Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh biếm họa: "Vũ khí" không còn "sắc bén"

Thứ hai, 08:42 28/05/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Theo tôi, chúng ta vẫn chưa hiểu được bản chất của tranh biếm họa, thường quy tranh biếm họa là đả kích. Thực ra, bản chất của biếm họa là phê bình và tự phê bình để tự hoàn thiện mình hơn. - Họa sỹ Lý Trực Dũng nói.

Họa sĩ Lý Trực Dũng là một trong số không nhiều những “thương hiệu” trong làng biếm họa ở Việt Nam. Và cũng không nhiều những người như ông, ngoài vai trò làm nghề, luôn nỗ lực để biếm họa Việt Nam trở lại với thời kỳ “hoàng kim”.

PV GĐ&XH đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Lý Trực Dũng về tranh biếm họa hiện nay ở Việt Nam.

Vũ khí” không còn “sắc bén”

Họa sỹ Lý Trực Dũng

- Là người vẽ và nghiên cứu về tranh biếm hoạ, anh có nhận xét gì về  biếm họa ở Việt Nam hiện nay?

- Việt Nam hiện có khoảng 500 tờ báo, tạp chí nhưng không phải tất cả các tờ báo đều ưu tiên cho biếm họa. Thời chiến, biếm họa được coi là vũ khí sắc bén với nhiều “thương hiệu” được hình thành.

Biếm họa giúp cho con người không kể màu da, ngôn ngữ vẫn có thể giao lưu với nhau. Nhưng thời bình, biếm họa trở nên “gay go”, chả ai dại gì mà dây vào cái “vũ khí” sắc bén ấy.

Rất nhiều bức tranh biếm hoạ được đăng mà khi xem, họa sĩ biếm họa ước giá nó không được đăng thì tốt hơn. Vì một cái tranh biếm họa cho in chỉ to bằng hai con tem, khiến độc giả phải cố căng mắt vừa xem vừa đoán nó là cái gì.

Trong khi đó, nhuận bút, nguồn thu nhập chính của hoạ sĩ biếm họa thường chỉ 80 nghìn đồng, hoặc khá hơn thì 150 nghìn đồng là cùng. Nhưng các báo lại đòi hỏi biếm họa phải có chất lượng cao. Bên cạnh đó, số phận của tranh biếm họa phụ thuộc rất nhiều vào biên tập viên và tổng biên tập. Đáng tiếc, không ít biên tập viên gần như không hiểu biết gì về biếm họa nhưng lại biên tập về biếm họa, cắt, sửa lời...

- Nếu so với thế giới thì biếm hoạ Việt Nam đang đứng ở đâu?

Hoạ sĩ Lý Trực Dũng tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Weimar (Đức) năm 1973.

Ông đã cộng tác vẽ nhiều tranh biếm họa cho tờ báo hài “Eulenspiegel” uý tín của Đức, cũng như các tờ báo ở Việt Nam.

Trên báo Thể thao Văn hoá còn có một mục thường kỳ về biếm họa do hoạ sĩ Lý Trực Dũng thể hiện.

- Ở nhiều nước, biếm họa được coi là nguồn dữ liệu lịch sử quý giá, khách quan, đáng tin cậy. Có lẽ, không có đất nước nào lại có nhiều họa sĩ đồ họa sống được bằng các bức tranh châm biếm như ở Đức. Nó được đưa vào giảng dạy ở nhà trường, kể cả trường đại học. Các họa sĩ biếm hoạ hoàn toàn sống được bằng nghề, vì mỗi bức tranh được trả ít nhất là 200 euro. Ở mỗi tờ báo, người vẽ biếm họa được coi như là một phóng viên chứ không đơn thuần chỉ là họa sĩ.

Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, năng lực của các họa sĩ biếm họa Việt Nam hiện còn rất nhiều hạn chế, nhiều bức tranh còn nông cạn về tư tưởng và nội dung. Nếu không quan tâm đến công tác đào tạo, không khuyến khích nó thì biếm hoạ Việt Nam sẽ mãi ở dạng “chân đất” so với các nước trong khu vực, chứ chưa nói đến các nước châu Âu, châu Mỹ.

Bản chất của tranh biếm họa là phê bình và tự phê bình

-  Phải chăng, tranh biếm hoạ chưa phát triển vì tâm lý sợ đụng chạm của các họa sĩ?

- Theo tôi, chúng ta vẫn chưa hiểu được bản chất của tranh biếm họa, thường quy tranh biếm họa là đả kích. Thực ra, bản chất của biếm họa là phê bình và tự phê bình để tự hoàn thiện mình hơn. Nó cũng giống như việc thưởng thức nhạc giao hưởng vậy. Khi người ta chỉ cho mình những nhược điểm một cách hài hước thì thay vì phải cảm ơn họ thì chúng ta lại nhìn một cách thiếu thiện cảm. Việc hiểu chưa đúng về biếm họa là do quan niệm và cũng liên quan đến trình độ dân trí nữa.

Chưa có họa sĩ biếm họa chuyên nghiệp

-  Theo anh nhìn nhận thì ở Việt Nam có hoạ sĩ biếm hoạ chuyên nghiệp không?

- Ở Việt Nam từng có hai họa sĩ vẽ chân dung biếm họa rất giỏi là lãng tử Hoàng Lập Ngôn gọi tranh của mình là “tướng tinh họa” và họa sĩ Choé trên báo Lao Động một thời. Nhưng chúng ta chưa có họa sĩ biếm họa chuyên nghiệp. Theo tôi được biết, ngay cả trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội cũng chưa có khoa chuyên về biếm họa. Những họa sĩ biếm họa thì chưa tìm cho mình được ngôn ngữ biếm họa riêng.

- Tại một cuộc hội thảo gần đây anh có phát biểu rằng, “biếm họa là đứa con rơi của ngành mỹ thuật Việt Nam”. Vậy làm thế nào để “đứa con rơi” ấy được thừa nhận?

- Có nhà lý luận quan niệm, họa sĩ vẽ tranh biếm họa phải là người có cái đầu uyên bác như một nhà bác học, sự tinh tế khéo léo như một bác sĩ phẫu thuật nhưng phải có sức mạnh như một anh lực sĩ. Chứ không phải chỉ vẽ một vài bức tranh là thành họa sĩ biếm hoạ.

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Một số tác phẩm biếm họa

Thanh Hà

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Giải trí - 1 giờ trước

Ở tuổi 25, Linh Nhi - con gái lớn của Tú Dưa sở hữu nhan sắc khá ưa nhìn. Cô có phong cách ăn mặc nhẹ nhàng, đơn giản, trẻ trung.

Dàn nghệ sĩ xuất hiện trong buổi công chiếu phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Hà Nội

Dàn nghệ sĩ xuất hiện trong buổi công chiếu phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Hà Nội

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Sự kiện ra mắt bộ phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Thủ đô Hà Nội quy tụ dàn sao gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng.

Lệ Quyên bất ngờ với quan điểm 'ai nuôi ai' trong tình yêu khiến fan xôn xao bàn tán

Lệ Quyên bất ngờ với quan điểm 'ai nuôi ai' trong tình yêu khiến fan xôn xao bàn tán

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - "Trong chuyện yêu đương đôi lứa hay vợ chồng, nực cười nhất là cứ rạch ròi với quan điểm ai nuôi ai, thật sự thiển cận vô cùng", Lệ Quyên bất ngờ chia sẻ.

Đổi đời nhờ bất động sản, có bạn gái mới bí ẩn, cuộc sống của "bé An" Hùng Thuận hiện ra sao ở tuổi 41?

Đổi đời nhờ bất động sản, có bạn gái mới bí ẩn, cuộc sống của "bé An" Hùng Thuận hiện ra sao ở tuổi 41?

Giải trí - 14 giờ trước

Sau 2 lần tình duyên "đứt gánh", Hùng Thuận hiện đã tìm được hạnh phúc mới bên bạn gái xinh đẹp. Ở tuổi 41, anh cũng có cuộc sống sung túc nhờ nghề môi giới bất động sản.

'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Bức xúc với những hành động của An Nhiên (Lương Thu Trang) trong "Trạm cứu hộ trái tim", nhiều khán giả vào thẳng trang cá nhân của nữ diễn viên để... "ném đá".

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Giải trí - 17 giờ trước

Bùi Hà Nghi Phương - con gái ca sĩ Phương Thanh chia sẻ với VietNamNet nhiều góc độ hiếm thấy ở người phụ nữ được là gai góc nhất showbiz.

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

Giải trí - 21 giờ trước

NSND Hồng Vân tiết lộ khi quay phim ở Mỹ, Khôi Nguyên được ba Lê Tuấn Anh đứng sau hỗ trợ, thậm chí có những điều gần như 'không tưởng' với mẹ con chị.

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm nổi tiếng với khán giả qua nhiều ca khúc nổi đình nổi đám trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Dù đã bước sang tuổi 43 nhưng sự nổi tiếng của cô vẫn không giảm.

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Giải trí - 23 giờ trước

Những phim điện ảnh do Mai Thu Huyền cầm trịch từng nhận về không ít lời chê bai từ khán giả và giới phê bình vì kịch bản nhiều "sạn", cách làm phim cũ kỹ, không truyền đạt được thông điệp.

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 1 ngày trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

Top