Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì dịch bệnh, nhà hàng “tung chiêu” gỡ chi phí mặt bằng

Thứ bảy, 07:55 04/04/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Mặc dù các nhà hàng đều đóng cửa để “chiến đấu” với dịch COVID-19 nhưng để gỡ gạc chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ, chủ các nhà hàng tăng đơn bán online kèm mức chiết khấu sâu để “hút khách”.

Vì dịch bệnh, nhà hàng “tung chiêu” gỡ chi phí mặt bằng - Ảnh 1.

Chiếu khấu sâu để tăng đơn online

Những ngày dịch COVID-19 khiến các cửa hàng đóng cửa, công việc làm thực phẩm của chị Phạm Thị Ngân (34 tuổi, ở Đình Thôn, Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) tất bật cả ngày. Các sản phẩm của chị Ngân được lòng người tiêu dùng chủ yếu là những món ăn thiết yếu trong bữa cơm gia đình như: Thịt chưng mắm tép, pate, ruốc cá, cá kho…

Bốn năm làm thực phẩm bán online, chưa bao giờ chị Ngân thấy lượng đơn hàng tăng đột ngột như bây giờ. Chị Ngân cho biết: "Hiện các đơn hàng của tôi hơn mọi ngày khoảng chục đơn. Tôi nghĩ dịch bệnh sẽ khiến nhiều người khó khăn, nên tôi quyết định giảm 5-10%/đơn hàng, vừa hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch bệnh, cũng làm gia tăng số lượng đơn hàng".

Vì dịch bệnh, nhà hàng “tung chiêu” gỡ chi phí mặt bằng - Ảnh 2.

Chị Ngân tất bật với công việc bán thực phẩm online. Ảnh: Bảo Loan

Chị Ngân cho biết, do có nhiều năm kinh nghiệm làm thực phẩm nên lượng khách hàng thân thiết của chị rất ổn định. Hơn nữa, từ khi quyết định chiết khấu, số lượng đơn hàng trong ngày tăng lên, công việc của chị cũng vì thế mà tất bật hơn.

Anh Dương Đăng Phong (35 tuổi- chủ một cửa hàng nướng Hàn Quốc trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội) cũng tương tự. Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, hơn 20 nhân viên cửa hàng của anh Phong đã phải tạm nghỉ việc. Mặc dù vậy, để phục vụ những khách hàng thân thiết, anh Phong quyết định phục vụ khách bằng hình thức giao hàng tận nơi, kèm mức chiết khấu sâu. Vì thế, những ngày này, dù cửa hàng đóng cửa nhưng anh Phong và một cộng sự người Hàn Quốc vẫn tất bật với công việc thường nhật để phục vụ khác online.

Anh Phong cho biết: "Mỗi đơn hàng tôi chiết khấu 20%/hóa đơn. Chỉ có 2 người tự thực hiện, từ sơ chế thực phẩm, đến chế biến và giao hàng. Với khách ở bán kính gần từ 2km trở lại thì tôi sẽ trực tiếp giao hàng.Vì vậy, dù công việc tất bật nhưng doanh thu thu về cũng được khoảng 20-30 triệu đồng/tháng".

Tìm cách gỡ khó khăn

Vì dịch bệnh, nhà hàng “tung chiêu” gỡ chi phí mặt bằng - Ảnh 3.

Anh Phong tất bật trong khu bếp.

Không chỉ phục vụ khách hàng thân thiết, mức chiết khấu 20%/hóa đơn của anh Phong còn là "chiêu" gỡ khó khi lợi nhuận giảm mà chi phí thuê mặt bằng kinh doanh vẫn đắt đỏ.

Anh Phong cho biết: "Chi phí thuê mặt bằng của tôi là 100 triệu đồng/tháng, đóng 3 tháng một lần. Cửa hàng của tôi sắp hết 3 tháng tiền thuê mặt bằng, sắp tới tôi phải lo 300 triệu đồng đóng tiền thuê mới. Cùng một đơn vị cho thuê, nhưng một cửa hàng Nhật Bản ở bên cạnh xin được giảm tiền thuê mặt bằng mà không được bên cho thuê chấp thuận. Tôi không biết mình có được bên cho thuê hỗ trợ hay không nữa. Cũng lo…".

Vì dịch COVID-19, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải tạm dừng, tuy nhiên, các bên thuê mặt bằng thì vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ chi trả chi phí mặt bằng. Được hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng không chỉ là câu hỏi luôn hiện hữu trong đầu anh Phong, mà cũng là mong muốn với tất cả những người đang phải chịu chi phí mặt bằng.

Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, thuê và cho thuê mặt bằng (bao gồm: Đã ký hợp đồng thuê hoặc hợp đồng đặt cọc để thuê) bản chất là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê theo quy định của pháp luật dân sự.

Việc có miễn, giảm chi phí thuê mặt bằng hay không phụ thuộc vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê mà hai bên đã ký kết. Theo khoản 1, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, trước sự kiện bất khả kháng (sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, sóng thần…) mà tại thời điểm thực hiện thỏa thuận hoặc trong quá trình thực hiện, các bên không lường trước được hậu quả xảy ra thì có thể áp dụng căn cứ này để miễn, giảm tiền thuê mặt bằng. Bởi COVID-19 được coi là một sự kiện bất khả kháng.

Luật sư Hoàng Tùng cho biết thêm: "Là một người dân, một luật sư, cũng là người trực tiếp có tham gia vào quan hệ dân sự nên tôi thấu hiểu được khó khăn của cả hai bên cho thuê và bên thuê mặt bằng. Vì vậy, với tinh thần dân tộc cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn trong cảnh dịch bệnh hoành hành, thì hai bên nên ngồi lại với nhau, cùng trao đổi để thống nhất hướng giải quyết phù hợp cho cả hai bên. Bên cho thuê nên hỗ trợ bên thuê bằng việc giảm tiền thuê mặt bằng, tạo điều kiện về việc thanh toán. Việc này vừa thể hiện tình người, đạo đức kinh doanh, vừa để chia sẻ với xã hội những khó khăn để cùng vượt qua hoàn cảnh này. Trong trường hợp xấu nhất, nếu bên cho thuê vẫn không đồng ý miễn, giảm tiền thuê, khi đó bên thuê có thể cân nhắc thực hiện các hành động pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thông thường, trong các hợp đồng có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Do đó, nếu bên thuê mong muốn nhận lại khoản tiền đặt cọc thì cần chủ động trao đổi và đề đạt nguyện vọng cũng như khó khăn đã phân tích ở trên, để nhận được sự đồng cảm và chia sẻ".

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giá vé máy bay đắt đỏ kéo dài, Đà Nẵng lo khách nội địa 'quay xe'

Giá vé máy bay đắt đỏ kéo dài, Đà Nẵng lo khách nội địa 'quay xe'

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 giờ trước

Lượng khách nội địa đến Đà Nẵng giảm trong dịp lễ vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp du lịch tại đây lo ngại ngành công nghiệp không khói của "thành phố đáng sống" sẽ kém cạnh tranh nếu giá vé máy bay nội địa tiếp tục giữ ở mức cao.

Bảng giá đất mới theo Luật Đất đai năm 2024 xây dựng theo những tiêu chí nào, có còn nhiều cách biệt so với thị trường?

Bảng giá đất mới theo Luật Đất đai năm 2024 xây dựng theo những tiêu chí nào, có còn nhiều cách biệt so với thị trường?

Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024, bảng giá đất áp dụng từ 1/2026 sẽ được xây dựng từ phương pháp định giá dựa vào mục đích, đặc điểm của thửa đất, cùng với đó giá đất sẽ được điều chỉnh hàng năm để sát với thị trường.

7 trường hợp người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ từ 2025

7 trường hợp người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ từ 2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 6 giờ trước

GĐXH - Theo khoản 1, Điều 151, Luật Đất đai 2024 có 7 trường hợp người sử dụng đất sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Lãi suất tăng trở lại: Nhân viên ngân hàng tiết lộ cách gửi tiết kiệm lãi cao, an toàn chỉ với 100 triệu đồng

Lãi suất tăng trở lại: Nhân viên ngân hàng tiết lộ cách gửi tiết kiệm lãi cao, an toàn chỉ với 100 triệu đồng

Giá cả thị trường - 7 giờ trước

GĐXH - Lãi suất bắt đầu tăng trở lại, nếu có ít tiền tích lũy có thể lựa chọn cách này để hưởng lãi cao dù ít tiền.

Lãi suất tăng trở lại: Gửi kỳ hạn 12-13 tháng cao nhất 7,5 -9,5% ở ngân hàng nào?

Lãi suất tăng trở lại: Gửi kỳ hạn 12-13 tháng cao nhất 7,5 -9,5% ở ngân hàng nào?

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Kỳ hạn 12-13 tháng lãi suất cao nhất 7,5%-9,5% nhưng phải đáp ứng những điều kiện đưa ra từ phía ngân hàng.

Giá vàng hôm nay 8/5: Vàng SJC tăng dựng đứng, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji vượt 75,5 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/5: Vàng SJC tăng dựng đứng, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji vượt 75,5 triệu đồng

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở miếng SJC tăng dựng đứng lên trên 87 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn hơn 75 triệu đồng/lượng.

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt ưu đãi chỉ từ 5%/năm cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt ưu đãi chỉ từ 5%/năm cho các doanh nghiệp SME

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

Với mục tiêu đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME phát triển kinh doanh bền vững, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng "Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp" với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng. Chương trình gói vay ưu đãi này được triển khai từ nay đến hết 30/9/2024.

Gần 1.000kg trứng non không xuất xứ, đựng trong thùng xốp sơ sài, sẵn sàng phục vụ thực khách

Gần 1.000kg trứng non không xuất xứ, đựng trong thùng xốp sơ sài, sẵn sàng phục vụ thực khách

Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 8/5, Tổng cục QLTT thông tin, khoảng 800kg trứng non không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Quảng Ninh.

Giá lăn bánh Suziki XL7 mới nhất đang rẻ giật mình, Mitsubishi Xpander Cross trở nên lép vế về doanh số

Giá lăn bánh Suziki XL7 mới nhất đang rẻ giật mình, Mitsubishi Xpander Cross trở nên lép vế về doanh số

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Suzuki XL7 đang cực kỳ hấp dẫn, trở thành thế mạnh trong cuộc đua doanh số với Mitsubishi Xpander Cross.

Đất nền sẽ 'sốt' từ sau năm 2025?

Đất nền sẽ 'sốt' từ sau năm 2025?

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

Chuyên gia dự báo, giá bất động sản sẽ tăng sau năm 2025. Đất nền sẽ là loại hình bị tác động mạnh nhất vì còn chịu thêm ảnh hưởng từ quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố và thị xã.

Top