Hà Nội
23°C / 22-25°C

NSƯT Thành Lộc - Vì sống thật mà thành "gai"

Thứ ba, 12:08 27/04/2010 | Giải trí

NSƯT Thành Lộc không thích sống thỏa hiệp, chính vì vậy trong mắt nhiều người anh là cái gai cần phải nhổ. Tuy nhiên, anh luôn tự hào về bản ngã ấy.

- Vì sao anh không giữ nghệ dành Thành Tâm, duy tâm một chút, phải chăng anh nhìn thấy nếu là Thành Tâm thì sẽ không nổi tiếng và đi vào huyền thoại như một Thành Lộc hiện nay?

- Khi còn nhỏ đi diễn nghệ danh của tôi là bé Thành Tâm và tôi nghĩ nếu nghệ danh "bé Thành Tâm" mà theo tôi suốt đời có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ "lớn" lên được. Chính vì thế, khi chính thức bước vào hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp tôi đã sử dụng tên thật của mình. Tôi yêu cái tên Thành Lộc hơn.

- Sân khấu là thánh đường, mà anh lại là một "phù thủy". Xin hỏi, tại sao người ta không gọi anh là thiên thần hay ông hoàng? Anh lý giải thế nào về sự so sánh đối lập này?

- Nếu như người ta đã nói, anh thử tìm hiểu và hỏi người ta xem. Đúng là sân khấu đối với chúng tôi như một thánh đường. Nếu cho đó là thánh đường nghệ thuật thì người nghệ sĩ cũng có thể gọi nôm na là vị linh mục dẫn dắt các con chiên đồng hành với mình (chứ không phải đi theo mình). Danh từ "phù thủy" mà mọi người tặng, tôi xem đó là một lời khen ngợi. Vì phù thủy thì luôn có sự biến hóa và mê hoặc. Tạm bỏ qua sự khiêm tốn, tôi có thể nhận thấy trong cách biểu diễn của mình có thể mê hoặc được người xem. Tôi có khả năng thể hiện và biến hóa nhiều loại con người khác nhau trên sân khấu nên không có gì lạ khi tôi được cho là nhà ảo thuật hay một tay phù thủy. Nó không mang tính chất phỉ báng. Tôi rất thích "mỹ từ" này.

- Anh thật sự đam mê trong nhân vật "kinh điển" hay "tưng tửng" hơn?

- Tôi yêu tất cả các loại vai. Tôi thích ví mình như một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp vậy. Tôi thích bơi mọi kiểu, để thấy thú vị với chính khả năng của mình, để thấy mình không bị nhàm chán. Nó như một bài tập gym để mình hoàn hảo hơn.

- Tôi thật sự thắc mắc, ở tuổi của anh tại sao lại còn qúa nhiều chất "trẻ thơ" để làm nên những ý tưởng cho các vở kịch thiếu nhi một cách thuyết phục đến vậy?

- Tố chất đó là cá biệt. Vì làm sân khấu thiếu nhi không hề dễ dàng. Có nhiều nghệ sĩ tài ba lắm chứ, nhưng họ không nhảy qua được lãnh địa này. Chỉ một số ít thôi vì nó mang tính đặc thù hết sức riêng biệt. May mắn bên cạnh tôi còn có một số nghệ sĩ cũng "điên khùng" không khác tôi là mấy như Hữu Châu, Thanh Thủy, Hoàng Trinh, Đại Nghĩa, Đình Toàn...Họ là thiên tài với những thiên khiếu chẳng ai giống ai. Khi gặp nhau mới cùng nhau phát triển. Và điều quan trọng nhất là chúng tôi có khả năng diễn đạt lại chất trẻ thơ như thế.

- Đúng 10 năm nghệ sĩ Thành Lộc về với sân khấu Idecaf, nhìn lại 10 năm qua anh có mãn nguyện với tất cả những gì anh cống hiến cho sân khấu này chưa?

- Rồi mà cũng chưa. Tôi đã tạo được thương hiệu cho sân khấu kịch Idecaf. Tạo được những vở diễn tin cậy mà khán giả tìm đến sự suy ngẫm sau khi giải trí. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hài lòng vì còn nhiều thứ chưa thật sự chuyên nghiệp. Tôi vẫn còn trăn trở vì chưa chủ động được sân khấu của mình, tất cả đều là thuê mướn. Điều kiện cơ sở vật chất so với sân khấu thế giới thì mình đã bị đứng lại và lùi xa...

- Anh có thể nhớ được hết những giải thưởng mà anh đã sở hữu, bao nhiêu vai diễn mà anh tham gia không?

- Tôi không quan tâm nhiều đến giải thưởng và cũng không thể nhớ hết hàng trăm vai diễn đã kinh qua. Nhưng chắc chắn một điều khi anh nhắc đến bất cứ vai diễn nào, tôi sẽ không bị nhầm lẫn.

- Nhiều khán giả tìm đến sân khấu Idecaf chỉ muốn được nhìn thấy nghệ sĩ Thành Lộc diễn. Chính vì vậy hầu hết các vai diễn quan trọng anh đều đảm nhận. Sao anh lại có đủ sức khỏe để gánh vác nhiều loại vai và chạy nhiều show đến như vậy?

- Chạy show, đó là cái thời trai trẻ. Bây giờ tôi đã ổn định và không có khái niệm chạy show nữa rồi. Hơn nữa, trong tôi có máu công chức. Một ngày chỉ muốn diễn một suất buổi tối thôi. Như vậy tôi mới toàn tâm, toàn ý, sức khoẻ và tâm thái cho vai diễn của mình. Đó là lý do tại sao khán giả luôn thấy một Thành Lộc lúc nào cũng tràn trề năng lượng trên sân khấu. Tôi là một diễn viên và cũng là khán giả của những nghệ sĩ khác nên tôi rất hiểu tâm lý của khán giả. Tôi cũng rất khó chịu khi xem một diễn viên 20 phút trôi qua rồi mà họ vẫn là họ chứ không phải là nhân vật họ đang thủ vai: quên thoại, phì cười, không biểu cảm...Tôi không thích điều đó nên không muốn lập lại ở chính mình. Tôi quan nhiệm, cho dù khán giả có bỏ ra 10.000 đồng để mua vé cũng phải xứng đáng được xem một vở diễn nghiêm túc. Người nghệ sĩ phải có lòng tự trọng chứ không phải làm trò hề hay bỡn cợt trên sân khấu. Đó là sự xúc phạm khán giả!

- Khán giả chưa bao giờ bỏ về nửa buổi biểu diễn khi có anh. Một giả thiết buồn, có ngày nào đó khán giả phải bỏ về giữa chừng thì anh nghĩ lúc đó là vì lý do gì?

- Không có lý do nào khác đó là tác phẩm của mình không thuyết phục. Trường hợp này có thể xảy ra ở bất cứ sân khấu nào. Nếu lấy lý do là vì tên Thành Lộc mà đến thì tôi tin họ đến với tôi là biết rằng vở diễn đó chất lượng không tốt. Nếu giả thiết đó xảy ra, họ đứng lên và ra về thì tôi biết rằng câu chuyện mình kể họ không quan tâm. Tôi tin vào nội lực của mình, vì còn lại 50% khán giả chia sẻ với mình, 100% khán giả ra về thì lại khác.

- Nghệ thuật hát bội - một bộ môn truyền thống hiện đang bị lãng quên dần. Vì sao anh không dùng tên tuổi của mình để gây dựng và lôi kéo khán giả đến với hát bội như anh đã từng thành công về kịch. Đó có thể là điều ý nghĩa nhất để anh tiếp nối truyền thống của thân phụ mình?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm mưa làm gió ở một lĩnh vực mà tôi không am hiểu nhiều về nó. Với lại, một cánh én nhỏ thì không thể làm nên mùa xuân. Một bộ môn truyền thống mà bị mai một, lỗi lớn nhất là từ người quản lý nó. Cái này nằm trong hệ thống giáo dục. Người nghệ sĩ dù "lớn" đến đâu cũng không đủ sức lôi kéo khán giả khi công chúng không được giáo giục về nó. Ví như, đối với các nước Tây phương, nếu hỏi một em học sinh ở nước họ nhạc kịch là gì, múa ba-lê là gì, nó sẽ trả lời ngay lập tức. Còn ở nước ta, thử hỏi có mấy ai biết được hát bội hay chèo cổ là gì? Nên việc này đối với tôi là một "điệp vụ bất khả thi". Chúng ta đang không biết qúy trọng tài sản văn hóa mà chúng ta đang có. Tôi cũng luôn trăn trở về điều này. Bản thân những người nghệ sĩ có tâm như chúng tôi cũng từng được các ban ngành chức năng hứa hỗ trợ để đưa những vở kịch lịch sử vào học đường, nhưng rồi lời hứa ấy cũng mất tích một cách bí ẩn luôn. Bây giờ thì tôi thực sự "lực bất tòng tâm".

- Người nghệ sĩ nói chung và anh nói riêng rất tài giỏi khi kiểm soát cảm xúc để hoàn thành vai diễn. Thế nhưng trong cuộc sống có khi nào sự tài hoa đó làm cho anh mất đi những cảm xúc như một người bình thường không? Bởi vì khi vui sướng hay đau khổ tột cùng họ vẫn có thể kiểm soát được chúng?

- Nghệ thuật nói cho cùng cũng như các bộ môn khoa học khác. Chính vì vậy không thể loại bỏ yếu tố kỹ thuật. Cảm xúc mang yếu tố cá biệt sẽ quyết định sự thành công hay đẳng cấp của người nghệ sĩ đó. Đó là lý do tại sao cũng là một ca sĩ, kỹ thuật hát ai cũng như ai nhưng có người hát hiến người ta phải rơi nước mắt, nhưng cũng có người hát khán giả vẫn trơ ra…Biết kiểm soát cảm xúc của mình mới gọi là chuyên nghiệp. Và biết điều tiết cảm xúc của mình để kích thích cảm xúc người xem mới là một nghệ sĩ tài hoa. Tôi có thể kiểm soát của mình ngay cả trong đời thường nếu như tôi không muốn cho người đối diện biết tôi đang vui sướng hay đau buồn. Nhưng đến lúc tôi đối diện với chính tôi trong căn phòng riêng thì tôi mới là chính tôi.

- Vậy cảm xúc giả - thật của một người nghệ sĩ là rất khó phân biệt thưa anh?

- Nghệ sĩ vốn đã không phải là…”người thường”, chính vì khác thường một chút mới là…nghệ sĩ. Thật ra từ nghệ sĩ bao hàm tất cả những điều mà anh đang thắc mắc đấy. Để thăng hoa trong nghệ thuật người nghệ sĩ ngoài tài năng họ phải biết hy sinh cái tôi riêng của mình. Như câu chuyện Kép Tư Bền, trong tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, mà ai cũng biết. Khi cha của anh chàng kép hát này chết anh vẫn tươi cười và làm trò hề trên sân khấu, rồi khi cánh màn nhung khép lại chàng kép này mới dám khóc cho mình. Tôi có biết một trường hợp như thế. Đó là nghệ sĩ Minh Nhí, khi đang diễn trên sân khấu thì anh nhận được tin cha mình qua đời và anh vẫn phải hoàn thành vai diễn của mình trong một vở hài kịch. Trên đường từ Sài Gòn về Sa Đéc trong đêm khuya anh đã nức nở khóc một mình trong xe. Anh thấy cảm xúc giả - thật của một người nghệ sĩ trên sân khấu và trên đường về thọ tang cha đều là đáng trân trọng phải không? Cũng rất khó để nói về sự thật - giả trong những hoàn cảnh như vậy. Bởi hầu hết những nghệ sĩ như chúng tôi đều sống rất nội tâm.

- Vậy mà nhiều ý kiến đánh đồng là nghệ sĩ thường “sống giả”. Nếu nói về quan điểm sống về thật - giả , cá nhân anh quan niệm nó như thế nào?

- Không phải sống giả mà có thể hiểu đó là sự hi sinh. Như thế này, trong triết học phương Đông người ta cho rằng nói dối là xấu xa nhưng triết học phương Tây thì thoáng hơn. Họ cho rằng đôi khi nói dối làm vui lòng người đối diện và đem đến lợi ích cho nhiều người thì nó lại mang giá trị đạo đức. Sống giả để lợi dụng, mưu cầu lợi ích cá nhân hay nói dối mà mang đến niềm vui cho nhân loại thì nó chỉ mang tính chất “hóa thân” mà thôi. Lúc đó “thật - giả” không nằm trong phạm trù đạo lý thông thường nữa rồi. Nhưng cần phải hiểu rằng, cảm xúc trong nghệ thuật trình diễn (dù có là một câu chuyện giả định) thì vẫn là cảm xúc thật.

- Như vậy thì “sự giả dối ngọt ngào” rất cần thiết trong cuộc sống này phải không anh?

- Không hẳn thế, tùy hoàn cảnh sống thôi. Vào những năm thập niên 70-80 kinh tế Việt Nam hết sức khó khăn và dĩ nhiên trong thời điểm này đã có sự “dối trá”. Tôi còn nhớ nhiều nhân vật nổi tiếng lúc bấy giờ trên các phương tiện truyền thông họ luôn cho rằng giá trị dinh dưỡng của bo bo ngang bằng với thịt bò, giá trị dinh dưỡng của đậu bắp ngang bằng với sữa bò. Đó là “dối trá” đấy. Nhưng hoàn cảnh lúc bấy giờ người ta không ăn gì khác ngoài bo bo thì sự nói dối đó giúp cho người dân lòng tin “ăn đi để mà sống”. Vậy thì sự nói dối lúc này là cần thiết. Bây giờ mỗi khi nhắc lại tôi cảm thấy mình xúc động nhiều hơn là căm giận. Bởi nếu không nói thế họ sẽ không ăn, không ăn thì đói…

- Còn anh, anh đã từng trải qua “sự dối trá ngọt ngào” nào anh không thể quên được và ngược lại anh đã từng tặng người khác một “sự thật đắng cay” nào mà muốn rút lại?

- Tôi có thói quen không bao giờ tâm sự chuyện khó khăn, phiền muộn từ công việc hay bên ngoài về nhà. Cha mẹ anh chị em tôi luôn nghĩ tôi là một người gặt hái được nhiều thành công ngoài xã hội cũng như sự thăng hoa trong nghệ thuật. Và tôi đã từng nói dối để họ tin rằng, con đường tôi đi là một con đường trơn tru, trải đầy những hoa hồng. Vì cha mẹ anh chị em tôi đã qúa cực khổ vì tôi. Tất cả những hy sinh của họ chỉ muốn nhìn thấy tôi thành tài và tôi không thể để họ nhìn thấy mình khó khăn, thậm chí thất bại. Tôi sẽ giữ thất bại, buồn phiền đó cho riêng mình.

Trong cuộc sống có lúc mình hữu ý làm người khác buồn lòng khiến mình ray rứt chứ. Tôi là người rất cứng đầu, nên thường là cái gai trong mắt nhiều người. Tôi là người không thích sống thỏa hiệp. Chính vì vậy con đường quan lộc của tôi rất trắc trở. Vì tính khí đó mà vô tình tôi đã làm tổn thương nhiều người. Sự chân thật đôi khi phải trả cái giá không rẻ. Tôi cũng đã thử tặng những “món quà” đó cho người khác nhưng sao vất vả qúa. Khổ nỗi mỗi lần muốn nói dối là vô vùng ngượng miệng. Tuy nhiên trong cuộc sống quá nhiều phức tạp này, mình cũng cần phải nói dối trong phạm vi lương tâm cho phép để bản thân mình được an toàn, và người khác cũng an toàn. Nhiều người ta không kính, ta vẫn phải “dạ, thưa” đó thôi!

- Đối với anh dường như đường công danh, chức tước cao không phải là mục tiêu lớn để anh phải đạt tới?

- Chính xác là như thế. Nó không quan trọng nhưng lại là nguồn hỗ trợ lòng tin cho mình trên con đường sự nghiệp mình đi. Nó như một bước ngoặt để đánh giá lại mình. Mình luôn gặp cản trở trên con đường đấy nhưng chưa bao giờ xem nó là chuyện lớn. Tôi hãnh diện với bản ngã của mình. Mình sống được trên đôi chân và tạo dựng được sự nghiệp như bây giờ là nhờ vào công chúng chứ không phải là chức vụ hay quyền hành.

- Anh đã không còn “hát vì trẻ em kém may mắn” nữa rồi. Những điều thần tiên của ngày xưa anh đã không làm lại nữa? Anh quên các em nhỏ này rồi sao?

- Tôi thích làm từ thiện âm thầm với những người…không nổi tiếng. Tôi không làm từ thiện cho một đối tượng nào riêng biệt. Nhưng ai thật sự cần giúp đỡ thì tôi tìm đến họ. Mỗi một thời điểm tôi có những việc làm với những chuyến đi từ thiện khác nhau.

- Anh vẫn làm từ thiện miệt mài, nếu nói anh làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi là hoàn toàn sai vì tên tuổi của anh đã qúa “lung linh”. Sau mỗi chuyến từ thiện trở về anh thường nghĩ gì về mình và về người?

- Thấy nhẹ nhõm thì suy nghĩ gì nữa? Đạo lý ở đời cho ta thấy “cho người này sẽ nhận được ở người khác thôi”. Thật ra, tôi rất sợ gặp trực tiếp những mảnh đời bất hạnh, đau lòng lắm. Nó chỉ làm mình buồn hơn thôi. Tôi có nhiều người bạn tốt thường thay tôi đến những nơi đó. Nơi nào có máy chụp hình hay quay phim là tôi “né’.

- Cảm ơn anh về những chia sẻ rất chân thành và chúc anh mãi là hình tượng đẹp trong lòng công chúng!

Theo TGĐÔ
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Giải trí - 1 giờ trước

“Tôi đã trải qua nỗi đau mất cha từ nhỏ nên khi thấy các em nhắc về nỗi đau mất cha mẹ là cảm xúc trong tôi ùa về", Kiều Minh Tuấn chia sẻ.

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

Thế giới showbiz - 11 giờ trước

Mới đây, đoạn clip về nam diễn viên B Trần cự cãi qua lại với một nam nhân viên bảo vệ đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Giải trí - 14 giờ trước

Mẹ Bảo Anh tỏ ra rất hào hứng, thích thú khi khoe cháu cưng với mọi người.

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 17 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 21 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Chồng Midu mới đây đã được chính cô dâu hé mở trong loạt ảnh ở Paris (Pháp). Anh là thiếu gia trong gia đình sở hữu tập đoàn có sản phẩm được phân phối trên 60 quốc gia.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Giải trí - 23 giờ trước

Nhìn lại những ngày cơ cực khi xưa, Giang Hồng Ngọc nói cô là minh chứng điển hình cho việc vượt mọi khó khăn để tìm đến hạnh phúc cho riêng mình.

Top