Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ phụ huynh đánh HS lớp 1 nhập viện ở Hoà Bình: Cả hai đứa trẻ đều bị tổn thương tâm lý

Thứ năm, 07:36 16/07/2020 | Gia đình

GiadinhNet – Chuyên gia cho rằng dưới góc độ tâm lý dù là nạn nhân hay chính đứa con của ông bố ở Hòa Bình đều chịu những tác động tiêu cực không hề nhỏ khi dùng bạo lực hành hung để giải quyết mâu thuẫn cho con.

Sau sự việc bị ông Phạm Duy Đức (Hòa Bình) hành hung để giải quyết mâu thuẫn, bé Kh đã phải nhập viện vì bị thương, chảy nhiều máu mũi, miệng. Theo chị Ngô Thị Ngọc (mẹ bé Kh), gia đình đang rất lo lắng cho sức khỏe của con mình. Bé Kh bị sang chấn tâm lý, sợ không dám đến trường. Vụ việc hành hung học sinh lớp 1 này vẫn đang được cơ quan chức năng giải quyết, thế nhưng ở sau đó đã cho thấy nhiều ảnh hưởng về tâm lý.

Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội về việc ông bố ở Hòa Bình hành hung bé lớp 1 để giải quyết mâu thuẫn của con trẻ, GS.TS. NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho rằng, bất cứ bạo lực về thể chất hay tinh thần với trẻ em, người gây ra bạo lực đó là sai. Phụ huynh vào trường đưa bé trai lớp 1 ra ngoài hành hung để giải quyết mâu thuẫn cho con lại càng sai, đáng phê phán. Bởi những mâu thuẫn của trẻ em tự chúng có thể tự giải quyết được. Còn nếu không giải quyết được thì ở gia đình thì phản ánh với gia đình, ở trường học phản ánh với nhà trường chứ không có quyền xâm phạm với thân thể của trẻ nhỏ. Nhất là trẻ đang ở trong trường lại đưa ra ngoài để hành hung. Điều đó là xâm phạm quyền trẻ em.

Hệ lụy “kép” với hai đứa trẻ không ngờ sau vụ học sinh lớp 1 bị bố của bạn hành hung ở Hòa Bình - Ảnh 2.

Bé Kh bị thương sau khi bị hành hung. Ảnh TL


Những đứa trẻ bị bạo hành, đặc biệt là ở chỗ đông người sẽ chịu những tổn thương nhất định về mặt tâm lý. Trước mắt những đứa trẻ bị hành hung sẽ bị ảnh hưởng về thể chất đầu tiên. Trẻ bị tổn thương chảy máu mũi, đau đầu, phải vào viện… Thứ 2, trẻ bị ảnh hưởng về tinh thần. Ở đây cháu bé mới chỉ học lớp 1, dùng bạo lực tự nhiên đã khủng bố tinh thần làm trẻ bị stress nặng. Trẻ bị chấn thương về mặt tinh thần, sợ hãi, lo lắng sợ tới trường và từ đó có thể đưa ra những tiêu cực. Nếu bị đánh mà trẻ không khai báo với gia đình, nhà trường cứ im lặng dẫn đến trầm cảm, không có cách nào để giải thoát được. Về lâu dài hình thành sự tự ti, mặc cảm về bản thân, cảm thấy xung quanh thiếu an toàn, bất công.

"Khi trẻ khai báo với bố mẹ, bố mẹ ôn hòa và hiểu biết sẽ không gây sự với anh kia. Nếu phụ huynh theo cảm tính cũng dễ dàng gây hấn để bảo vệ con dẫn đến những hệ luỵ không hay. Từ mâu thuẫn của trẻ con rất dễ dẫn tới mâu thuẫn của người lớn. Đồng thời, với nhà trường sẽ ảnh hưởng đến tập thể trẻ em trong lớp học cũng như trong trường học. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng giáo dục chung của nhà trường đó. Nhà trường cũng cần rút kinh nghiệm là học sinh đang trong khuôn viên nhà trường cần phải bảo vệ, quản lý và có trách nhiệm" – GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh cho hay.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, việc trẻ mâu thuẫn với nhau dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và hoạt động học của trẻ. Khi bố mẹ có thái độ tiêu cực giải quyết mâu thuẫn của con trẻ, chính con cái của họ cũng là người chịu ảnh hưởng không kém trẻ bị đánh. Đứa trẻ đó sẽ chịu ảnh hưởng hình ảnh của người cha, người mẹ đánh bạn mình và sau đó hiểu rằng muốn giải quyết vấn đề gì đó, muốn chiến thắng phải dùng đến bạo lực. Thói quen sử dụng áp lực và vũ lực để làm việc và ứng xử với người khác hình thành. Chưa nói đến đứa trẻ đó sẽ bị tổn thương tâm lý nếu như bị các bạn ở trong lớp cô lập. Bố đánh bạn nhưng các bạn khác cô lập chính người con của ông bố này bằng cách tẩy chay, nói xấu…

Chắc chắn ai cũng vậy, khi thấy con mình bị đánh hay bắt nạt thường có tâm lý lo lắng nên dễ tức giận và thường mất đi sự thông minh trong giải quyết vấn đề. Thế nhưng, phụ huynh nên tỉnh táo vì đó là chuyện của những đứa trẻ con. Các ông bố bà mẹ cần tìm cách giải quyết bình tĩnh chứ không nên dùng sức mạnh bạo lực để trị tội đứa trẻ. Và không thông qua phản ánh để giáo dục đứa trẻ là sai lầm rất lớn hiện nay.

Để tránh hệ lụy, gia đình cần hỗ trợ về mặt tâm lý cho con. Cha mẹ cần cho con hiểu rằng tình huống đã xảy ra chỉ là bất đắc dĩ, có thể người bắt nạt con cũng không cố ý mà họ chỉ không biết giải quyết vấn đề một cách khéo léo. Cho con hiểu bên cạnh những người đã gây ra tổn thương còn nhiều người khác quan tâm, ủng hộ, yêu thương con.

Hơn nữa, cha mẹ cần hiểu việc ứng xử cũng như giải quyết vấn đề không chỉ là để có thể giải quyết được vấn đề mà qua đó làm sao giúp con học được bài học kinh nghiệm, cách ứng phó, xử lí tình huống tương tự trong tương lai. Cha mẹ cần làm gương trong cách ứng xử để con bắt chước và học hỏi. Chúng ta không thể bao bọc, che chở, đi theo con suốt nên thông qua cách xử lý tình huống sao cho vừa nhân văn vừa thấu tình đạt lý để trang bị cho con hành trang ứng xử và giải quyết vấn đề tốt nhất thay vì chỉ biết dùng bạo lực.

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Nhiều quan điểm cho rằng, chồng càng lớn tuổi hơn vợ sẽ càng hạnh phúc, nhưng liệu điều này có đúng?

Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Năm 2024 chắc chắn sẽ là một năm vô cùng may mắn về mặt tài chính lẫn tình cảm của những con giáp dưới đây. Mời các bạn tham khảo thông tin.

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Gia đình - 19 giờ trước

Thông báo của bà mẹ Trung Quốc trong cuộc họp gia đình khiến người con dâu sững sờ.

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Gia đình - 23 giờ trước

Khi năm học cũ còn chưa kết thúc, nhiều phụ huynh đã sốt sắng tìm lớp học thêm tiền tiểu học với hy vọng con không bị hụt hơi ngay từ lớp một.

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Một người đàn ông khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là dấu hiệu của một cảm xúc sâu sắc.

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi nhìn thấy ngôi nhà, người đàn ông sững sờ. Không thể tưởng tượng được rằng, con gái ông đang sống trong một ngôi nhà bằng đất, được làm từ những năm 1960.

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của mỗi người đều là một mớ hỗn độn, nhưng chúng ta không thể mãi tập trung vào những điều khiến bản thân chán nản. Thay vào đó, hãy ghi nhớ những khoảnh khắc khiến chúng ta cảm thấy hài lòng, ngọt ngào, ấm áp và đẹp đẽ.

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Số phận luôn khó dự đoán, đôi khi nó có thể khiến chúng ta rơi vào vận xui, cảm thấy bất lực và mất mát. Nhưng chúng ta không thể quên rằng, vận xui không tồn tại mãi mãi. Có thể một ngày nào đó, ánh sáng của may mắn sẽ đến, mang lại cho chúng ta vô vàn bất ngờ và niềm vui.

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Câu hỏi đặt ra là liệu thời gian tạm dừng có thực sự hiệu quả, có thể giúp ích cho mối quan hệ của bạn về lâu dài hay sẽ phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ?

Top