Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao F0 chăm sóc tại nhà nên tránh đọc tin về dịch trên mạng xã hội?

GiadinhNet - Để F0 tại nhà ứng phó với việc căng thẳng tinh thần, chuyên gia khuyến cáo nên tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch COVID-19, nhất là trên các mạng xã hội: zalo, facebook, youtube, tiktok...

Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Trong đó, Bộ Y tế nhận định khi một người nhiễm COVID-19, các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.

Người nhiễm COVID-19 có thể gặp các tình trạng căng thẳng tinh thần như: Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân; Thay đổi thói quen ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung; Ăn uống kém, chán ăn. Với F0 tại nhà, có một số bệnh có thể trầm trọng hơn như bệnh dạ dày, tim mạch hay các bệnh tâm thần. F0 cũng có thể uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhiều hơn.

Vì sao F0 chăm sóc tại nhà nên tránh đọc tin về dịch trên mạng xã hội? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Cách ứng phó với căng thẳng tinh thần

Để ứng phó, Bộ Y tế khuyến cáo các F0 tại nhà nên tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch COVID-19, nhất là trên các mạng xã hội: zalo, facebook, youtube, tiktok.

F0 cũng cần chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân bằng cách tập hít thở sâu hoặc thực hành thiền; Cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng.

Tập thể dục thường xuyên, vừa sức, không thức khuya. Tránh sử dụng rượu/bia, thuốc lá, ma túy, các loại thức ăn nước uống có chất kích thích.

F0 cần dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn; Cố gắng thực hiện một vài hoạt động mà bản thân yêu thích như: đọc sách, vẽ, xem phim, nghe nhạc, làm mô hình, nấu ăn (nếu có thể)...

Khi căng thẳng tinh thần ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong nhiều ngày liên tiếp, người nhiễm COVID-19 tại nhà cần gọi cho nhân viên y tế phụ trách.

Tăng cường giao tiếp, kết nối với những người khác, tâm sự về những lo lắng hay kết nối với các tổ chức cộng đồng hoặc tôn giáo hoặc nhóm diễn đàn xã hội... là những lời khuyên của chuyên gia Bộ Y tế dành cho F0 tại nhà.

"Với người nhiễm COVID-19 tại nhà, thừa nhận việc căng thẳng cũng không sao, không có gì là xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ" - Hướng dẫn của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Người nhiễm COVID-19 ngoài chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, cần tập luyện tăng cường chức năng hô hấp và vận động hàng ngày với tinh thần lạc quan để cải thiện sức khỏe. Bởi việc tập luyện, vận động trong giai đoạn này giúp giãn nở lồng ngực, tăng thông khí ra vào phổi, hô hấp tốt hơn; tống thải đờm (đàm) với các trường hợp có tăng tiết đờm; tăng cường khả năng vận động và các cơ tham gia hô hấp và ngăn chặn suy giảm thể chất, cải thiện tinh thần.

Trong quá trình tập luyện nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường: mệt, khó thở hay đau ngực cần dừng tập và theo dõi cơ thể. Nếu các biểu hiện này tăng lên cả khi nghỉ cần báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi kịp thời.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 15 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sống khỏe - 17 giờ trước

SKĐS - Chỉ còn nửa tiếng nữa, Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2 sẽ chính thức được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước lễ vinh danh, không khí đã vô cùng sôi động.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 21 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Top