Hà Nội
23°C / 22-25°C

Về lại chốn “thâm sơn cùng cốc” của Thủ đô

Thứ hai, 14:00 22/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Khi sáp nhập về Hà Nội, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất với “hành lý” mang theo những cái nhất không lấy gì vui: Vùng sâu nhất, vùng xa nhất và nghèo nhất. Sâu và xa nhất không thể thay đổi, còn cái tiếng nghèo nhất, họ quyết tâm thay đổi nó...

Về lại chốn “thâm sơn cùng cốc” của Thủ đô 1

Trường Tiểu học Yên Trung. Ảnh: Chí Đạo

 
Xóa “3 không”

Được mệnh danh là chốn “thâm sơn cùng cốc” của Hà Nội, là xã nghèo điển hình, nơi có 85% dân số người dân tộc Mường của tỉnh Hòa Bình trước đây và hiện vẫn đang hưởng chính sách từ Chương trình 135 của Chính phủ, Yên Trung trở thành người Thủ đô trong tư thế như vậy.

Còn nhớ năm 2007, vượt quãng đường gần 60km đến với đồng bào xã Yên Trung mà chúng tôi cứ ngỡ như bước vào một vùng quê nào đó ở Tây Nguyên hoặc Tây Bắc xa xôi hẻo lánh của đất nước. 60km Hà Nội – Yên Trung, thay đổi qua từng cây số, hai đầu mốc là sự khác biệt đối lập. Chẳng ai dám nghĩ, xã Yên Trung bao đời nay sống trong núi non rậm rạp xa xôi bỗng chốc trở thành công dân Hà Nội. Lúc đó chẳng khó gì để tìm ra gốc rễ nguyên nhân vì sao mảnh đất vốn giàu tài nguyên thiên nhiên này như những xã lân cận khác mà đói nghèo cứ bám riết mãi như thế này. Tục du canh du cư, không điện, không đường bê tông, không trạm y tế, không trường ở một số thôn xa trung tâm xã là hiện thực chưa xa.

Sau đó 1 năm, khi Yên Trung mới chân ướt chân ráo về Hà Nội, chúng tôi lại có dịp đến với mảnh đất này. Nghèo khó vẫn thường trực. Mang tiếng là công dân Thủ đô nhưng người dân nơi đây nghe nói đến chiếc bóng điện, chiếc radio… là những thứ xa xôi lắm. Năm 2008, thu nhập bình quân người dân Yên Trung là 8 triệu đồng/năm. Nơi đây còn mái lá, nhà tranh vách đất, đồng bào dân tộc sống thưa thớt trong rừng. Cụ Đinh Văn Vận (người thôn Hương, xã Yên Trung) thậm chí còn chẳng biết bản làng mình đã thuộc về Hà Nội từ lúc nào... Người ta nói Yên Trung là mảnh đất duy nhất ở Thủ đô mà điện, đường, trường chưa “phủ” hết.

Những ngày cuối tháng 7/2013, chúng tôi lại một lần nữa có mặt tại mảnh đất “3 không” của Thủ đô. Ngồi trong trụ sở làm việc mới khánh thành khang trang, Chủ tịch UBND xã Hoàng Phương “khoe” ngay: “Thành phố đầu tư xây mới cho xã chúng tôi, khang trang, đàng hoàng hơn những lần trước các anh lên”. Nhắc đến những lần trước, ông Phương sực nhớ ra điều gì rồi vui mừng thông báo tiếp: “Thôn Hương, thôn Hội có điện rồi nhé. Không những điện mà hệ thống trường, trạm đã được đưa vào sử dụng mấy năm nay”. Quả thật, khi nghe ông Phương cho biết điện đã về với 2 thôn xa xôi nhất của xã, chúng tôi không khỏi bất ngờ.

Không bất ngờ sao được khi 4 năm trước, tiếng là địa phận Thủ đô nhưng thôn Hương, nơi xa trung tâm nhất, nơi giáp ranh với tỉnh Hòa Bình là một chốn rừng âm u tĩnh mịch, lác đác người dân, muốn vào đến thôn phải đi mấy cây số đường rừng. Cũng 4 năm trước, những cán bộ xã cùng với việc của ủy ban họ tranh thủ lên rẫy phát cây, tăng gia kiếm thêm thu nhập. Ông Phương bảo: “Bây giờ bận rộn lắm. Trước đây mỗi tháng chúng tôi mới báo cáo một lần cho huyện. Từ ngày về Hà Nội, báo cáo từ xã phải gửi bằng văn bản hàng tuần”.
 
Về lại chốn “thâm sơn cùng cốc” của Thủ đô 2

Điện lưới quốc gia đã phủ đến từng nhà người Mường ở Yên Trung.

Xóa bỏ ám ảnh nghèo

Khi hỏi đến tình hình xã sau hơn 5 năm sáp nhập về Thủ đô, ông Phương cho biết, nhờ được “bóng” Hà Nội mà cuộc sống của nhân dân ở xã đã bớt khó khăn. Chương trình 135 được triển khai rộng rãi, đến nay đường giao thông đã được mở rộng, đi lại thuận tiện. Đặc biệt, 100% dân trong xã đã có điện dùng, đã xóa được 100% nhà tranh vách nứa. “Đến hết năm 2013, chúng tôi phấn đấu đạt thu nhập 15 triệu đồng/ người/năm, vượt gần gấp đôi thời điểm chưa về Hà Nội”, ông Phương cho biết.

Trưởng thôn Hương, ông Nguyễn Văn Định hồ hởi khoe: "Thôn Hương giờ vẫn còn 5 hộ nghèo, chiếm 10%, nhưng đã giảm nhiều so với con số 50% hộ nghèo của 4 năm về trước. Số hộ có kinh tế khá cũng tăng, chiếm đến 60%, với nhiều gia đình có thu nhập ổn định từ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản". Song điều khiến ông Định vui nhất là trục giao thông chính 2km đã được bê tông hóa. Chẳng bù cho năm nào, hễ mưa xuống là đường nhầy nhụa vì bùn lầy, giao thông gần như bị đình trệ.

Người dân thôn Hương rất phấn khởi khi cuộc sống của họ đang đổi thay, điện đã về nhưng có lẽ, hưởng niềm vui trọn vẹn nhất là những em bé mầm non khi được vui chơi, học tập trong một lớp học khang trang, sạch đẹp. Cái đói ăn, đói điện, đói đường đã được xóa. Yên Trung bây giờ đã đổi thay bằng động lực mà như ông Hoàng Phương là từ “chính nỗi ám ảnh xã nghèo nhất Thủ đô”.
 
Hà Phương
lanvu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Giáo dục - 35 phút trước

GĐXH - Dưới đây là top 5 trường đại học hàng đầu có đào tạo ngành học phục vụ trong công nghiệp công nghệ cao, có xu hướng phát triển mạnh trên toàn thế giới.

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cải cách tiền lương sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Từ 1/7/2024, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức có gì thay đổi?

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sắp tới miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu liên tiếp. Đợt thứ nhất vào đúng ngày Lập Hạ (5/5) và đợt thứ hai vào ngày 8 - 9/5.

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết ngày 4/5, vùng núi Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ nắng nóng trở lại, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to; Chuyên gia pháp y cho rằng chính đệm ghế sofa nơi cô gái nằm đã hút hết dịch tử thi nên thi thể mới trở nên khô như vậy.

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 1 giờ trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 1 giờ trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 12 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 13 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Top