Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ thai nhi 34 tuần tử vong do biến chứng tiểu đường thai kỳ: Bệnh thường gặp ở ai, phòng tránh cần ghi nhớ 2 điều

Thứ hai, 08:22 23/10/2023 | Dân số và phát triển

Mới đây, cơ quan điều tra đã có kết luận về nguyên nhân khiến thai nhi 34 tuần tử vong.

Vào ngày 21/8, vụ việc thai nhi 34 tuần tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Bạc Liêu khiến dư luận xôn xao. Mới đây, cơ quan điều tra đã có kết luận, nguyên nhân khiến thai nhi 34 tuần tử vong khả năng là do biến chứng của tiểu đường thai kỳ.

Vụ thai nhi 34 tuần tử vong do biến chứng tiểu đường thai kỳ: Bệnh thường gặp ở ai, phòng tránh cần ghi nhớ 2 điều - Ảnh 1.

Thai nhi 34 tuần tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Bạc Liêu khiến dư luận xôn xao. (Ảnh minh họa)

Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec), mẹ bầu gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật. Đây là 2 biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con.

Ngoài ra, biến chứng tiểu đường thai kỳ cũng gây ra nguy cơ sinh non, sẩy thai tự nhiên, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sản phụ dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai, hoặc lặp lại tình trạng tiểu đường trong những lần mang thai tiếp theo. Và chắc chắn, đã bị tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ sinh mổ cao hơn bình thường.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường có thể phát triển trong thai kỳ ở những phụ nữ chưa mắc bệnh tiểu đường trước đó. Thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC cho thấy, hàng năm, 2% đến 10% số ca mang thai ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường thai kỳ. Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giúp đảm bảo bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé khỏe mạnh.

Vụ thai nhi 34 tuần tử vong do biến chứng tiểu đường thai kỳ: Bệnh thường gặp ở ai, phòng tránh cần ghi nhớ 2 điều - Ảnh 2.

Mẹ bầu gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật. (Ảnh minh họa)

Những dấu hiệu nào cảnh tiểu đường thai kỳ

Theo NHS, tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất cứ triệu chứng cảnh báo nào. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi lượng đường trong máu được kiểm tra trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng sau nếu lượng đường trong máu của họ quá cao, bao gồm:

- Thường xuyên thấy khát.

- Đi tiểu thường xuyên hơn.

- Khô miệng.

- Mệt mỏi.

- Mờ mắt.

- Ngứa vùng kín.

Lưu ý thêm, một số triệu chứng này thường gặp khi mang thai và không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ nếu thấy có bất cứ triệu chứng nào làm bạn lo lắng.

Vụ thai nhi 34 tuần tử vong do biến chứng tiểu đường thai kỳ: Bệnh thường gặp ở ai, phòng tránh cần ghi nhớ 2 điều - Ảnh 3.

Tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất cứ triệu chứng cảnh báo nào. (Ảnh minh họa)

Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai, nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu:

- Trên 40 tuổi.

- BMI trên 30.

- Trước đây bạn đã sinh con nặng 4,5kg trở lên, từng bị tiểu đường thai kỳ từ lần mang thai trước.

- Trong gia đình bạn có người mắc tiểu đường là người gốc Á, da đen, chây Phi, Trung Đông...

- Bạn từng trải qua phẫu thuật cắt dạ dày hoặc phẫu thuật giảm cân khác.

Vụ thai nhi 34 tuần tử vong do biến chứng tiểu đường thai kỳ: Bệnh thường gặp ở ai, phòng tránh cần ghi nhớ 2 điều - Ảnh 4.

Từng trải qua phẫu thuật cắt dạ dày có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ cần ghi nhớ 2 điều

1. Chế độ tập luyện

Chuyên gia khuyên, các mẹ bầu nên luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút...

2. Chế độ ăn uống

Mẹ bầu nên có kế hoạch cho các bữa ăn thay vì ăn uống không khoa học, nên chia nhỏ bữa ăn cũng như tính lượng calo đúng đủ, tránh nạp quá nhiều chất không cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế đồ ngọt trong bữa ăn hàng ngày.

Đối với chị em phụ nữ không may bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu của bạn thường sẽ trở lại bình thường sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh tiểu đường type 2.

Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sau khi sinh. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh con và sau đó cứ 1 đến 3 năm một lần để đảm bảo mức đường huyết của bạn luôn ổn định.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người có tinh trùng yếu tập luyện như thế nào?

Người có tinh trùng yếu tập luyện như thế nào?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nam. Thường xuyên hoạt động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp nam giới có thể cải thiện chất lượng tinh trùng và hỗ trợ sức khỏe sinh sản.

Bài tập giúp giảm trầm cảm sau sinh

Bài tập giúp giảm trầm cảm sau sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tập thể dục không phải một liệu pháp điều trị trầm cảm sau sinh một cách trực tiếp, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm...

Dấu hiệu trẻ bú đủ và không đủ sữa

Dấu hiệu trẻ bú đủ và không đủ sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mới bắt đầu cho con bú, người mẹ có thể thắc mắc liệu con mình có bú đủ sữa hay không. Phụ nữ lần đầu làm mẹ đều nên tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú đủ hay chưa.

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người di cư nội địa

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người di cư nội địa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Ngày 23/5, tại Hà Nội, Nhóm Kỹ thuật sức khỏe Người di cư (MHWG) tổ chức cuộc họp thường kỳ thảo luận về kế hoạch hoạt động năm 2024 cũng như các vấn đề liên quan đến di cư, sức khỏe người di cư.

Chế độ ăn cho người bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho người bị suy dinh dưỡng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Suy dinh dưỡng thường xảy ra khi cơ thể không nhận đủ thức ăn, không đủ lượng hoặc cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Chế độ ăn bổ sung các chất dinh dưỡng rất quan trọng để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa các nguy cơ do suy dinh dưỡng kéo dài.

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, giúp bà mẹ có đủ sữa cho em bé và chịu được các áp lực khi chăm sóc con nhỏ. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn gì để đáp ứng được những điều đó?

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Top