Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai

Chủ nhật, 13:37 22/12/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Đi - đối với tộc người Đan Lai là thoát ra khỏi sự quanh quẩn bản nghèo giữa heo hút đại ngàn. Đi là để tìm kế mưu sinh. Đi để mở rộng quan hệ, tìm cái hay, cái mới của thế giới xung quanh, mang về làm biến đổi bản nghèo cố hữu bao đời nay. Đó là những tâm huyết của ông La Văn Linh - Bí thư chi bộ bản Cò Phạt (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An), một trong những người tiên phong “mở đường” cho tộc người Đan Lai thoát nghèo nàn, lạc hậu.

Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai - Ảnh 1.

Lớp học của học sinh lớp 5 điểm trường Cò Phạt. ẢNH: V. ĐỒNG

Tôi từng mang tiếng "bán con"

Dẫn chúng tôi vào ngôi nhà mới xây nổi lên giữa những ngôi nhà tranh tre nứa lá của bản Cò Phạt, ông La Văn Linh - Bí thư Chi bộ bản Cò Phạt cười vui: "Có được cơ ngơi này mà tôi mang tiếng "bán con" đó. Tôi phải cố xây nhà thật khang trang để bà con dân bản nhìn vào thấy có dám "bán con" mới đổi thay được số phận của mình".

Là cán bộ chủ chốt của bản, ông Linh được ra ngoài xã, huyện nhiều. Mỗi lần rời bản ra tiếp xúc với công việc, với nhiều người thuộc các dân tộc anh em, ông Linh như được thức tỉnh trước cái mới đang hiện hữu mỗi ngày. Hình như sau những chuyến đi đó, những va đập trong tâm tư, tình cảm, đã cô đúc lại trong tư duy của ông về những hành động cần phải thử sức. Ông Linh nói: "Chỉ có đi ra khỏi bản để lao động, làm việc mới mong thay đổi được bản làng. Nghĩ thế nên năm 2015, tôi là người tiên phong đưa con gái La Thị Sài (SN 1987) đi xuất khẩu lao động tại Arab Saudi. Ngày đó, việc làm này khiến cả bản kinh ngạc. Họ truyền tai nhau: Ông Linh bán con rồi".

Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai - Ảnh 2.

Điểm trường Cò Phạt được xây dựng kiên cố.

Nghe vậy, một số cơ quan chức năng vào Cò Phạt gặp ông Linh để tìm hiểu thực hư. Cũng có người nghi hoặc, thậm chí có người nghĩ, một cán bộ, Đảng viên như ông Linh cho con gái đi xuất khẩu lao động là việc làm táo bạo. Bởi lẽ, thời điểm đó dân bản Cò Phạt đã có ai dám đưa con ra ngoài bản sinh sống. "Biết vậy, tôi nói ngay, cán bộ cứ xuống phòng Lao động và thương binh hỏi sẽ rõ", ông Linh kể.

Năm 2017, cả bản lại xôn xao: "Con gái ông Linh về rồi, về thật rồi". Khi đó, chị Sài (con ông Linh) cầm những cái kẹo dúi vào tay trẻ nhỏ, tặng chị em xóm giếng những bộ quần áo. Việc làm tình nghĩa khiến dân bản ngậm ngùi. Từ thực tế đó, nhiều người nhận ra rằng: "Có đi ra khỏi bản làm kinh tế mới mong xóa cái đói, giảm cái nghèo được".

Sau bước đi của con gái, ông Linh tiếp tục đăng kí cho con trai La Văn Thái (SN 1993) đi Malaysia. Rồi hai người con gái út đi vào miền Nam làm nhân công may mặc, lắp ráp điện tử của các công ty. Ông Linh nói: "Chúng làm trong đó giờ có gia đình cả rồi đấy. Chính lớp trẻ này đã phá bỏ hủ tục hôn nhân cận huyết do trước đây quanh năm sống co cụm trong rừng nên anh em lớn lên chỉ biết lấy nhau vì không biết lấy ai. Chúng lấy chồng xa, tôi đồng ý hết miễn là chúng hiểu nhau, yêu thương nhau".

Học theo ông Linh, giờ trong bản Cò Phạt đã có thêm bốn người con của các ông La Văn Kiệm, La Văn Đoàn, La Văn Phú đi lao động ở Arab Saudi. Riêng nam nữ thanh niên bản Cò Phạt đi làm nhân công các công ty ở phía Nam thì không kể hết.

Tiếng trống trường giữa đại ngàn

Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai - Ảnh 3.

Ở khu TĐC mới, người Đan Lai đã biết chăn nuôi, trồng rau.

Rời trung tâm bản Cò Phạt, chúng tôi đi thêm 30 phút đến nhóm Khe Lẻ, một trong bốn nhóm cư dân nhỏ của bản này. Đây là nhóm bản đầu tiên của tộc người Đan Lai đang sinh sống giữa vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát.

Hỏi nhà của trưởng nhóm Khe Lẻ, một phụ nữ lớn tuổi chỉ tay về phía trước: "Nhà ông La Văn Hồng phía trước đấy. Nhà có mái tôn xanh còn mới đó". Theo chỉ dẫn, chúng tôi đến trước cổng ngôi nhà mới dựng còn thơm mùi gỗ.

Lúc này, ông Hồng đang vất vả lùa đàn bò ra khỏi sân. Thấy khách, ông lộ vẻ ân cần rồi bộc bạch: "Mới có tiền dựng được nhà thôi. Cổng mới chỉ rào bằng tre nên con bò nó vào dẫm nát hết rau. Khi nào có thêm tiền ta sẽ làm cổng xây để bò khỏi vào".

Đứng bên lối ngõ, ông Hồng tiếp tục câu chuyện. Ông cho hay, giờ người dân Đan Lai ở Khe Lẻ đã biết cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, chăn nuôi giỏi lắm rồi, không vào rừng săn bắn, hái lượm như trước nữa. Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cắm bản cũng chăm chút dạy cái chữ cho các cháu, không để cái bản ta mù chữ nữa.

Chúng tôi đang mường tượng về sự thay đổi đáng khích lệ này thì ông Hồng dẫn vào nhà. Ông ngồi khoanh đôi chân lấm bụi lên chiếc chiếu cũ kể: "Ngày xưa, đêm tối không một ánh đèn, dân bản lo sợ thú rừng tấn công nên quen kiểu ngủ ngồi bên bếp lửa. Hễ nghe tiếng động của con thú là tháo chạy thoát thân. Do quá sợ, có người còn trèo lên ngủ trên cành cây. Giờ thì nhà nào cũng có giường, chiếu, chăn màn như đồng bào các dân tộc khác. Riêng nhà tôi có đến 2 cái giường bằng gỗ".

Sau chuyện ngủ ngồi, ông Hồng nhắc đến một tập tục vô cùng lạc hậu khác. Đó là chuyện đẻ ngồi. Khi đẻ, người phụ nữ ngồi bệt xuống nền nhà, hai tay cầm chặt hai sợi dây rừng buộc chặt trên xà nhà, thả xuống. Đẻ xong, người bố bế đứa trẻ sơ sinh ra nhúng xuống suối. Sở dĩ có tập tục kì lạ đó là họ nghĩ, đứa trẻ nào chịu đựng được cái lạnh bất thường của sông suối ngay từ lúc mới sinh thì về sau sẽ rất khoẻ mạnh, không sợ bệnh tật. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông Hồng cười xòa: "Chuyện đó giờ không còn nữa. Kết quả đó là nhờ cán bộ dân số, y tế và bộ đội biên phòng đến tuyên truyền thường xuyên. Riêng chị em có thai kì đều được cán bộ y tế tiêm phòng, tư vấn thăm khám cẩn thận. Đến ngày gần sinh thì được đưa xuống Trạm Y tế xã để sinh đẻ cho mẹ tròn, con vuông. Nhiều nhà có điều kiện còn ra hẳn Trung tâm Y tế huyện đấy".

Ông Hồng đang vui kể bỗng tiếng trống trường vang vọng giữa rừng sâu, núi thẳm. Ông nghiêng tai lắng nghe tiếng trống, tự hào: "Tiếng trống của điểm trường Cò Phạt gọi học sinh đến lớp đó. Điểm trường có 60 em từ cấp mầm non đến lớp 5. Có 1 thầy và 5 cô giáo".

Theo tiếng trống, từng tốp học sinh ùa nhau vào lớp ê a đánh vần. Cảnh tượng đã quen rồi nhưng vẫn khiến ông Hồng bùi ngùi: "Bản làng tiếp tục đổi mới là nhờ những lứa học sinh này đây. Biết tiếng Kinh, biết cái chữ, đặc biệt là lớn lên biết đi ra với thế giới bên ngoài, mang kiến thức về xây dựng bản làng. Bộ mặt của bản làng nhờ đó sẽ khởi sắc bền lâu".

Bộ tộc nhỏ bé giữa đại ngàn

Đan Lai là một nhóm người nhỏ. Hiện bộ tộc này chỉ khoảng hơn 3.000 người. Người Đan Lai sinh sống chủ yếu giữa đại ngàn có độ cao 1.200 m so với mặt nước biển ở thượng nguồn Khe Khặng sinh sống tại các bản Cò Phạt, bản Búng thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Điểm du lịch sinh thái

Ông Vi Văn Sơn – Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết, nhằm bảo tồn phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Đan Lai, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát". Đề án đặt mục tiêu 146 gia đình tộc người Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt sẽ được di dời ra khỏi rừng sâu. Năm 2007, 42 hộ dân đầu tiên đã được ra khỏi rừng, đến nơi ở mới ở xã Thạch Ngàn (huyện Con Cuông), cách chỗ ở cũ khoảng 60 km. Người dân được xây nhà, cấp ruộng nước, đất rừng và được trợ cấp gạo ăn trong 1 năm. Năm 2019, 35 hộ tiếp theo đã được định cư ở bản Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn. 30 hộ còn lại ở lại bản Cò Phạt nhưng sẽ được đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm… để làm điểm du lịch sinh thái.

 Vũ Đồng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 1 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 2 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 4 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 4 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Top