Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sự phát triển bền vững của đất nước

Thứ hai, 11:15 23/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Công tác dân số là một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người... Chính vì vậy, cần sự đầu tư nguồn lực mạnh mẽ bởi dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực góp phần quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng chính là bài học kinh nghiệm được nhiều quốc gia nhận thức và có những hành động cụ thể.

 

Các chuyên gia chia sẻ, cần có sự đầu tư nguồn lực mạnh mẽ dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực góp phần quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Ảnh: Dương Ngọc
Các chuyên gia chia sẻ, cần có sự đầu tư nguồn lực mạnh mẽ dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực góp phần quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Ảnh: Dương Ngọc

 

Từ những khó khăn, thách thức…

Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, góp phần  phát triển đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những thành công quan trọng trong công tác DS-KHHGĐ, nhưng chúng ta cũng đang đối mặt với các vấn đề mới như già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh... Từ năm 2011 tới nay, Việt Nam đã bắt đầu có chuyển hướng chính sách từ kiểm soát quy mô dân số sang nâng cao chất lượng dân số với ba mục tiêu cơ bản: Có quy mô dân số hợp lý, cân bằng giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số.

Để có quy mô dân số hợp lý, Việt Nam đã có những bước uyển chuyển linh hoạt, giữ vững mức sinh thay thế, đặc biệt quan tâm tới những vùng có mức sinh thấp để đảm bảo được một cơ cấu dân số hợp lý. Theo đó, những vùng có mức sinh cao sẽ tiếp tục giảm sinh đạt mức sinh thay thế, những vùng đã đạt mức sinh thay thế thì duy trì và tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số. Đối với những vùng có mức sinh thấp, được khuyến khích “hãy sinh đủ hai con”.

Với thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Việt Nam đã có nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức việc sinh con trai cũng như con gái, thay đổi quan niệm “trọng nam khinh nữ”; tránh hệ lụy nhãn tiền thiếu hụt phụ nữ trong tương lai như một số quốc gia láng giềng: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách để tận dụng được cơ hội “dân số vàng” và thích ứng với giai đoạn “già hóa dân số”. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam sẽ không thể tận dụng được cơ hội “dân số vàng” trong dân số nếu không cải thiện được năng suất lao động; nguy cơ vỡ quỹ hưu trí khi số người cao tuổi ngày một tăng; hệ thống chăm sóc và an sinh xã hội cho người cao tuổi còn thiếu và yếu. Tất cả những điều đó sẽ tác động không nhỏ tới việc nhiều người vẫn khát sinh con trai làm chỗ dựa, làm sợi dây “bảo hiểm tuổi già”, khiến cho việc giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh càng khó khăn.

… đến kinh nghiệm của những nước láng giềng

 

Cộng tác viên dân số phát tài liệu hướng dẫn ngư dân các biện pháp KHHGĐ.
Cộng tác viên dân số phát tài liệu hướng dẫn ngư dân các biện pháp KHHGĐ.

 

Việt Nam cũng như nhiều nước khu vực Đông Nam Á, rộng hơn là châu Á và các khu vực khác trên thế giới có nhiều nét tương đồng trong công tác DS-KHHGĐ. Nhiều nước trong khu vực đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đến vấn đề già hóa… Và mỗi nước đều có những kinh nghiệm giải quyết vấn đề để chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá, đúc rút thành bài học kinh nghiệm cho mình.

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới đang phải đối mặt cùng một lúc với hai vấn đề nổi cộm là mất cân bằng giới tính khi sinh và già hóa dân số. Cả hai chỉ số đều đang đặt trong tình trạng báo động. Để giải quyết tình trạng này, năm 2013, Trung Quốc đã nới lỏng quy định sinh 1 con và mới đây là chấm dứt chính sách này (theo truyền thông Trung Quốc thông tin thì từ nay người dân nước này sẽ được sinh 2 con) . Với công tác chăm sóc người cao tuổi (NCT), một hệ thống dịch vụ cho NCT đã được thiết lập. Cuối năm 2011, lần đầu tiên Trung Quốc đã chính thức phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về việc thành lập hệ thống dịch vụ xã hội cho NCT, xây dựng các dịch vụ cộng đồng hỗ trợ NCT và các thành viên trong gia đình; xây dựng chiến lược cho công tác chăm sóc, tổ chức và cải thiện chất lượng chăm sóc cho NCT.

Cũng có những hành động nhìn xa trông rộng về chăm sóc NCT, 20 năm vừa qua, Thái Lan đã triển khai nhiều chương trình tiết kiệm, an sinh xã hội và thu nhập được thiết kế dành cho NCT hiện tại và tương lai. Thái Lan có một chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho NCT nghèo được đưa ra vào năm 1989 và được mở rộng để chi trả cho tất cả NCT vào năm 1992. Để khuyến khích những người chăm sóc NCT, Thái Lan đã giảm thuế lên tới 30.000 baht đối với người chăm sóc cha (mẹ) mình/cha (mẹ) vợ/chồng. Người con mua bảo hiểm y tế tư nhân cho cha mẹ mình, hoặc cha mẹ vợ/chồng cũng được hưởng giảm thuế lên tới 30.000 baht/cha(mẹ) /1năm.

Trong các quốc gia gặp phải vấn đề mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh thì đến nay, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất thực hiện thành công khi giải quyết vấn đề này. Những năm 1980, Hàn Quốc có khẩu hiệu: "Sinh hai con để có cuộc sống tốt đẹp hơn, không lo lắng về giới tính của con cái!". Giai đoạn 1990- 2000 những khẩu hiệu: "Nuôi 1 con gái lớn lên bằng 10 con trai", "Hãy yêu con gái của bạn" được người dân Hàn Quốc đón nhận. Chỉ trong vòng 2 thập niên, quan niệm người dân thay đổi nhanh chóng theo xu hướng tích cực.

Cần đầu tư hơn nữa cho công tác dân số

Liên Hợp Quốc tính toán, nếu đầu tư 1 USD cho dân số thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 31 USD cho các dịch vụ xã hội cơ bản. Điều đó cho thấy, giá trị của việc đầu tư đúng đắn vào công tác DS-KHHGĐ đã được thế giới đánh giá một cách khoa học, cơ bản.

Để công tác DS-KHHGĐ thực sự là “một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội”, rất cần sự quan tâm, đầu tư nguồn lực mạnh mẽ cho công tác này.  TS Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhấn mạnh: “Dân số là mẫu số của tất thảy các bài toán khác”. Theo TS Bùi Ngọc Thanh, xét về nội dung của dân số thì đây là vấn đề chi phối toàn bộ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại của một quốc gia. Còn chỉ nói riêng về kinh tế - xã hội thì dân số là bài toán tổng thể, "bài toán mẹ" của tất cả các bài toán chi tiết: cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường sá giao thông; an ninh lương thực, thực phẩm; giáo dục, đào tạo; y tế, khám, chữa bệnh; lao động, việc làm; xóa đói, giảm nghèo; an sinh xã hội, cứu trợ xã hội...

Công tác dân số cũng đang đứng trước những thách thức của việc nâng cao chất lượng dân số; tận dụng cơ hội "dân số vàng", ứng phó với già hóa dân số, giảm tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh...  GS.TS Đào Văn Dũng,  Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) cũng chỉ rõ thêm: Một thách thức lớn nữa là, trong suốt 50 năm qua, bộ máy tổ chức của ta không ổn định, thường xuyên thay đổi làm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số bị mai một, thuyên chuyển sang ngành khác làm suy giảm sức mạnh của hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ...

Theo GS.TS Đào Văn Dũng, để làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đòi hỏi hệ thống ngành Dân số phải củng cố ngày càng vững mạnh hơn. Ngành phải có chính sách thu hút để có nhiều người làm công tác DS-KHHGĐ tốt hơn, có trình độ, nhiệt huyết, có kỹ năng tuyên truyền vận động tốt hơn. “Chúng tôi đề nghị Nhà nước đầu tư xứng đáng hơn nữa để công tác DS-KHHGĐ đạt được mục tiêu đề ra - từ số lượng chuyển sang nâng cao chất lượng”, GS.TS Đào Văn Dũng nói.

 

Bằng tâm huyết và sự quan tâm của người gắn bó với công tác y tế, dân số nói riêng, các vấn đề xã hội nói chung, trong suốt thời gian công tác của mình, TS Bùi Ngọc Thanh luôn thấy lo lắng về tiến trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ, trước hết là chất lượng của dân số.

TS Bùi Ngọc Thanh cho rằng, quan điểm cho rằng dân số là một việc riêng của ngành Y tế là không chuẩn, không xứng với tầm quan trọng thực tế của nó. Các Nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay luôn xác định lấy con người làm trung tâm, vì con người, phục vụ cho con người. Dân số là một ngành khoa học tổng hợp, nếu không có mục tiêu thì như người đi đêm, đến đâu biết đến đó, sẽ là hô hào suông và không thể thành công. Không có chương trình mục tiêu thì như không có "gậy chỉ đường", đi tới đâu biết tới đó, không có gì phải phấn đấu, có khi lại quay về với thời kỳ ban đầu thì sẽ rất nguy hiểm.

TS Bùi Ngọc Thanh nhấn mạnh: "Phải đặt công tác DS-KHHGĐ đúng với vị trí tổng thể, bao trùm của nó. Từ đó phải chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm ngặt để bảo đảm quy mô dân số phù hợp với khả năng tài nguyên quốc gia. Tất cả những điều đó phải được thể hiện thành chính sách, luật pháp chứ không chỉ là công văn, văn bản kêu gọi”.

Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top