lại ảnh cả hai mặt của tấm bia mộ, ông Tiến ra về. Tiếp đó ông Tiến báo cáo với Sở VHTT tỉnh. Mấy ngày sau, GS Trần Quốc Vượng nhân chuyến công tác ở Quảng Bình, sau khi xem qua đã khẳng định, đây chính là bia mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ở mặt trước tấm bia ghi “Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Cảnh chi mộ”, theo GS Vượng, điều này không có gì là khó hiểu, đó là tước hiệu cao nhất vua ban cho, sau khi Ngài mất. Những ngày sau, GS Vượng cùng đoàn công tác đã lên thực địa, sau khi xem xét, đoàn kết luận đây đúng là mộ phần của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Xét ra mộ chí của Ngài đặt rất đúng hướng địa lý đặt mộ của tiền nhân dòng họ Nguyễn Hữu đã chọn, và đã được ghi lại rất rõ trong cuốn gia phả: “Thượng Yên Mã, hạ Đùng Đùng, trung trung nhất huyệt (phía trước giáp núi Yên Mã, phía dưới gần phá Hạc Hải, khoảng trung tâm là nơi an táng). Ba câu này, cha con ông Tiến, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã từng thuộc làu khi đi tìm mộ Ngài, vậy mà phải tròn nửa thế kỉ, con cháu mới có thể dập đầu trước bia mộ, xúc động mà dâng nén tâm thành tưởng nhớ tới tiền nhân.

Sau khi tìm thấy, hiện giờ lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã được xây dựng lại rất bề thế tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, xứng đáng với công trạng của Ngài.
 
Hậu duệ đời thứ 9 của Nguyễn Trãi

Theo sử liệu ghi lại, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), quê gốc ở Gia Viễn, Ninh Bình, sinh ra ở xã Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Nguyễn Hữu Cảnh là hậu duệ 19 đời của khởi tổ Nguyễn Bặc; hậu duệ 9 đời của hậu tổ Nguyễn Trãi; cháu nội của Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn; con trai thứ 3 của Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật; em ruột của Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào. Lễ Thành Hầu cùng cha và ông nội, đều là những người có công lao to lớn trong việc phò tá các chúa Nguyễn.
 
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh ra khi nước nhà đang chịu nạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, lại thuộc dòng dõi danh tướng nên sớm có tư tưởng, hành động an định thiên hạ, trở thành cánh tay đắc lực của chúa Nguyễn trong việc dẹp yên giặc giã biên cương, khai hoang mở cõi. Ngoài trí tuệ trác việt, ông còn là người rất dũng cảm, thiện chiến. Ông chính là sư tổ của môn võ “Bạch hổ sơn quân phái” nổi danh một thời.
 
Không chỉ là vị tướng quân dũng mãnh, nhà chính trị tài giỏi mà Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh còn là người nhân hậu, luôn nhớ về cội nguồn. Ngày nay, chúng ta thấy tên gọi các địa danh hành chính quận, huyện, xã, tỉnh ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như: Phước Long, Tân Bình, Bình Dương, Bình Đông, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Quới…đó đều là những tên gọi mà khi xưa Lễ Thành Hầu đặt để tưởng nhớ nơi sinh quán Quảng Bình.
 
PV
 
Người âm thầm chăm sóc ngôi mộ 30 năm

Thầy giáo Trần Mạc Hy.

Thầy Trần Mạc Hy, người đã coi sóc ngôi mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh suốt mấy chục năm bảo, khi ở cái tuổi chăn trâu, ông thường cùng đám trẻ hay ra chỗ ngôi mộ chơi đùa. Lúc chiến tranh xảy ra, khu vực mộ được đặt làm kho vũ khí, không ai được vào đó nữa. Sau ngày hoà bình lập lại (1954), ông lại đến với ngôi mộ, thường xuyên thắp hương, làm cỏ.
\
Ông Hy cho rằng, việc hậu duệ của họ Nguyễn Hữu không tìm thấy ngôi mộ cũng là điều dễ hiểu. Bom đạn chiến tranh đã làm biến dạng địa hình nơi này. Tuy có điều lạ là bom đạn ác liệt như vậy nhưng ngôi mộ cơ bản vẫn còn nguyên (chỉ có tấm bia bị 4 vết lõm, do bom bi trúng vào). “Điều vui nhất là bây giờ tôi đã biết người nằm dưới mộ là ai. Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là niềm tự hào cho tôi cũng như bà con Quảng Bình. Khi nào đôi chân tôi không lê được nữa thì lúc đó tôi mới thôi ra với Ngài”, ông Hy nói.
 
 
Vĩnh Quý
Gia đình và Xã hội Xuân Canh Dần
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

Giáo dục - 4 phút trước

UBND TP.HCM phê duyệt đề án thành lập Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Thời sự - 27 phút trước

GĐXH - Công nhân mỏ khoáng sản Pù Sáp (xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) hằng ngày phải làm việc 6 tiếng trong hầm lò với sự nguy hiểm luôn rình rập.

Bắt quả tang giám đốc xâm hại tình dục nam thiếu niên 16 tuổi

Bắt quả tang giám đốc xâm hại tình dục nam thiếu niên 16 tuổi

Pháp luật - 28 phút trước

Ngày 16/5, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đang tạm giữ hình sự T.Q.D (SN 1981, ngụ TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) để điều tra về hành vi xâm hại tình dục.

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Thời sự - 2 giờ trước

Xe ô tô biển xanh của Sở Tư pháp Khánh Hòa va chạm với xe bồn tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) khiến Giám đốc Sở và 3 người khác trên xe bị thương.

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thời gian gần đây, tại phố Kim Đồng đoạn giao với đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai), Hà Nội xuất hiện hàng rào thi công chiếm hơn nửa lòng đường, dài hàng trăm mét, gây ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm.

Nam sinh Việt lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Nam sinh Việt lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách "30 Under 30 Asia" năm 2024, trong đó Tuấn Minh (sinh viên năm thứ ba ngành Quản trị Kinh doanh Đại học VinUni) trở thành người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách này.

Trộm xe đạp khi vừa ra tù trên đường về nhà

Trộm xe đạp khi vừa ra tù trên đường về nhà

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trên đường trở về sau khi chấp hành án tù, nữ đạo chích đột nhập vào nhà dân tiếp tục trộm cắp tài sản.

"Giọt nước nghĩa tình" tiếp tục tuôn về Bến Tre, Tiền Giang giữa cao điểm hạn mặn

"Giọt nước nghĩa tình" tiếp tục tuôn về Bến Tre, Tiền Giang giữa cao điểm hạn mặn

Xã hội - 4 giờ trước

Từ 4h sáng, đoàn cán bộ, nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đã bắt đầu xuất phát từ Bình Dương, vượt hàng trăm cây số để đưa nước ngọt đến với người dân hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Trong chuyến đi này, Tập đoàn Tân Hiệp Phát phối hợp cùng báo Công an TP.HCM trao tặng gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 và 620 khối nước ngọt cho bà con.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 17/5/2024: Nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không còn điện để dùng từ sáng sớm

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 17/5/2024: Nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không còn điện để dùng từ sáng sớm

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa dông xối xả, người dân phải lội nước đi làm?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa dông xối xả, người dân phải lội nước đi làm?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, Thủ đô vẫn có mưa lớn và dông. Sau đó trời giảm mưa, có nắng đan xen.

Top