Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ Unilever Việt Nam “kiện” Sao Thái Dương: “Gièm pha doanh nghiệp là vi phạm Luật cạnh tranh”

Thứ tư, 09:28 21/12/2016 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Việc làm của Sao Thái Dương thực tế không gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của Unilever Việt Nam. Vì vậy, việc Unilever “tố” Sao Thái Dương là động thái khó hiểu.

Liên quan đến vụ Unilever Việt Nam “khiếu nại” Sao Thái Dương về một số sản phẩm dầu gội và việc ngày 3/11/2015, Unilever Việt Nam gửi công văn có nội dung như một “bản án” “kết luận sai phạm” đến Sao Thái Dương, luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật TNHH Everest (Hà Nội) đã có những phân tích và chỉ ra hành vi “gièm pha doanh nghiệp” trong vụ việc này.

Dựa trên các văn bản mà Unilever Việt Nam gửi đến Sở Y tế Hà Nam và Công ty CP Sao Thái Dương tố các sai phạm nhưng phần lớn nội dung trong đó đã được Sở Y tế Hà Nam trả lời là không có cơ sở, không vi phạm, ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?

Điều 25 Bộ luật dân sự quy định, khi quyền nhân thân (bao gồm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm) của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; và yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, chỉ có cá nhân mới có quyền yêu cầu người xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đó chấm dứt hành vi vi phạm. Đối chiếu với trường hợp của Unilever Việt Nam, đây là một pháp nhân, được pháp luật bảo vệ về danh dự, uy tín. Pháp luật chỉ quy định khi danh dự, uy tín của pháp nhân bị xâm phạm đến mức gây thiệt hại thì phát sinh nghĩa vụ bồi thường.

Tuy nhiên, thực tế, việc sử dụng thuật ngữ, bao bì và một số vấn đề liên quan khác của Sao Thái Dương đã được cơ quan chức năng là Sở Y tế Hà Nam kết luận là không vi phạm. Việc làm này của Sao Thái Dương thực tế không hề gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của Unilever Việt Nam. Vì vậy, việc Unilever “tố” Sao Thái Dương là động thái tương đối khó hiểu.


LS Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật TNHH Everest.

LS Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật TNHH Everest.

Theo ông, Unilever Việt Nam có quyền gửi văn bản đến Sao Thái Dương với nội dung “chỉ tội” và yêu cầu theo ngôn từ diễn đạt như mệnh lệnh hành chính của cơ quan quản lý nhà nước hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2012, người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức được coi là “người tiêu dùng”.

Người tiêu dùng có quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Ở đây, Unilever Việt Nam không phải là người mua, sử dụng hàng hóa của Sao Thái Dương là dầu gội dược liệu Thái Dương 3 và dầu gội dược liệu Thái Dương 7. Do đó, Unilever Việt Nam không được xác định là người tiêu dùng của Sao Thái Dương nên không có quyền góp ý kiến với Sao Thái Dương về sản phẩm do Sao Thái Dương cung cấp.

Vậy, quyền (nếu có) của Unilever Việt Nam đối với Sao Thái Dương trong vụ việc này là gì thưa ông?

Quy định của khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo năm 2011, tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân năm 2013 quy định công dân có quyền cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó (dưới hình thức kiến nghị, phản ánh).

Căn cứ quy định trên, Unilever Việt Nam có quyền kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về việc thực hiện pháp luật về quảng cáo của Sao Thái Dương. Nếu Sao Thái Dương có hành vi vi phạm pháp luật, Unilever Việt Nam có quyền tố cáo Sao Thái Dương đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Unilever Việt Nam không có căn cứ để gửi công văn đến công ty Sao Thái Dương, yêu cầu công ty Sao Thái Dương “ngay lập tức chấm dứt việc quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về thông điệp quảng cáo sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3 và dầu gội dược liệu Thái Dương 7 trên bao bì cũng như trong đoạn phim quảng cáo”.

Hơn nữa, trường hợp Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam có kiến nghị, tố cáo phải gửi đơn thư đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thay vì gửi công văn đến Công ty cổ phần Sao Thái Dương.


Công văn của Unilever Việt Nam gửi công ty Sao Thái Dương.

Công văn của Unilever Việt Nam gửi công ty Sao Thái Dương.

Trong các nội dung tố cáo mà Unilever Việt Nam gửi đến Sở Y tế Hà Nam và sau đó gần như toàn bộ nội dung này đã được kết luận là Sao Thái Dương không vi phạm, vậy Sao Thái Dương nên làm gì để bảo vệ danh dự, uy tín của mình thưa ông?

Như đã trình bày ở trên, Unilever Việt Nam không có quyền góp ý hay yêu cầu Sao Thái Dương chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Về hành vi mà Unilever Việt Nam cho rằng Sao Thái Dương đã vi phạm pháp luật tại Công văn số 458/2015/UVI/PL, những nội dung này đã được Sở Y tế tỉnh Hà Nam thanh tra và kết luận tại Kết luận số 791/KL - SYT:

“Chưa có cơ sở cho rằng tên gọi sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3, dầu gội dược liệu Thái Dương 7 có chứa cụm từ “dược liệu” gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng rằng sản hẩm này có dược tính, tính năng như thuốc.

Nội dung được ghi trên nhãn sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3 và dầu gội dược liệu Thái Dương 7 về công bố tính năng, công dụng nêu trên cơ bản phù hợp với công bố tính năng tại phiếu công bố sản phẩm, mỹ phẩm...”.

Như vậy, đối với các nội dung mà Unilever Việt Nam đưa ra trong Công văn số 458/2015/UVI/PL cho rằng Sao Thái Dương vi phạm quy định của pháp luật là không có căn cứ và đã được Sở Y tế tỉnh Hà Nam kết luận là không có vi phạm.

Về trách nhiệm pháp lý đối với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, căn cứ quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005, Sao Thái Dương được pháp luật bảo vệ về danh dự, uy tín. Hành vi gửi công văn của Unilever Việt Nam đến Sao Thái Dương chỉ ra các sai phạm mà đa phần không có căn cứ đã xâm phạm đến danh dự, uy tín của Sao Thái Dương. Do đó, Sao Thái Dương có quyền yêu cầu Unilever Việt Nam phải bồi thường do gây thiệt hại.

Vậy hành vi này của Unilever được xác định là gì thưa ông?

Điều 43 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định hành vi gièm pha doanh nghiệp là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Cạnh tranh năm 2004.

Đối chiếu với trường hợp của Sao Thái Dương, việc Unilever Việt Nam đưa ra các thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của Sao Thái Dương được xác định là hành vi gièm pha doanh nghiệp. Căn cứ Điều 33 Nghị định số 120/2005/NĐ – CP, Unilever Việt Nam có thể bị xử lý hành chính với mức phạt cao nhất là 20.000.000 đồng.

Công văn số 458/2015/UVI/PL, Unilever Việt Nam đưa ra các vấn đề như: “Tên bao bì sản phẩm Dầu gội Thái Dương của Quý Công ty có chứa cụm từ “Dược liệu”, hàm ý nhấn mạnh sản phẩm này có tính năng như thuốc, dùng để chữa bệnh hoặc phòng bệnh, trái với quy định pháp luật về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm”.

“Các tuyên bố “chống rụng tóc”, “3 ngày không gàu, không ngứa”, “7 ngày không gàu, không ngứa” trên bao bì sản phẩm và đoạn phim quảng cáo trên phương tiện truyền thông có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm”.

Unilever Việt Nam yêu cầu Sao Thái Dương ngay lập tức chấm dứt việc quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về thông điệp quảng cáo Sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 3 và Dầu gội Dược liệu Thái dương 7 trên bao bì cũng như trong đoạn phim quảng cáo phát triển các phương tiện truyền thông dưới bất cứ hình thức nào”.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 2 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 23 giờ trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 23 giờ trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 23 giờ trước

GĐXH - Theo Công an phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cơ quan chức năng yêu cầu người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho du khách nước ngoài viết cam kết không tái phạm.

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn bật tăng trở lại. Theo đó, giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Năm 2024, áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản của nhiều doanh nghiệp vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Xu hướng - 1 ngày trước

Dù có trọng lượng chỉ bằng một quả trứng gà lớn, nhưng đây lại được coi là loại socola đắt nhất trên thế giới.

Top