Hà Nội
23°C / 22-25°C

Về nơi vợ chồng phải cưới 3 lần, một người đã mất vẫn tổ chức cưới và câu chuyện thấm đẫm tình người phía sau

Thứ sáu, 10:53 04/08/2023 | Xã hội

GĐXH - Vợ chồng người Khùa có 3 lần cưới cách nhau hàng chục năm. Lễ cưới lại được tổ chức để ghi nhận sự bền chặt và tôn vinh tình cảm vợ chồng qua từng giai đoạn của cuộc đời.

Nét đẹp văn hóa truyền đời

Đã cưới 2 lần, chung sống hạnh phúc và có 7 người con, 8 đứa cháu, vợ chồng ông Hồ May (SN 1966) và bà Hồ Thị Chum (SN 1968) người đồng bào Khùa (dân tộc Bru – Vân Kiều) tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn tổ chức lễ cưới lần thứ 3.

Lý giải nguyên nhân vợ chồng đồng bào Khùa đều tổ chức lễ cưới tận 3 lần - Ảnh 1.

Những bản làng vùng biên giới của tỉnh Quảng Bình.

Già làng Hồ Liên của bản K-Ing cho biết, mỗi cặp vợ chồng người Khùa có 3 lần tổ chức lễ cưới trong đời. Lễ cưới lại được tổ chức để ghi nhận sự bền chặt và tôn vinh tình cảm vợ chồng qua từng giai đoạn của cuộc đời.

Lần cưới đầu tiên, người con trai cùng đại diện gia đình chọn ngày lành đưa lễ đến nhà gái, gõ 3 tiếng vào cầu thang để ra hiệu. Bố, mẹ cô gái ra cửa đón lễ cưới của nhà trai gồm một thanh kiếm, một con gà và một ché rượu.

Trong lễ cưới, nghi thức lễ buộc chỉ cổ tay cho đôi trai gái được cho là quan trọng nhất. Già làng làm lễ, dùng 2 sợi chỉ màu đỏ buộc vào tay của đôi nam nữ. Sợi dây tượng trưng cho sự kết nối, lời thề nguyện trọn đời hạnh phúc. Rồi sau đó 2 bên gia đình cùng dân bản mở tiệc chung vui.

Lý giải nguyên nhân vợ chồng đồng bào Khùa đều tổ chức lễ cưới tận 3 lần - Ảnh 2.

Mỗi cặp vợ chồng người Khùa có 3 lần tổ chức lễ cưới trong đời.

Lần cưới thứ 2 còn gọi là lễ nhân nghĩa, tùy vào từng gia đình và hoàn cảnh để ấn định thời gian tổ chức, thường là khi cặp vợ chồng đã bước vào tuổi trung niên. Ở đám cưới lần này, không có quy tắc nào bắt buộc đối với cặp vợ chồng mà tùy vào điều kiện, họ có thể mời cả bản đến dự lễ hoặc chỉ mời đại diện các già làng trong bản.

Lễ cưới lần thứ 3 được mọi cặp vợ chồng người Khùa xem trọng, bởi đồng bào này quan niệm, trong vòng đời "sinh, trụ, dị, diệt" (sinh ra, trưởng thành, già nua, chết) thì lễ cưới lần thứ 3 là sự minh chứng cho mối tình thủy chung, son sắt, đồng cam, cộng khổ của hai vợ chồng.

Để tổ chức lễ cưới lần 3, trước đó 1 ngày, bà Chum trở về nhà bố mẹ đẻ ở bản K-Ing, xã Trọng Hóa rồi đợi gia đình chồng từ bản Ông Tú, xã Trọng Hóa đưa lễ vật sang xin tổ chức lễ cưới. Sau các thủ tục, bà Chum theo chồng về nhà rồi cùng gia đình 2 bên tổ chức tiệc thiết đãi bà con dân bản.

"Cưới lần nào cũng giống nhau, tùy vào điều kiện của từng gia đình để mở tiệc mời bà con, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều thôi. Vợ chồng ở với nhau nhiều năm rồi, nhưng trong lần cưới này vẫn hồi hộp lắm. Ngày cưới, vợ chồng cũng không được ngồi chung với nhau, phải làm lễ xong, rước vợ về nhà mình đã mới được phép ngồi chung", ông Hồ May chia sẻ.

Lý giải nguyên nhân vợ chồng đồng bào Khùa đều tổ chức lễ cưới tận 3 lần - Ảnh 3.

Đã cưới 2 lần, chung sống hạnh phúc và có 7 người con, 8 đứa cháu, vợ chồng ông Hồ May vẫn tổ chức lễ cưới lần thứ 3.

Thầy giáo Trần Mạnh Hùng, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình sau nhiều năm gắn bó với bà con vùng cao và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về phong tục, tập quán của đồng bào Bru -  Vân Kiều              đã lý giải cho chúng tôi về những điều còn thắc mắc.

Theo thầy Hùng, việc tổ chức cưới 3 lần là phong tục nhằm tôn vinh và tô thắm tình cảm vợ chồng của đồng bào Khùa. Tùy vào điều kiện từng gia đình sẽ chọn thời điểm cũng như tổ chức lễ cưới to, nhỏ khác nhau.

Người Khùa tin rằng, tục lệ truyền thống này sẽ giúp cho các cặp vợ chồng thêm yêu thương và sống gắn bó và hạnh phúc mãi. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở đối với con cháu phải biết ơn sinh thành, giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, gắn kết và hòa thuận giữa vợ và chồng.

Lý giải nguyên nhân vợ chồng đồng bào Khùa đều tổ chức lễ cưới tận 3 lần - Ảnh 4.

Những cô gái Vân Kiều xúng xính váy áo tham dự lễ cưới ở bản.

"Những nét văn hóa đặc trưng vốn có vẫn được bà con người Khùa cố gắng gìn giữ. Phong tục cưới đi cưới lại tới 3 lần là phong tục, nét đẹp văn hóa truyền đời của bà con. Hiện nay, có nhiều gia đình đã rút gọn thủ tục cưới 3 lần bằng cách làm gộp cả lần 2 và 3", thầy Hùng thông tin.

Tổ chức lễ cưới lại với người đã khuất để trọn nghĩa phu thê

Việc cưới lại 3 lần là sự tôn vinh mối quan hệ vợ chồng của người Khùa. Nhưng không ít trường hợp khi chưa kịp cưới lần thứ 3 thì người chồng hoặc người vợ đã mất đi. Khi đó, con cái sẽ có trách nhiệm tổ chức đủ 3 lần cưới cho bố, mẹ. Người Khùa gọi đây là "đám cưới ma".

"Con chim bay trên trời có đôi, có lứa, con người sống trên núi có hình, có bóng. Chết rồi cũng thương, nhớ, con cháu phải làm "đám cưới ma", không làm không phải con cháu người Khùa", già làng bản K-ing cho biết.

Lý giải nguyên nhân vợ chồng đồng bào Khùa đều tổ chức lễ cưới tận 3 lần - Ảnh 5.

Ông Hồ Thoong đã tổ chức "Lễ cưới ma" cho người bố quá cố và mẹ.

Ông Hồ Thoong (SN 1966), trú bản Ra Mai, xã Trọng Hóa cho biết, khi bố ông mất vẫn chưa kịp tổ chức cưới lần thứ 3, bởi vậy cách đây không lâu, ông đã tiến hành tổ chức "đám cưới ma" cho người bố quá cố và mẹ theo phong tục. Lễ cưới vẫn được tổ chức theo đúng nghi lễ ở cả 2 bên nội ngoại.

"Vì bố không còn nên việc tổ chức lễ cưới lần thứ 3 gia đình tôi làm đơn giản hơn, nhưng vẫn phải đủ nghi thức. Phong tục này nhắc nhở con cháu sống hòa hợp, thủy chung như lời răn dạy của ông bà, tổ tiên. Vợ chồng tôi cũng đã tổ chức cưới 2 lần rồi, khi có điều kiện sẽ tổ chức lần thứ 3", ông Hồ Thoong cho hay.

Cuộc sống của đồng bào người Khùa giờ đây đã dần hòa nhịp với người vùng xuôi. Nhưng trong nếp sống của họ vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng tốt đẹp.

Sinh ra đã có ban thờ sống, tục lệ lạ kỳ của đồng bào Vân KiềuSinh ra đã có ban thờ sống, tục lệ lạ kỳ của đồng bào Vân Kiều

GiadinhNet - Đối với người Vân Kiều, thờ hồn của chính mình là việc tôn trọng chính bản thân. Cùng với đó là phải ý thức để sống tốt với gia đình, bản làng, phải nỗ lực lao động, sản xuất, dần xóa đói giảm nghèo, hướng tới cuộc sống no đủ, văn minh hơn.

Tục ngủ thăm của đồng bào Tây Bắc

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 4 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 4 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 5 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 6 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 6 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top