Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao hàng nghìn sinh viên bị đuổi học ở Sài Gòn?

Chủ nhật, 09:25 07/01/2018 | Xã hội

Mỗi năm, hàng nghìn sinh viên bị cảnh cáo học vụ, thậm chí phải thôi học ở Sài Gòn. Đây là vấn đề khiến một số trường đại học ở TP.HCM đau đầu.

Cảnh cáo học vụ, đình chỉ học tập là chuyện "đặng chẳng đừng" đối với các trường đại học. Nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường với vấn đề giữ chân người học là bài toán không dễ với nhiều cơ sở giáo dục.

Điều đáng nói, không ít sinh viên bị xử lý học vụ từng học giỏi, xuất thân từ trường chuyên hoặc nằm trong diện tuyển thẳng. Số lượng sinh viên "rơi rụng" mỗi năm ở các trường khiến nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng sinh viên và nguyên nhân của vấn đề.

'Bảng phong thần' mỗi năm học

Điểm sơ qua về con số sinh viên bị cảnh cáo học vụ hay buộc thôi học ở một số trường đại học tại TP.HCM khiến nhiều người giật mình. Trường ít nhất cũng vài trăm sinh viên trong một năm học, nhiều nhất lên đến cả nghìn sinh viên chỉ trong học kỳ.

Năm 2016, lãnh đạo ĐH Nông Lâm TP.HCM phải ký một lúc 946 quyết định buộc thôi học. Đây là những sinh viên không chịu học hành, bị cảnh cáo 3 lần liên tục.

Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên bị xử lý học vụ. Ảnh: Anh Tuấn.
Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên bị xử lý học vụ. Ảnh: Anh Tuấn.

Hiện nay, bình quân mỗi năm ĐH Nông Lâm TP.HCM có khoảng 600 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, dẫn đến bị buộc thôi học (cả tự nguyện và bắt buộc), chiếm tỷ lệ khoảng 4%-5% tổng số sinh viên đào tạo.

Đầu tháng 10/2017, ĐH luật TP.HCM cũng đưa ra danh sách 112 em bị buộc thôi học và cảnh cáo 66 trường hợp khác, do học lực quá kém cỏi hoặc không tham gia các học phần.

ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm học 2016-2017, buộc thôi học hơn 500 sinh viên, cảnh báo học vụ khoảng 600 em.

Tháng 4/2016, ĐH Sư phạm TP.HCM công bố danh sách 617 sinh viên các khóa (từ K37 đến K40) thuộc diện bị buộc thôi học và 666 sinh viên các khóa (từ K37 đến K41) bị cảnh báo học vụ.

Số liệu thống kê trong học kỳ I năm học 2016-2017 của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng khiến nhiều người bất ngờ: 1.888 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, trong đó rất nhiều em bị cảnh cáo đến lần 2. Nhà trường phải ký quyết định buộc thôi học đối với hơn 180 trường hợp chỉ trong một học kỳ.

Tương tự, hiện nay, số lượng bị xử lý học vụ của ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng khoảng 300 sinh viên/năm, tập trung sinh viên năm nhất.

Xem lại định hướng nghề nghiệp

Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng việc thôi học giữa chừng được hiểu theo hai nghĩa: Bị buộc thôi học và tự nguyện điều chỉnh của cá nhân.

Một số sinh viên đang học bình thường, thậm chí có kết quả tốt sau một thời gian lại "ngộ" ra ngành học không phù hợp, nên phải chuyển ngành hoặc trường.

Ông Lý cho rằng không riêng gì sinh viên ĐH Nông Lâm TP.HCM, hầu hết sinh viên thôi học giữa chừng thường xuất phát từ các nguyên nhân như kết quả học tập không đạt, bị kỷ luật do thái độ học tập không tốt hoặc quá thời hạn đào tạo.

Về phía trường, dù việc buộc thôi học đối với sinh viên là "cực chẳng đành", các trường cũng muốn giữ và nâng cao chất lượng đào tạo nên phải làm quyết liệt.

Ở ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, số sinh viên bị kỷ luật học vụ chủ yếu rơi vào năm nhất. Nguyên nhân được ông Phạm Thái Sơn - Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh của trường, nhận định là các em chưa ổn định tâm lý khi học tập. Một số muốn thi lại vào ngành, trường khác. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề nằm ở công tác định hướng nghề cho học sinh phổ thông.

Tư vấn ngành nghề cho học sinh phổ thông là việc cần thiết. Ảnh: Phước Tuần.
Tư vấn ngành nghề cho học sinh phổ thông là việc cần thiết. Ảnh: Phước Tuần.

TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí - Chế tạo máy, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng gốc của vấn đề là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

"Gần như học sinh cấp 3 không định hướng chính xác nghề nghiệp, họ không biết mình đam mê cái gì, có khả năng với ngành nghề nào", ông Thịnh nói.

Cũng theo TS Thịnh, hiện nay, học sinh chọn ngành theo sự chỉ định của bố mẹ, theo bạn bè hoặc truyền thống gia đình mà bỏ qua việc xem xét khả năng của bản thân. Vào đại học, sinh viên bỡ ngỡ với cách học, phải thay đổi tư duy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Do đó, nhiều em bị sốc.

Một nguy cơ khác cũng rất đáng lưu tâm là sinh viên bị cuốn vào làm thêm, bán hàng đa cấp. TS Nguyễn Trường Thịnh nhớ rất rõ trường hợp một nữ sinh có lực học tốt nhưng kiên quyết bỏ học giữa chừng vì chạy theo cái lợi trước mắt từ việc bán hàng đa cấp. Nhiều sinh viên nảy sinh tâm lý coi thường việc học khi đã kiếm được việc làm thêm với thu nhập cao, dẫn đến bỏ bê, trì trệ chuyện học.

Truyền lửa cho sinh viên

Để hạn chế tình trạng này, cách làm phổ biến ở các trường đại học hiện nay là gửi thông báo kết quả học tập hoặc kết quả xử lý học vụ đến phụ huynh, đồng thời nhắc nhở trên tài khoản của mỗi bạn.

Tuy nhiên, cách làm đó cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Cốt lõi là phải giúp sinh viên nhận ra và duy trì đam mê với ngành học và công việc sau này.

Ngoài các biện pháp quản lý, nhắc nhở cho sinh viên và gia đình, hiện nay, nhiều trường đại học bắt đầu chú trọng đến việc hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho tân sinh viên.

"Cách đây 5 năm, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đưa vào Nhập môn chuyên ngành nhằm giúp sinh viên hiểu được mình đang học cái gì, nghề nghiệp này ra trường làm gì, đặc tính công việc, cách học, nghiên cứu, cơ hội việc làm. Quan trọng là truyền lửa đam mê cho các bạn", TS Nguyễn Trường Thịnh cho biết.

Ngoài ra, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho sinh viên chuyển ngành nếu cảm thấy chọn nhầm, tránh trường hợp bỏ học.

Để sinh viên không chọn nhầm ngành học, ĐH Nông Lâm TP.HCM chú trọng công tác tư vấn tuyển sinh cho học sinh các trường phổ thông.

Đồng thời, trường cũng tạo ra nhiều sân chơi học thuật, các buổi nói chuyện với diễn giả về ngành học, tạo hứng thú giữa việc học và hành, tư vấn đầu ra cho sinh viên..., thúc đẩy động lực học tập cho bạn trẻ.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 200 triệu khi làm cộng tác viên bán hàng online

Người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 200 triệu khi làm cộng tác viên bán hàng online

Pháp luật - 2 giờ trước

Nghe theo các đối tượng mời làm cộng tác viên bán hàng online, chị C. đã chuyển hơn 200 triệu đồng để làm nhiệm vụ thanh toán đơn hàng. Người này đã bị mất trắng số tiền trên.

Nam Định: Hai 'tú ông' lừa đảo môi giới mại dâm, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người ham 'của lạ'

Nam Định: Hai 'tú ông' lừa đảo môi giới mại dâm, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người ham 'của lạ'

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, Anh và Hà đã lừa đảo môi giới mại dâm, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người.

Nữ sinh lớp 7 ở Khánh Hòa bị nhóm bạn học hành hung, lột quần áo

Nữ sinh lớp 7 ở Khánh Hòa bị nhóm bạn học hành hung, lột quần áo

Xã hội - 2 giờ trước

Ngày 21/5, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị một nhóm nữ sinh hành hung, lột quần áo. Nạn nhân trong vụ việc này là L.T.H.C. đang học lớp 7, Trường THCS Quang Trung, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình ‘Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc’ năm 2024

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình ‘Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc’ năm 2024

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chương trình ‘Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc' năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm đề cao đức hạnh của lòng hiếu thảo, tình yêu với quê hương đất nước, vạn loài và Đạo Pháp.

Hai thanh niên chui vào cống thoát nước dài 25m cứu bà cụ 88 tuổi

Hai thanh niên chui vào cống thoát nước dài 25m cứu bà cụ 88 tuổi

Xã hội - 3 giờ trước

Hai thanh niên ở Quảng Nam đã dũng cảm chui vào cống thoát nước dài 25m để cứu cụ bà 88 tuổi bị lú lẫn, đi lạc.

Vụ khách nước ngoài bị tài xế taxi 'chặt chém' ở Hà Nội: Hai du khách đã nhận lại tiền

Vụ khách nước ngoài bị tài xế taxi 'chặt chém' ở Hà Nội: Hai du khách đã nhận lại tiền

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã hoàn trả số tiền 1 triệu đồng cho hai du khách bị tài xế taxi "chặt chém", đồng thời tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, sớm có kết luận về hành vi của tài xế.

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P cuối): Cuộc 'bàn bạc' tội lỗi

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P cuối): Cuộc 'bàn bạc' tội lỗi

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trước khi thực hiện vụ cướp ở huyện Thường Tín (Hà Nội), 4 đối tượng Chiến, Dũng, Linh và Hoàng Anh có cuộc "nói chuyện" rất ngắn gọn. Dù chỉ là những đứa trẻ "mới lớn" nhưng khi ý tưởng đi cướp tài sản được đưa ra, cả 4 đối tượng nhanh chóng "gật đầu".

Mất hàng trăm triệu đồng khi làm nhiệm vụ "bấm like", "thả tim"

Mất hàng trăm triệu đồng khi làm nhiệm vụ "bấm like", "thả tim"

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với chiêu thức làm nhiệm vụ trên mạng thì bị hại nạp tiền bao nhiêu sẽ mất thêm bấy nhiêu. Bởi vậy, khi thấy có dấu hiệu lừa đảo thì đến ngay cơ quan công an để trình báo.

20 năm tù cho kẻ say rượu chém cả công an viên

20 năm tù cho kẻ say rượu chém cả công an viên

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trí bất ngờ trèo tường rào nhảy ra, đâm một nhát vào ngực công an viên khiến nạn nhân gục xuống, tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 21/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 21/5/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 21/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top