Hà Nội
23°C / 22-25°C

WHO xếp vi khuẩn HP vào nhóm gây ung thư, khuyến cáo 2 thức uống, 4 nhóm thực phẩm "tiêu diệt" HP

Thứ năm, 16:35 12/01/2023 | Sống khỏe

Thay đổi chế độ ăn uống là một yếu tố không thể thiếu trong điều trị HP. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung 2 loại đồ uống và 3 thực phẩm dưới đây.

Helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn được Tổ chức y tế Thế giới WHO xếp vào nhóm I các yếu tố gây ung thư dạ dày từ năm 1994.

Các chuyên cảnh báo, HP là loại vi khuẩn ký sinh trong mô niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí cả ung thư dạ dày.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). HP được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày ở nước ta.

Kết quả phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Gastroenterology vào tháng 8 năm 2017 cho thấy khoảng 4,4 tỷ người trên toàn thế giới đã bị nhiễm HP. Ở một số quốc gia, hơn 87% dân số mang mầm bệnh này.

20210601_Lam-sao-de-biet-minh-nhiem-vi-khuan-hp-1.jpeg

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan. Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Chính vì thế, chúng hoàn toàn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường nội soi, lây truyền qua tay nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ, hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi, qua đường ăn uống hàng ngày...

Những thực phẩm có thể "tiêu diệt" vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP góp phần gây loét dạ dày và tá tràng cũng như viêm dạ dày mãn tính. Những rối loạn này đòi hỏi người bệnh phải thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Một số loại thực phẩm, đặc biệt là những loại giàu vitamin C, có thể giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm vi khuẩn HP.

Thay đổi chế độ ăn uống là một yếu tố không thể thiếu trong điều trị HP. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung 2 loại đồ uống và 3 thực phẩm dưới đây.

1. Trà và mật ong

Mật ong và trà có nhiều tác dụng hơn là chỉ giảm đau họng hoặc cải thiện giấc ngủ của bạn. Theo một nghiên cứu vào tháng 5 năm 2015 được công bố trên tạp chí Chẩn đoán vi sinh và bệnh truyền nhiễm, chúng cũng có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng HP. Những đối tượng uống trà xanh/đen hoặc mật ong ít nhất một lần/ngày trong một tuần có tỷ lệ dương tính với HP thấp hơn so với nhóm đối chứng.

Một nghiên cứu khác trên tạp chí Gastroenterology Research and Practice vào tháng 6 năm 2017, xác nhận những phát hiện này. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiêu thụ mật ong thường xuyên và tỷ lệ nhiễm HP thấp hơn. 

Tra-buoi-ngam-mat-ong.jpeg

Theo một đánh giá được công bố trên tạp chí Frontiers in Microbiology vào tháng 8 năm 2014, trà xanh chứa nhiều polyphenol giúp chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm đồng thời tiêu diệt mầm bệnh. Nó dường như đặc biệt hiệu quả đối với Candida albicans, E. coli, Staphylococcus aureus, HP và các vi khuẩn gây bệnh khác.

2. Các thực phẩm lên men

Dưa chua, natto, dưa cải muối, kim chi, kefir và các loại thực phẩm lên men khác có chứa lợi khuẩn giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn. Theo một đánh giá vào tháng 10 năm 2017 được công bố trên Tạp chí Thế giới về Gastroenterology, một số chế phẩm sinh học cũng có thể bảo vệ chống lại các vi khuẩn có hại, chẳng hạn như HP.

trai-nghiem-mon-an-natto-3-156-6332-9269-1564290351.png

Những vi sinh vật có lợi này ức chế HP bằng cách ức chế viêm dạ dày và điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể bạn. Hơn nữa, chúng tạo ra axit lactic, hydro peroxide và các hợp chất kháng khuẩn khác làm giảm số lượng vi khuẩn có hại.

3. Ăn chất béo lành mạnh

Dầu ô liu, cá béo, các loại hạt và các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa khác có thể bảo vệ chống lại các rối loạn dạ dày liên quan đến vi khuẩn HP. Một đánh giá vào tháng 9 năm 2014 trên BioMed Research International tuyên bố rằng omega-3 có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày và phục hồi sức khỏe tiêu hóa. Những chất béo lành mạnh này cũng hỗ trợ chức năng tim mạch, chống viêm và giảm các triệu chứng viêm khớp.

4. Hoa quả, rau xanh

Một phân tích tổng hợp vào tháng 10 năm 2016 được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế cho thấy trái cây và rau quả đặc biệt có lợi cho những người mang vi khuẩn HP. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều trái cây có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 33%.

Do hàm lượng chất chống oxy hóa cao, những thực phẩm này giúp trung hòa tổn thương oxy hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày. 

peach-fruit-benefits-1296x728-feature-1650425518013692115138.jpeg

Nếu bạn bị loét dạ dày do HP, hãy cân nhắc thực hiện những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống. Cắt giảm caffein và rượu, bổ sung nhiều trái cây và rau quả, tăng lượng chất xơ và tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn. 

Hiệp hội Nghiên cứu Đường ruột Canada khuyến khích tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như cà rốt, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, vỏ mã đề, quả hạch và hạt để nuôi dưỡng dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn HP.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Chuối xanh cũng cực tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách

Chuối xanh cũng cực tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách

Sống khỏe - 15 giờ trước

Hầu hết mọi người thường chỉ thích ăn chuối chín nhưng chuối xanh cũng có thể đem lại cực nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 16 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Món ăn mùa hè bổ dưỡng nhưng người bệnh gout, người bệnh đau dạ dày không nên ăn

Món ăn mùa hè bổ dưỡng nhưng người bệnh gout, người bệnh đau dạ dày không nên ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Khi mắc bệnh gout, người bệnh cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng axit uric trong máu, trong đó phải kể đến măng tươi.

Những lưu ý về chế độ ăn trong bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Những lưu ý về chế độ ăn trong bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần cải thiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Top