Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xã có 120 người tình nguyện hiến giác mạc

Thứ tư, 07:23 29/04/2015 | Y tế

GiadinhNet - Chúng tôi rất ấn tượng khi đến thăm các thôn của xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Vào hè, hai bên con đường quanh co uốn lượn vào làng xanh mướt mát bóng cây. Một điều rất ấn tượng ở mảnh đất nông thôn này là có đến hơn 120 người tự nguyện đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời cho người bị mù lòa.

 

Cụ Hồng Nhã lật những trang ghi danh sách các Chi hội Chữ thập đỏ có nhiều người đăng ký hiến giác mạc. 	Ảnh: Quốc Kỳ
Cụ Hồng Nhã lật những trang ghi danh sách các Chi hội Chữ thập đỏ có nhiều người đăng ký hiến giác mạc. Ảnh: Quốc Kỳ

 

Để lại phúc đức cho con cháu

Đến thôn Thạch Nham Tây, chúng tôi gặp ông Trần Công Tương- thành viên Hội Chữ thập đỏ của thôn. Ông Tương cho hay, khi vận động người dân tham gia hiến tặng giác mạc, chúng tôi nói với bà con bằng lời lẽ gần gũi, dễ hiểu, chân thành nhất: “Các ông bà khi qua đời, thân xác sẽ trở thành “cát bụi”, nhưng nếu giác mạc của mình được hiến tặng sẽ đem lại ánh sáng cho người khác. Đây là điều rất nhân văn, để lại phúc đức cho con cháu mình sau này! Các ông, bà mất đi, nhưng qua một người khác, đôi mắt mình vẫn nhìn thấy quê hương, đất nước, vẫn nhìn được con cháu làm ăn… Đó chẳng phải là điều hạnh phúc nhất sao?!”.

Tuy nhiên, ban đầu nhiều người còn e ngại bởi quan niệm “con người khi chết đi là đầu thai sang kiếp khác, nếu không giữ được đôi mắt thì khi đầu thai sẽ bị mù lòa, không thấy đường lên thiên đàng”(?!). Ngoài ra, do chưa hiểu tường tận nên họ vẫn cho rằng, hiến giác mạc là bị “bóc” đi cả đôi mắt của người thân đã khuất nên họ rất ái ngại. Nhưng khi được giải thích ngọn ngành, thấu tình, đạt lý, bà con đã hiểu, đây là một nghĩa cử đẹp và không hề ảnh hưởng gì tới vẻ bề ngoài của người đã khuất.

“Mấy năm trước, khi vợ chồng tôi quyết định tham gia hiến tặng giác mạc thì gặp phải sự phản đối kịch liệt của các con. Chúng đưa ra lý lẽ: “Người đã khuất mà bị lấy đi đôi mắt thì linh hồn không thể siêu thoát được”(?!). Tôi phải dùng kiến thức để thuyết phục các con: “Hiến giác mạc không phải là lấy nguyên đi con mắt, bác sĩ chỉ lấy đi mảnh giác mạc mỏng, trong suốt ở đầu con ngươi mà thôi. Nếu một người vào cõi hư vô mà còn có thể mang lại niềm vui nhìn thấy ánh sáng cho hai người mù thì tại sao chúng ta lại không tự hào mà thực hiện điều đó?”, ông Tương chia sẻ.

Trước lý lẽ thuyết phục, các con  ông dần nhận ra việc làm ý nghĩa này và đồng ý để bố mẹ viết đơn tham gia tình nguyện hiến tặng giác mạc. Ngày 26/11/2009, ông bà hoàn tất thủ tục hiến giác mạc của mình. Theo ông Tương, nhờ kinh nghiệm vận động gia đình mà ông đã thành công trong việc kêu gọi người dân thôn Thạch Nham Tây tham gia chương trình.

Đến nay, riêng thôn Thạch Nham Tây đã có hơn 10 người đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó có ba cặp vợ chồng. Nhiều người trong thôn vẫn tiếp tục đến nhà ông Tương để nhờ đăng ký làm thủ tục. “Chỉ cần mình giải thích đây là việc nghĩa, lại không ảnh hưởng đến bản thân lúc qua đời thì mọi người không còn lo ngại”, ông Tương nói.

Người đàn ông này từng làm Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ thôn Thạch Nham Tây trong gần 20 năm liền. Các phong trào nhân đạo khi được phát động, ông và gia đình đều nhiệt tình tham gia. “Tôi có 12 lần tham gia hiến máu nhân đạo. Khi sống, tôi mong những giọt máu của mình cứu sống được người bệnh và khi chết tôi cũng mong mình có thể trao tặng lại ánh sáng cho những người không may mắn bị mù lòa…”, ông Tương bộc bạch.

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”

Ông Hồ Thêm (bên phải) cho biết cảm tưởng của mình khi đăng ký hiến giác mạc.

Ông Hồ Thêm (bên phải) cho biết cảm tưởng của mình khi đăng ký hiến giác mạc.

 

Ông Tương đưa chúng tôi ra cánh đồng hóng gió, chiều miền trung du êm ả, bình yên. Tình cờ, chúng tôi gặp ông Hồ Thêm (71 tuổi) cùng vợ là bà Trần Thị Xuyến (69 tuổi), đang cắt rau lang bên đường. Khi được hỏi về phong trào hiến tặng giác mạc của địa phương, cả hai ông bà vui vẻ bộc bạch: “Vợ chồng tôi đăng ký hiến giác mạc mấy năm nay rồi! Tôi đã dặn dò các con rằng, ngay sau khi cha hay mẹ qua đời, các con phải báo cho ngành chức năng biết để thực hiện di nguyện của cha mẹ. Sau này qua đời, giác mạc của mình giúp được cho người khiếm thị thì hạnh phúc biết nhường nào…”.

Còn ông Lê Tiến Trình – một người dân trong thôn Thạch Nham Đông thì bộc bạch: Người khiếm thị vốn đã thiệt thòi nhiều, cứ nghĩ đến việc giúp được họ là tôi hạnh phúc lắm. Gia đình mình nếu chẳng may lỡ có người mù lòa, chắc chắn cũng sẽ có người sẵn sàng hiến giác mạc giúp đỡ như mình đã làm vậy. Cá nhân tôi đã vận động được ba người khác tham gia. Chừng nào còn sống, tôi còn đi vận động bà con.

Cụ Hồng Nhã (74 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hòa Nhơn cho hay, hàng tháng, Hội Chữ thập đỏ xã đều mời các bác sỹ về khám mắt miễn phí cho những người tình nguyện hiến giác mạc ở Trạm xá xã. Ai có bệnh về mắt đều được giới thiệu đến Bệnh viện Mắt Đà Nẵng thăm khám. Từ ngày tình nguyện đăng ký hiến giác mạc, những người nông dân làm việc nghĩa này cũng có ý thức hơn trong việc chăm sóc đôi mắt của mình, bởi đôi mắt ấy bây giờ không còn là của riêng họ, mà còn dành cho người nhận - những người đang đón chờ ánh sáng vào một ngày nào đó.

Từ 2009, khi Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động phong trào hiến giác mạc thì người dân xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bắt đầu tham gia. Khi ấy, người dân còn rụt rè, nhưng nhờ sự vận động, tuyên truyền nên bà con đã mạnh dạn bước qua định kiến. Đến nay, 7 thôn trong xã đã có 120 người tình nguyện tham gia hiến giác mạc khi qua đời. Người hiến giác mạc lớn nhất 72 tuổi, ít nhất là 45 tuổi. Đặc biệt, trong số 120 người tình nguyện hiến giác mạc, có đến 9 cặp vợ chồng.

 

Giác mạc của một người sẽ đem lại ánh sáng cho hai người

Theo thống kê của ngành Y tế, hiện toàn quốc có khoảng trên 30.000 người mù lòa cần ghép giác mạc. Các chuyên gia y tế cho hay, kỹ thuật ghép giác mạc tại Việt Nam đã có đủ điều kiện như trang thiết bị, nhân viên y tế có tay nghề. Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất với những người mù lòa là thiếu nguồn giác mạc để ghép.

Hiện chưa có giác mạc nhân tạo, bởi vậy nguồn giác mạc duy nhất để những người mù lòa có thể nhìn thấy ánh sáng là nhờ vào nghĩa cử cao đẹp của những người hiến tặng. Vì vậy, ngành Y tế đã phát động phong trào hiến tặng và tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến tặng giác mạc, bộ phận cơ thể người trong cả nước để ngày càng có nhiều hơn những người hiến tặng giác mạc, bộ phận cơ thể người vì mục đích nhân đạo, cứu chữa người bệnh hoặc nghiên cứu y học. Các chuyên gia Ngân hàng Mắt cho hay, việc thu nhận ghép giác mạc chỉ khi người tự nguyện hiến đã qua đời. Giác mạc chỉ là một lớp màng mỏng nhỏ trong suốt. Người hiến khi qua đời sẽ được các bác sỹ lấy giác mạc mà không làm thay đổi khuôn mặt, mắt. Một người hiến giác mạc có thể đem lại ánh sáng cho hai người mù.

Lê Yên

Quốc Kỳ/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 3 giờ trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 20 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 2 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 3 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

Top