Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao đàn bà Việt hay bị đánh?

Mong rằng, những nhà soạn thảo pháp luật trong phòng họp có máy lạnh, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người sống ở nhà tranh. Có như vậy, mới hiểu được thân phận của những người thuộc tầng lớp nghèo khổ.

5 lý do ăn... đòn

Ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực vợ chồng trong gia đình là do thiếu hiểu biết của người trong cuộc. Đáng lo ngại rằng, do thiếu hiểu biết nên chính người phụ nữ nhiều khi lại tạo cho nam giới "môi trường thuận lợi" để một số ông chồng phát huy tính vũ phu của họ.

Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và UNICEF về Đánh giá các mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ năm 2006 cho thấy một kết quả thật đáng ngạc nhiên: Có tới 64% phụ nữ trong độ tuổi 15-49 chấp nhận hành vi bạo lực của chồng với một trong 5 lý do sau: Vợ đi chơi mà không nói cho chồng biết. Vợ bỏ bê con cái. Vợ cãi lại chồng. Vợ từ chối quan hệ tình dục với chồng. Và vợ nấu thức ăn bị cháy. Kết quả này cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì 2 người đồng ý với việc chồng có quyền đánh vợ nếu người vợ có một trong 5 khuyết điểm nói trên.

Vì thế, việc phòng chống bạo lực gia đình cần bắt đầu từ nâng cao nhận thức cho người chồng và cả chính người vợ. Cần lưu ý đến các đặc điểm về khu vực địa lý, về đặc trưng nhân khẩu học xã hội mà có phương thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp với những nhóm đối tượng khác nhau.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thiếu hiểu biết bao gồm khu vực cư trú (nông thôn thiếu hiểu biết hơn đô thị, miền núi kém hiểu biết hơn đồng bằng), về trình độ học vấn (học vấn càng thấp càng dễ chấp nhận việc chồng đánh vợ).

Người phụ nữ có độ tuổi càng cao thì càng dễ cam chịu mình có lỗi khi bị chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Vì nhóm tuổi càng cao thì càng chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm cũ về thân phận làm vợ và họ cũng ít có cơ hội được tiếp cận thông tin, giáo dục so với nhóm trẻ tuổi. Phụ nữ dân tộc thiểu số thường có tỷ lệ chấp nhận bạo lực của chồng cao hơn phụ nữ người Kinh.

Người ở nhà ngói tư duy khác kẻ sống ở nhà tranh?

Sự thay đổi nhận thức thường có thể dẫn đến thay đổi thái độ và hành vi. Do vậy để ngăn ngừa và phòng, chống bạo lực gia đình, bên cạnh những giải pháp khác cần ưu tiên cho việc nâng cao nhận thức của phụ nữ, nam giới và cộng đồng, trước hết về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân- gia đình và các quyền con người.

Một điều quan trọng nữa, nếu phụ nữ còn cam chịu, thì rất khó giảm được các hành vi bạo lực gia đình. Cho nên, bên cạnh việc nâng cao kiến thức về quyền, luật pháp cho phụ nữ, cũng cần trang bị cho họ kỹ năng phòng ngừa, tự vệ, và khuyến khích phụ nữ tự tin, dũng cảm "phá vỡ sự im lặng" cố hữu, không còn là nô lệ theo kiểu suy nghĩ "xấu chàng, hổ ai".

Để Luật phòng, chống bạo lực gia đình nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả, thiết nghĩ cần có sự đánh giá việc triển khai thực hiện luật này như thế nào. Có ý kiến cho rằng, sau khi ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì các vụ bạo lực gia đình lại tăng.

Mới đây, chúng tôi tiến hành khảo sát việc thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại 4 tỉnh, trong đó có một xã thuộc ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh, thấy rằng việc tuyên truyền, giới thiệu Luật phòng chống bạo lực gia đình trong dân cư còn hạn chế. Đáng chú ý rằng, việc thực hiện Nghị định 110 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình rất khó khả thi.

Một trưởng công an xã cho biết rằng, năm vừa qua đã ra quyết định xử phạt hành chính 3 lần với một ông chồng bạo lực, nhưng họ chẳng nộp phạt đồng nào (mỗi quyết định xử phạt với mức 1,5 triệu đồng), và với những ông chồng này hành vi bạo lực gia đình không vì vậy mà giảm.

Thực tiễn này gợi ý rằng, việc xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, có lẽ chỉ khả thi với những người có thu nhập trung bình. Còn nhóm người có thu nhập lại thường có học vấn, có hiểu biết nên ít có hành vi bạo lực, nhóm này thường hiếm khi bị phạt hành chính.

Trong khi nông dân nghèo, học vấn thấp, cuộc sống khó khăn thường dễ có chuyện "cơm không lành, canh chẳng ngọt" nảy sinh hành vi bạo lực gia đình, và dễ bị xử phạt hành chính. Nhưng với nông dân nghèo, ăn còn chả đủ lấy đâu mà nộp phạt? Dân gian từng nói "nắm anh có tóc, chứ ai nắm kẻ trọc đầu", cho nên, phạt người nghèo "không có tóc" thì nắm làm sao?

Mới hay, nhận thức phòng chống bạo lực gia đình, không chỉ từ những người trong cuộc, mà cả những người soạn thảo văn bản chính sách, luật pháp cũng cần có nhận thức đúng và phù hợp với thực tiễn, dặc điểm cộng đồng.

C.Mác có nói một câu đại ý rằng, người ở nhà ngói tư duy khác kẻ sống ở nhà tranh. Mong rằng, những nhà soạn thảo pháp luật trong phòng họp có máy lạnh, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người sống ở nhà tranh. Có như vậy, mới hiểu được thân phận của những người thuộc tầng lớp nghèo khổ. Và chỉ khi đó, các văn bản pháp quy mới có tính khả thi, mới nhanh chóng đi vào cuộc sống.
 
Theo PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh
Tuần Việt Nam
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô dâu và bạn gái cũ ẩu đả trong đám cưới, chú rể ngơ ngác đứng nhìn

Cô dâu và bạn gái cũ ẩu đả trong đám cưới, chú rể ngơ ngác đứng nhìn

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Bạn gái cũ của chú rể đến phá đám cưới, tiết lộ về mối tình trong quá khứ khiến cô dâu tức giận, huỷ hôn ngay lập tức.

Bà mẹ 6 con thì có tận 5 người vào Harvard tiết lộ bí quyết dạy con, đặc biệt là vào giai đoạn phát triển này

Bà mẹ 6 con thì có tận 5 người vào Harvard tiết lộ bí quyết dạy con, đặc biệt là vào giai đoạn phát triển này

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

GĐXH - Những kinh nghiệm dạy con của bà mẹ này được các bậc phụ huynh trên khắp thế giới tin tưởng và áp dụng.

Top 6 chòm sao khó tính nhất hệ hoàng đạo

Top 6 chòm sao khó tính nhất hệ hoàng đạo

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Những chòm sao khó tính nhất vòng tròn hoàng đạo dưới đây mỗi người một vẻ, mỗi người một cách thể hiện khác nhau nhưng đều không dễ chung sống.

Nghỉ hưu 9 năm nay, lương mỗi tháng 11 triệu, vậy mà ngày bố nằm viện không có đồng nào: sự thật choáng váng trong cuốn sổ ghi chép

Nghỉ hưu 9 năm nay, lương mỗi tháng 11 triệu, vậy mà ngày bố nằm viện không có đồng nào: sự thật choáng váng trong cuốn sổ ghi chép

Gia đình - 4 giờ trước

Khôn ngoan nửa đời người, vậy mà về già bố tôi mắc bẫy của người thân và bạn bè.

Lương 10 triệu/tháng có nên ở lại Hà Nội, lấy người chồng thu nhập 11 triệu

Lương 10 triệu/tháng có nên ở lại Hà Nội, lấy người chồng thu nhập 11 triệu

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Nếu ở lại Hà Nội, lấy người chồng lương 11 triệu/tháng thì tương lai quá mờ mịt. Cô gái băn khoăn: Có nên bỏ bạn trai để về quê sinh sống?

Đại học Harvard: Cha mẹ 'bào mòn' IQ của con bằng 9 thói quen vô tình này

Đại học Harvard: Cha mẹ 'bào mòn' IQ của con bằng 9 thói quen vô tình này

Nuôi dạy con - 7 giờ trước

GĐXH - Các thói quen nuôi dạy con tưởng chừng như vô hại mà cha mẹ ít để ý này lại chính là “thủ phạm” âm thầm khiến cho con trẻ ngày càng trở nên kém thông minh.

Những pha 'cứu thua' cao tay của các ông chồng khi bị vợ giận

Những pha 'cứu thua' cao tay của các ông chồng khi bị vợ giận

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Vợ giận, bất lực khi không nói lý được, anh chồng chạy 30km về nhà mẹ vợ để "mách tội", hy vọng tìm lại được công bằng.

Quan khách sững sờ vì chú rể mượn rượu nói ra những ấm ức trong lòng với nhà gái ngay tại hôn lễ

Quan khách sững sờ vì chú rể mượn rượu nói ra những ấm ức trong lòng với nhà gái ngay tại hôn lễ

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

GĐXH - Ngày vui đã trở thành ngày buồn tủi nhất của cô dâu...

Nghiên cứu 75 năm của Harvard: 5 thói quen xấu 'ăn mòn' IQ và EQ của trẻ, cha mẹ đừng mải mê kiếm tiền mà phớt lờ

Nghiên cứu 75 năm của Harvard: 5 thói quen xấu 'ăn mòn' IQ và EQ của trẻ, cha mẹ đừng mải mê kiếm tiền mà phớt lờ

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

Môi trường gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Top