Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao người cao tuổi viêm phổi nhưng không có triệu chứng sốt?

Thứ năm, 07:22 22/12/2022 | Bệnh thường gặp

Vào mùa đông – xuân, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Trong đó, viêm phổi là căn bệnh thường gặp nhất. Diễn tiến của bệnh rất nhanh và có thể dẫn đến suy hô hấp, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.


TS- BS Nguyễn Chí Bình – Bệnh viện Lão khoa TW – cho biết, sở dĩ người già rất dễ mắc bệnh viêm phổi là do hệ thống miễn dịch suy yếu nên khi bị các loại virus, vi khuẩn, nấm… tấn công vào đường hô hấp, cơ thể không chống đỡ được. Đồng thời, nhiều người lại có bệnh nền, mạn tính như tim mạch, tiểu đường, giãn phế quản, xơ phổi, suy hô hấp hoặc có tiền sử nghiện rượu, nghiện thuốc lá... Đây chính là nguy cơ cao khiến các bệnh lý thông thường như viêm đường hô hấp, cúm dễ biến chứng thành viêm phổi.

Vì sao người cao tuổi viêm phổi nhưng không có triệu chứng sốt? - Ảnh 1.

Viêm phổi là bệnh lý rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi thường là ho, sốt, khó thở. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân cao tuổi lại không hề xuất hiện dấu hiệu ho, sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Lý giải về điều này, TS- BS Nguyễn Chí Bình cho biết, sốt là phản ứng sinh lý của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch bị suy giảm nên khi bị virus, vi khuẩn gây bệnh viêm phổi tấn công, người cao tuổi không có phản ứng sốt. Những người hút thuốc lâu năm cũng thường bị ho, viêm phế quản mạn tính. Điều đó khiến bản thân người bệnh và người nhà nhầm tưởng giữa các dấu hiệu của bệnh viêm phổi với viêm họng hay cảm cúm thông thường và bỏ qua. Nhưng chỉ sau vài ngày, khi có biểu hiện rõ rệt hơn, người bệnh thấy tức ngực, khó thở mới đến bệnh viện thì đã muộn, bệnh đã tiến triển nặng hơn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, rối loạn hoạt động của hệ tim mạch, rối loạn đông máu và tử vong.

“Vì vậy, trong những thời điểm giao mùa, nhất là vào mùa lạnh, khi thấy người cao tuổi mệt mỏi hơn bình thường, nằm một chỗ, không muốn ra ngoài vận động, ăn uống kém hơn, có khó thở nhẹ, đặc biệt là trên những người có tiền sử hút thuốc, người có bệnh nền về tim mạch, hô hấp… thì chúng ta cần lưu ý để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh viêm phổi và điều trị kịp thời” - TS - BS Nguyễn Chí Bình khuyến cáo.

Vì sao người cao tuổi viêm phổi nhưng không có triệu chứng sốt? - Ảnh 2.

Vào mùa lạnh, người già nên chú ý giữ ấm để phòng bệnh viêm phổi

Với những trường hợp bệnh nhân viêm phổi có thể chăm sóc điều trị tại nhà, TS- BS Nguyễn Chí Bình khuyến cáo cần phải tăng cường lưu thông đường thở, bù đủ nước và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Để lưu thông đường thở cần chú ý làm ẩm và nóng không khí hít vào sẽ giúp làm loãng đờm và dễ long đờm. Bệnh nhân có thể đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua miệng, môi khép kín.

Người chăm sóc cũng nên thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân uống đủ nước (2-3 lít/ngày) để làm loãng đờm và dễ long đờm và bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh.

Nên để bệnh nhân bị viêm phổi nằm nghỉ ngơi nhiều để giảm tiêu hao năng lượng, thay đổi tư thế thường xuyên. Cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên dừng thuốc hoặc bỏ thuốc giữa chừng vì có thể thể làm vi khuẩn kháng thuốc và bệnh viêm phổi sẽ tái phát.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm phổi cần đầy đủ, đa dạng, nên chế biến dưới dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu, tăng cường rau củ quả. BS Nguyễn Chí Bình gợi ý những loại thực phẩm tốt cho đường hô hấp là các loại gia vị có sẵn trong bếp như gừng, hành, tỏi; các loại rau và trái cây như củ cải, quả lê, đu đủ, quả lựu..., thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, thịt, cá và các loại đậu đỗ. Mật ong cũng là một loại thực phẩm có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ ngăn ngừa virus, vi khuẩn đường hô hấp, làm ấm và dịu cổ họng, giảm ho, long đờm hiệu quả.

Để phòng bệnh viêm phổi, TS-BS Nguyễn Chí Bình khuyên, hằng năm người cao tuổi nên tiêm vaccine ngừa cúm và phế cầu. Vào mùa lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và bàn chân, nơi ở phải thông thoáng, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu tìm kiếm một loại trái cây ngọt mà không làm tăng đường huyết sau ăn thì có thể cân nhắc đến kiwi.

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top