Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì một hành tinh xanh

GiadinhNet - Cách đây khoảng 10.500 năm trở về trước, được coi là thời kỳ băng hà cuối cùng của lịch sử Trái đất. Từ đó đến nay, nhiệt độ Trái đất ấm dần lên. Trong 100 năm qua, nhiệt độ Trái đất đã tăng khoảng 0,74oC, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của tăng nhiệt độ không khí, tan băng diện rộng và mực nước biển tăng.

 

Trẻ thơ và những bức tranh kêu gọi bảo vệ môi trường. 	Ảnh: Hồng Quang
Trẻ thơ và những bức tranh kêu gọi bảo vệ môi trường. Ảnh: Hồng Quang

 

Nhiệt tăng, băng tan

Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm đi khoảng 2,1-3,3% mỗi thập kỷ. Số liệu quan trắc đã ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng bởi sự nóng lên của toàn cầu do hiện tượng giãn nở nhiệt của đại dương, tan băng ở Greenland, Nam Cực và các khu vực khác, thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền.

Mặc dù một số khu vực có xu hướng giảm xuống như bờ biển phía Đông của Nam Mỹ, Nam Alaska và Đông Bắc Canada nhưng kết quả ghi nhận tại hầu hết các trạm quan trắc đều cho thấy xu hướng mực nước biển dâng, dâng nhanh nhất là ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã dâng với tốc độ 1,8±0,5mm/năm và tan băng khoảng 0,7±0,5mm. Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cũng cho kết quả tương tự. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Tác động biến đổi khí hậu Potsdam đã khẳng định nước biển dâng cao thêm 50cm vào những năm 2050 là khó tránh khỏi bởi hậu quả của các chất thải trong quá khứ và trong một vài trường hợp, tác động này có thể xảy ra sớm hơn. Tuy nhiên mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương thế giới.

Đại hồng thủy và hạn hán khô khát

Mưa lớn, lũ quét, triều cường lịch sử xuất hiện ngày càng nhiều kéo theo là ngập lụt. Điển hình như trận lụt tại Thái Lan năm 2011 có tới hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 500 người chết, 930 nhà máy thuộc 28 tỉnh, thành phố bị hư hại. Thiệt hại vật chất lên đến 185 tỷ bath và làm giảm 0,6-0,9% tăng trưởng kinh tế năm đó của Thái Lan. Cơn bão Haiyan đổ bộ vào Phillippines năm 2013 đã làm cho 4 triệu người phải di dời. Số người bị chết và mất tích lên đến hơn 7 ngàn người. Năm 2013 cũng là năm mà Philippines có số người chết bởi thảm họa thiên nhiên cao nhất thế giới.

Lượng mưa đã giảm đi ở một số khu vực như Nam Á, Tây Phi nhưng lại tăng lên ở Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần suất mưa lớn tăng lên ở nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm xuống.

Nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Yukiko Hirabayashi đã cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên Trái đất lên đến trên 42% diện tích bề mặt. Châu Á và châu Phi là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những trận đại hồng thủy sẽ thường xuyên xuất hiện ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á-Âu, Đông Phi và các vùng trũng của châu Phi, Nam Mỹ- vốn là những khu vực gánh chịu lũ lụt triền miên. Nếu những biện pháp hữu hiệu không được can thiệp kịp thời thì những trận đại hồng thủy vốn chỉ xuất hiện 100 năm một lần ở thế kỷ trước sẽ xuất hiện ở tần suất 10-50 năm/lần trong thế kỷ này. Tuy nhiên, cũng có khoảng 18% diện tích bề mặt Trái đất lũ lụt lại giảm như ở Đông Âu.

Trái ngược với điều đó thì nhiều nơi hạn hán kéo dài hàng vài tháng trời không có được một giọt mưa. Các cánh đồng trù phú ngày nào biến thành vùng đất khô cằn đến cỏ không mọc được. Những khu hồ, đầm lầy, đập nước cũng cạn khô nứt nẻ. Khi nhiệt độ trái đất ấm lên dưới 2oC thì những đợt nóng cực điểm mà hiện nay hầu như chưa xảy ra sẽ bao trùm khoảng 60-70% tổng diện tích đất đai vào mùa hè và những đợt nóng chưa từng có với nhiệt độ từ 30-40oC sẽ bao trùm những vùng đất ở cực Bắc. Nhiệt độ tăng thêm 4oC thì những tháng hè mà như hiện nay được gọi là nắng nóng cực điểm, chưa từng có sẽ trở lên phổ biến, ảnh hưởng đến 90 diện tích đất đai trong thời gian những tháng hè tại khu vực Bắc bán cầu. Hạn hán không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành trồng trọt, chăn nuôi mà còn kéo theo dịch bệnh, đói nghèo và làm đảo lộn cuộc sống của con người, nhất là khu vực vốn nghèo đói lại càng điêu đứng hơn. Trung tâm Quốc gia về giảm thiểu hạn hán (ĐH Nebraska-Lincoln) đã chỉ ra 28 nhóm tác động của hạn hán đối với KTXH, môi trường. Cách đây mấy tuần, nắng nóng cực điểm đã tràn qua khu vực Nam Á và kéo theo hàng ngàn người chết.

Hàng trăm triệu người bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu

 

Các quốc gia đang nỗ lực chung tay vì một hành tinh xanh, sạch, đẹp (ảnh minh họa).
Các quốc gia đang nỗ lực chung tay vì một hành tinh xanh, sạch, đẹp (ảnh minh họa).

 

Châu Á-Thái Bình Dương-nơi sinh sống của hơn một nửa nhân loại lại là khu vực địa lý đa dạng có nhiều vùng lãnh thổ với hàng trăm triệu dân dễ bị tổn thương trước sự biến đổi khí hậu nhất thế giới.

Các hoạt động của con người với nhịp độ và quy mô chưa từng thấy đã và đang làm biến đổi môi trường tự nhiên, biến đổi khí hậu. Sự tăng trưởng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong vai trò xoá giảm đói nghèo của khu vực nhưng châu Á-Thái Bình Dương cũng góp phần đáng kể vào các mức phát thải của thế giới. Phát thải xuyên biên giới đã tác động đến các tảng băng trôi, các rạn san hô, những cánh rừng ngập mặn và làm nước biển dâng cao, đe dọa đến các kết cấu hạ tầng, các khu định cư và sinh kế của hàng trăm triệu dân.

Đối tượng dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu lại là nông dân, cư dân nghèo đô thị. Khoảng 60% dân số và 3/4 số người cực nghèo sống ở các vùng nông thôn của châu Á-Thái Bình Dương. Gần 900 triệu người nghèo nơi đây sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những tác động phức tạp của biến đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa, hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng và làm biến mất những hòn đảo, vùng đất trên bản đồ thế giới. Khi mực nước biển dâng cao từ 0,5-2 mét trong thế kỷ này, sẽ có tới 125 triệu người thuộc khu vực Đông Á, Đông-Nam-Á và Nam Á phải di cư. Một số đảo ở Thái Bình Dương như các đảo Carteret của Papua New Guinea có thể chỉ còn là ký ức. Theo báo cáo năm 2014 của IDMC được Liên Hợp Quốc dẫn nguồn, từ năm 2008-2013 có tới 165 triệu người phải di dời do thảm họa của thiên tai, cao nhất là năm 2010 với 42,4 triệu người. Những trận bão là nguyên nhân chủ yếu (chiếm 64,8%) khiến người dân phải di dời. Thống kê của Cred và Statista cho thấy trong 10 nước chịu thảm họa thiên tai lớn nhất năm 2013 chủ yếu là ở châu Á - Thái Bình dương.

Châu Á-Thái Bình Dương đã chứng tỏ khả năng thích ứng và sức dẻo dai khi đối mặt với sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Liệu các chính phủ và người dân khu vực này có làm được điều đó trước biến đổi khí hậu? Điều quan trọng là làm sao cho người nghèo nông thôn có được sức dẻo dai trước biến đổi khí hậu. Chính phủ các nước đã nhận thấy những rủi ro này và đã có những chương trình, dự án được đầu tư. Cách tốt nhất để người dân dẻo dai hơn với biến đổi khí hậu là thông qua phát triển nông thôn bền vững hơn và toàn diện hơn như phương thức làm ruộng hiện đại hơn hay du lịch sinh thái…

Chính phủ các nước đã liên tục ngồi lại với nhau để cùng bàn thảo về vấn đề cắt giảm khí thải và chung tay hành động vì một hành tinh xanh. Các nước đang phát triển không cần theo đuổi một cách máy móc con đường mà các nền kinh tế giàu có đã đi: Tăng trước, làm sạch sau mà có thể đi tắt đón đầu, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, xanh và thân thiện với môi trường, tất cả vì mục tiêu bảo vệ Trái đất của chúng ta.

 

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc - ông Ban Ki-moon đã từng chia sẻ: “Năng lượng bền vững là sợi chỉ vàng kết nối tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và môi trường khí hậu để thế giới phát triển vững mạnh hơn.”

ThS. Lương Quang Đảng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Top