Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tào Tháo: Kết thông gia với kẻ suýt giết mình

Giadinh.net - Để tỏ thiện chí, Tào Tháo còn cho con trai là Tào Quân lấy con gái Trương Tú, kết thành thông gia, y như Lưu Bang đã làm với Hạng Bá trước khi có cuộc gặp gỡ tại Hồng Môn, để dễ bề lung lạc.

Năm Kiến An thứ hai (197 sau công nguyên), tháng Giêng, Tào Tháo nam chinh. Trương Tú đóng quân tại Uyển Thành (nay là thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam) đầu hàng Tháo. Mới thực thi phụng thiên tử nhi lệnh bất thần được 2 tháng, vừa ra trận đã thắng lợi giòn giã, Tào Tháo đâm chủ quan, phạm phải 2 sai lầm tai hại.

Tào Ngang thế mạng cho cha

Theo Tam quốc chí. Trương Tú truyện, Bùi Tùng Chi dẫn “Truyện tử”, sai lầm thứ nhất là ép chị dâu Trương Tú (vợ Trương Tế) vào hầu ngủ, khiến Trương Tú cảm thấy vô cùng nhục nhã; Hai là, lôi kéo Hồ Xa Nhi - bộ tướng thân cận của Trương Tú, khiến Trương Tú cảm thấy bất an (nghi Thái tổ dục nhân tả hứu thích chi).

Một cảnh đánh nhau trong phim "Tam quốc diễn nghĩa"

Tào Tháo thấy Trương Tú bất mãn, liền có ý giết Tú (Thái tổ văn kỳ bất duyệt, mật hứu sát Tú chi kế), nhưng không hiểu do đâu cơ mưu bị lộ (kế lậu). Vậy là Trương Tú trở mặt, Tào Tháo bị Tú đánh cho tơi bời khói lửa. Con cả là Tào Ngang (Tháo rất yêu, chọn làm người kế nghiệp), tướng giỏi Điển Vi (Đội trượng cảnh vệ của Tháo), cháu Tháo là Tào An Dân đều chết trong trận này. Bản thân Tháo bị trúng tên, suýt toi mạng. Chuyện này ám ảnh Tháo suốt đời, vậy nên mới có câu nói trước khi nhắm mắt như phần đầu chuyên mục Tào Tháo đã đề cập.

Tin bài liên quan

Tào Tháo "đánh trống kêu oan"
*
Tào Tháo: "Cả đời gian trá, khi chết mới lộ chân tướng"? 
*
Tào Tháo: “Diêm Vương sống cùng Bồ Tát" 
*
Tuổi thơ hư hỏng của Tào Tháo 
*
Tào Tháo cũng là... danh hài 
*
Tào Tháo: Độc chiêu khởi nghiệp quan trường 
*
Tào Tháo: Một mình chống lại... “mafia” 
*
Tào Tháo: Vừa thoát họa Đổng Trác đã “sa” vào tay “minh chủ óc bã đậu” 
*
Tào Tháo từng là ... "giám đốc nông trường"
*
Tào Tháo: “Tôi không nghe ông xui dại đâu”
*
Tào Tháo: “Thằng ranh này muốn đưa mình lên thớt đây”
*
Tào Tháo: Diệu kế của đệ nhất cao thủ
*
Tào Tháo: Chớp thời cơ nên vớ bẫm
* Tào Tháo "đánh trống kêu oan": Những quân sư bậc thầy  

Người vạch kế hoạch trong trận này là Giả Hủ, mưu sĩ của Trương Tú. Giả Hủ, tự Văn Hòa, người Vũ Uy, tài năng ngang ngửa Trương Lương, Trần Bình, được coi là quái kiệt nhất nhì trong Tam quốc. Tên là Văn Hòa, nhưng tính cách chẳng ôn hoà (lời của nhà văn nổi tiếng Chu Trạch Hùng) Tam quốc chí. Giả Hủ truyện có kể lại những chuyện động trời của Giả Hủ trước đó. Tỉ như chuyện Lý Giác và Quách Tự cầm tù nhà vua, là do Giả Hủ xúi giục.

Sau khi Đổng Trác bị Vương Doãn và Lã Bố giết, Lý Giác và Quách Tự thấy tình thế bất lợi, đã toan giải tán quân đội, bỏ về quê. Giả Hủ can ngăn, nói bây giờ hai người thân cô thế cô, chỉ một viên đình trưởng cũng thừa sức bắt giữ. Chi bằng đem quân đánh vào Tràng An, báo thù cho Đổng Trác. Thành công thì hai người trở thành lương đống quốc gia, chinh phạt thiên hạ. Thất bại thì bỏ đi cũng chưa muộn. Lý Giác và Quách Tự nghe có lý, liền đánh trở lại Tràng An, khiến đất nước và nhà vua gặp họa lần nữa. Nhưng Giả Hủ là kẻ khôn ngoan, Lý Giác và Quách Tự định phong cho y tước Hầu, y không nhận, nói rằng cái công cứu mạng đó không đáng kể (thử cứu mạng chi kế, hà công chi hữu?). Lý Giác và Quách Tự  định đề bạt y làm Thượng thư bộc xạ, Giả Hủ nói y không phải con người nổi tiếng, e thiên hạ không phục (Hủ danh bất tố trọng, phi sở dĩ phục nhân dã). Lý Giác và Quách Tự vừa kính nể vừa sợ y. Giả Hủ cũng cảm thấy mình có tội, nên lợi dụng ảnh hưởng bản thân, kiềm chế Lý Giác và Quách Tự, cứu thoát rất nhiều đại thần. Ông ta lấy công chuộc tội.

Sau khi nhà vua tới Tràng An, Giả Hủ rời bỏ chức vụ, theo Trương Tú. Trương Tú coi Hủ như bậc đàn anh. Kế hoạch tập kích Tào Tháo, là do Giả Hủ thiết kế. Theo Tam quốc chí. Giả Hủ truyện, Bùi Tùng Chi dẫn Ngô thư, Trương Tú theo kế của Giả Hủ, bẩm với Tháo rằng, Tú chuyển quân sang một địa điểm gần đấy, nhưng xe cộ thiếu, lại chở nặng, xin cho quân sĩ mặc nguyên giáp trụ, cầm theo binh khí khi di chuyển. Tào Tháo không nghi ngờ gì, đồng ý. Vậy là khi đi qua doanh trại Tào, Tú phát động cuộc công kích. Tháo không kịp trở tay, hốt hoảng bỏ chạy, nếu không được Tào Ngang nhường ngựa, chắc chắn mất mạng.

Cảnh đánh nhau trong Game "Tam quốc chí"

Tào A Man nhận lỗi

Vậy mà sau khi thua trận, Tào Tháo không đổ lỗi cho ai, kể cả với người khuyên Tháo nên cho Tú đầu hàng. Tháo tự nhận lỗi về mình. Tam quốc chí. Vũ đế kỷ chép, Tháo nói đã biết mình sai ở chỗ nào, lần sau sẽ không tái phạm nữa. Đương nhiên, Tháo kiểm điểm không đến nơi đến chốn. Ông ta bảo nguyên nhân thua trận lần này là do không bắt lớn bé già trẻ nhà Trương Tú làm con tin (thất bất tiện thủ kỳ chất). Nhưng đó chỉ là ngụy biện. Bị Trương Tú phản thùng là có nguyên nhân như ta đã biết. Tháo không đổ lỗi cho ai là tiến bộ lắm rồi.

Tháng 11 năm Kiến An thứ hai (197 sau công nguyên), Tào Tháo cất quân đánh Trương Tú, lần này toàn thắng. Trương Tú bỏ chạy về Nhương Thành (nay là Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam).

Nhưng sự việc không chỉ có thuận. Năm Kiến An thứ hai đời Hán Hiến đế (198 sau công nguyên), Tào Tháo cất quân đánh Trương Tú lần thứ ba. Lần này có nhiều người can ngăn. Theo Tam quốc chí. Tuân Du truyện, khi ấy quân sư Tế tửu là Tuân Du nói với Tháo rằng, giờ đây Trương Tú liên minh với Lưu Biểu là do Giả Hủ sắp đặt. Nhưng hai người này không phải cùng cạ. Trương Tú dựa vào Lưu Biểu để có lương thảo mà Lưu Biểu lại không có khả năng cung cấp, vì vậy sớm muộn sẽ chia tay. Tháo hãy gắng đợi, chúng sẽ không đánh mà tự tan (bất như hoãn quân  dĩ đại chi, khả dụ nhi chí dã). Nếu dồn Tú vào ngõ cụt, chắc chắn Lưu Biểu sẽ đem quân đến cứu. Tiếc rằng Tào Tháo không nghe, quả nhiên bị vây khốn ở Nhương Thành. Lưu Biểu cất quân chi viện cho Tú. Tháo chỉ còn cách rút quân.

Tháo rút lui, Trương Tú vui mừng đuổi theo. Giả Hủ khuyên không nên. Trương Tú không nghe. Kết quả đại bại. Nhưng ngay khi đó, Giả Hủ lại bảo, giờ thì đuổi đánh được rồi. Mà phải đuổi gấp. Thắng lợi là cái chắc. Trương Tú ngớ ra, nói vừa rồi không nghe lời tiên sinh nên mới thua. Nay đã thua rồi thì đuổi theo làm gì? Giả Hủ nói, tình hình đã khác, ông đuổi theo là chắc thắng. Trương Tú nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn thu thập tàn quân đuổi theo Tào Tháo, quả nhiên thắng to. Trương Tú không hiểu vì sao lại như vậy. Giả Hủ giải thích: Tướng quân rất giỏi cầm quân, nhưng xin nói thực, không giỏi bằng Tào Tháo. Khi Tháo quyết định rút lui, chắc chắn ông ta đoạn hậu, binh lính của tướng quân tuy tinh nhuệ, nhưng tướng lĩnh của tướng quân không phải là đối thủ của Tháo, vậy nên tướng quân mới thua. Tháo ra quân có bài bản, lại chưa đuối sức, vậy mà mới đánh đã rút, chắc chắn hậu phương của Tháo có vấn đề. Tháo đã đánh bại cuộc truy kích của tướng quân, tất nhiên cho khinh binh rút trước, để lại các tướng đoạn hậu không phải là đối thủ của tướng quân, vậy nên chắc chắn tướng quân giành phần thắng. Nghe Giả Hủ phân tích, Trương Tú phục sát đất.

Sự phán đoán của Giả Hủ hoàn toàn chính xác. Tào Tháo vội vàng rút quân là có nguyên do. Theo Tam quốc chí. Vũ đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn Hiến đế xuân thu, Tháo được tin mưu sĩ của Viên Thiệu là Điền Phong khuyên Thiệu nhân dịp Tháo vắng nhà, đem quân đánh úp Hứa Huyện. Chuyện tày đình, Tháo đành bỏ dở cuộc chiến, cấp tốc đem quân về Hứa đô. Nhưng như Giả Hủ suy tính, Tháo rút lui chứ không phải bỏ chạy. Tháo rút quân có tổ chức, có trình tự lớp lang, vì vậy tuy rút mà vẫn phản kích thắng lợi. Tình hình khi đó rất nguy cấp. Trước mặt là Lưu Biểu chặn đường, sau lưng là Trương Tú truy sát. Trước mặt sau lưng đều có địch. Nhưng Tào Tháo đã liệu trước. Theo Tam quốc chí. Vũ đế kỷ, Tào Tháo có gửi thư cho Tuân Úc khi đó đang đóng quân ở Hứa Huyện, nói rằng, ông đừng lo cho tôi một ngày chỉ đi được vài dặm, hãy đợi đấy, về đến An Chúng là tôi cho chúng no đòn.

Khi về đến Hứa Huyện, Tuân Úc hỏi Tháo căn cứ vào đâu mà nói rằng địch sẽ thua? Tháo nói, giặc đẩy ta vào chỗ chết, quân ta sẽ liều chết mà đánh, đặt vào chỗ chết để sống, ở vào chỗ mất để còn, do đó ta chắc thắng.

Viên Thiệu không có cơ hội như Tào Tháo. Ông ta bị nông dân Hắc Sơn và Công Tôn Toản vây cứng. Tào Tháo bị một phen sợ hão. Đánh Trương Tú, Tào Tháo coi như huề, có thua có được. Tháo nhận lỗi trước Tuân Úc, nói không nghe lời khuyên của Tuân Úc nên mới đến nỗi nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.

Phong thưởng tướng sĩ – thu nạp kẻ thù

Thực ra, Tào Tháo có thói quen khen thưởng những người nói đúng. Năm 207 sau công nguyên (năm Kiến An thứ 12 Hán Hiến đế), Tháo đem quân lên phía bắc đánh Ô Hoàn, đại thắng. Trên đường trở về qua Kí Châu trời lạnh giá, thôn xóm xơ xác, hành quân liên tục hai trăm dặm không thấy nước, quân lương không còn mấy hột, phải “giết hàng ngàn ngựa chiến để ăn, đào sâu hơn ba mươi trượng mới có nước”.

Về đến Nghiệp Thành, Tháo ra lệnh triệu tập tất cả những người khuyên Tháo không nên đem quân đi đánh Ô Hoàn. Mọi người nơm nớp, không hiểu sẽ xảy ra chuyện gì. Thì ra, Tháo phong thưởng cho những người đã can ngăn. Tháo nói, ta thắng trận này là do gặp may, vì vậy cảm ơn các vị đã khuyên can. Sự can ngăn của các vị mới là kế vạn toàn. Từ nay về sau các vị thấy thế nào là phải thì cứ nói, đừng e ngại gì hết (hậu vật nan ngôn chi). Chuyện này chép trong Tào Man truyện, vốn là một tác phẩm không mấy thiện cảm với Tào Tháo, nên tin. Điều này càng rõ hơn khi đọc phong công thần lệnh do Tháo công bố tháng 2 cùng năm, nói Tháo từ khi khởi nghĩa diệt ác đến nay đã mười chín năm, đánh đâu thắng đó, đâu phải công lao của Tháo, mà tất cả là do công sức của mọi người.

Tào Tháo hơn hẳn đám Viên Thiệu, Viên Thuật ở sự độ lượng và minh triết. Đây là một trong những nguyên nhân ông ta lôi kéo được các mưu thần dũng tướng về với mình, ngay cả Trương Tú đã từng phản bội khiến ông suýt mất mạng, ông cũng thu nạp khi Tú đầu hàng ông lần thứ hai, tháng 11 năm 199 (sau công nguyên).

Tú hàng Tào lần thứ hai là do Giả Hủ khuyên. Theo Tam quốc chí. Giả Hủ truyện, khi Viên Thiệu và Tào Tháo quyết một trận sống mái, cả hai đều tranh thủ lực lượng trung gian. Viên Thiệu cho người đến dụ Trương Tú, nhưng Giả Hủ khuyên Tú nên về với Tào Tháo. Giả Hủ bảo sứ giả của Thiệu, ông về thưa lại với Viên Bản Sơ, anh em ruột thịt mà còn không ở được với nhau, thì làm sao dung nạp được quốc sĩ trong thiên hạ? Lời Giả Hủ khiến Trương Tú tái mặt. Sau khi sứ giả của Thiệu ra về, Tú trách Giả Hủ: “Ông đuổi sứ giả của Thiệu, tôi biết đi đâu bây giờ”? Giả Hủ nói, ta nên hàng Tào Tháo. Trương Tú nói, Viên Thiệu hùng mạnh, Tào Tháo sức yếu, lại có tị hiềm với ta, về với Tháo thế nào được? Giả Hủ nói, có 3 lí do nên về với Tháo: Thứ nhất, Tháo phụng thiên tử dĩ lệnh thiên hạ. Tháo vâng lệnh vua (phụng thiên tử), chứ không phải lợi dụng danh nghĩa nhà vua (hiệp thiên tử), vậy là danh chính ngôn thuận, có chính nghĩa.

Thứ hai, Thiệu đông quân, thêm đám quân lèo tèo của Trương Tú chẳng bõ bèn gì, chắc không được coi trọng; Tháo quân ít, nay thêm quân của Tú, tức tăng thêm sức mạnh, tất cảm kích mà trọng dụng Tú; Thứ ba, những người mưu toan nghiệp bá vương, thường là không chấp nhặt ân oán cá nhân, trái lại, thường rất thích qua đó biểu thị đức độ và sự rộng lượng của mình, về với Tháo chắc được an toàn. Trương Tú nghe theo.

Tranh thủ nhân tâm – kết thông gia với kẻ thù

Giả Hủ đoán không sai. Trương Tú vừa đến, Tào Tháo đón tiếp vồn vã, tay cầm tay (chấp kỳ thủ) mời vào tiệc và phong cho Tú làm Dương Vũ tướng quân, tước Liệt hầu. Để tỏ thiện chí, Tháo còn cho con trai là Tào Quân lấy con gái Trương Tú, kết thành thông gia, y như Lưu Bang đã làm với Hạng Bá trước khi có cuộc gặp gỡ tại Hồng Môn, để dễ bề lung lạc. Không một lời nhắc lại chuyện cũ. Từ đó Trương Tú trở thành viên dũng tướng của Tháo, Giả Hủ trở thành mưu thần được tin cậy bên cạnh Tháo.

Trong trận Quan Độ sau đó, hai người này đã lập công xuất sắc. Tam quốc chí. Trương Tú truyện chép, “Trận Quan Độ, Tú ra sức chiến đấu và đã lập công” (Quan Độ chi dịch, Tú lực chiến hữu công). Còn Giả Hủ, xin xem phần dưới.

Trương Tú lơ mơ khi về với Tháo, còn Tháo và Giả Hủ thì mọi sự thông tỏ nhưng không nói ra. Hai người này quả rất biết làm chính trị. Họ rất hiểu đấu tranh chính trị trong thiên hạ, thực chất là tranh thủ được nhân tâm. Được lòng người thì được thiên hạ, mất lòng người thì mất thiên hạ. Muốn đắc nhân tâm, phải có tấm lòng khoan hồng độ lượng và biết khép lại quá khứ, dù là giả vờ nhưng phải như thật. Như vậy phải có một điển hình, một hình mẫu, một tấm gương. Sức mạnh của tấm gương rất lớn, mạnh hơn nhiều so với những lời đường mật.

Trương Tú chính là tấm gương, là hình mẫu tuyệt đẹp. Tú đã từng nhiều lần chống lại Tháo, đầu hàng rồi lại trở mặt. Con người như vậy mà Tháo còn dung nạp, thì những người khác sao lại không? Con người như vậy vẫn được Tháo tín nhiệm, thì những người khác sao lại không? Trái lại, Viên Thiệu ngay cả em ruột mà cũng không tin, thì còn ai về với ông ta?

(Còn tiếp)

Dịch giả Trần Đình Hiến

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

Thế giới showbiz - 6 giờ trước

Mới đây, đoạn clip về nam diễn viên B Trần cự cãi qua lại với một nam nhân viên bảo vệ đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Giải trí - 8 giờ trước

Mẹ Bảo Anh tỏ ra rất hào hứng, thích thú khi khoe cháu cưng với mọi người.

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 11 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 15 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Chồng Midu mới đây đã được chính cô dâu hé mở trong loạt ảnh ở Paris (Pháp). Anh là thiếu gia trong gia đình sở hữu tập đoàn có sản phẩm được phân phối trên 60 quốc gia.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Giải trí - 17 giờ trước

Nhìn lại những ngày cơ cực khi xưa, Giang Hồng Ngọc nói cô là minh chứng điển hình cho việc vượt mọi khó khăn để tìm đến hạnh phúc cho riêng mình.

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Giải trí - 19 giờ trước

Ở tuổi 25, Linh Nhi - con gái lớn của Tú Dưa sở hữu nhan sắc khá ưa nhìn. Cô có phong cách ăn mặc nhẹ nhàng, đơn giản, trẻ trung.

Top