Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà thơ Dương Kỳ Anh tiết lộ chuyện hoa hậu: "Hoa hậu" của tôi

Thứ năm, 08:21 06/08/2009 | Giải trí

Giadinh - Khi tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên năm 1988, vào thời điểm mà cơ chế bao cấp còn đè nặng lên mỗi người, đói ăn, thiếu mặc…Thôi thì đủ thứ… Nhưng trong suy nghĩ sâu kín của bản thân tôi, điều mà tôi day dứt nhất là con người – tôn trọng quyền con người theo đúng nghĩa của nó.

 
Thay đổi quan niệm  về cái đẹp…

Suốt cả nghìn năm dưới chế độ thực dân phong kiến, quyền con người, nhất là người phụ nữ bị chà đạp thô bạo. Đại thi hào Nguyễn Du đã kêu lên: “Đau đớn thay phận đàn bà...”. Những người tài sắc như nàng Kiều đã bị dập vùi không thương tiếc, bị đẩy vào con đường mà ngày nay ta gọi là “bán trôn nuôi miệng”. Chế độ “Việt Nam dân chủ cộng hòa” ra đời chưa được bao lâu thì chiến tranh. Mấy cuộc chiến tranh tàn khốc... Lúc đó, quyền sống cao nhất của con người nằm trong quyền sống của dân tộc, quyền không bị giết chết. Thế nhưng, khi chiến tranh kết thúc, miền Nam được giải phóng (tôi muốn nói từ 1975) cơ bản chúng ta được sống trong hòa bình. Vậy mà, bộ máy thời chiến vẫn đè nặng lên con người. Cái tôi bản thể, cái tôi chân chính hình như bị ngộp thở dưới bánh xe cơ chế mà ta hay gọi là “quan liêu, bao cấp”.

Khi công cuộc đổi mới bắt đầu, kinh tế đã có nhiều thành phần, con người cũng có nhiều suy nghĩ... “Khoán 10” thực ra là khẳng định cái tôi, là thực sự mang lại ruộng đất cho người nông dân. Chỉ một động tác như vậy mà từ đói ăn, phải đi “ăn xin”, nhà nhà thóc đã đầy bồ, đất nước thừa gạo, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới!

Động lực từ cái tôi chân chính quan trọng như vậy. Nhưng quan trọng hơn là con người. Con người đã thực sự được tôn trọng chưa? Đã chấm dứt cảnh “cái đêm hôm ấy đêm gì?”, cảnh những đôi trai gái yêu nhau, hôn nhau ngoài nhà kho bị dân quân trói gô đem về trụ sở ủy ban xã! Cảnh hàng triệu người phụ nữ quanh năm đầu tắt, mặt tối, “ăn xó, mó niêu”, như cây quế giữa rừng “thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay!...”.

Đó là những điều đặt ra cho công cuộc đổi mới lúc bấy giờ.
 

Chọn được hoa hậu, á hậu... là cần thiết. Các người đẹp đó sau này có giữ được danh phận hay không là tùy thuộc vào họ. Nhưng điều quan trọng hơn là mang đến một quan niệm mới về cái đẹp. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết về tôi trên Báo Bóng Đá&Cuộc Sống số 3: “Ông thực sự là người mang đến một sự thay đổi trong tư duy của người Việt về cái đẹp”. Đúng ra là: Các cuộc thi hoa hậu do Báo Tiền Phong tổ chức thực sự mang đến sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Nhà văn Đỗ Chu có lần nói với tôi tại Báo Tiền Phong: Tôi rất cảm ơn ông, cảm ơn Báo Tiền Phong đã làm cho những cô gái cao kều ở quê tôi mở mày mở mặt. Trước đây họ khổ lắm, không dám ra khỏi nhà! Đúng vậy. Những cô gái cao kều như Đỗ Chu nói trước đây họ khổ sở vì không được coi là bình thường, có khi ế chồng! Nay họ chính là những cô gái CHÂN DÀI được đón mời, hoặc ít ra họ cũng có một cuộc sống bình thường... Thay đổi một quan niệm về cái đẹp nhiều khi làm thay đổi số phận hàng ngàn, hàng vạn con người.

Từ vẻ đẹp đảm đang, chịu đựng, trong gia đình, đến vẻ đẹp năng động, sáng tạo, hồn nhiên tươi trẻ ngoài xã hội... không chỉ bắt đầu từ kinh tế, nó cũng được bắt đầu từ văn hóa, từ những hoạt động văn hóa như thi hoa hậu. Thực ra, ông cha xưa có những quan niệm về cái đẹp mà nay ta tiếp thu, mở rộng, nâng cao. Ngay cả cái đẹp về hình thể. Cái đẹp “Thắt đáy lưng ong” nay chính là cái đẹp của vòng eo, của các số đo nhân trắc học. Làm thay đổi quan niệm về cái đẹp chân chính, chính là góp phần làm thay đổi số phận con người, tất nhiên là theo chiều hướng tốt. Đó là điều cốt lõi, mang tính nhân văn.

Không dễ dàng

Thành công của cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất năm 1988 được hàng triệu người ủng hộ, quan tâm là vậy. Ngược lại, cũng rất nhiều người phản đối gay gắt. Một người có quyền lực mà tôi không tiện nêu tên bảo: “Các anh tổ chức thi hoa hậu là làm nhục người phụ nữ Việt Nam, chúng tôi không để yên đâu!”.

Tôi bảo: “Đồng chí nói làm nhục, là nhục ở chỗ nào?”. “Các anh bắt mấy cháu mặc đồ lót phơi mình trên sân khấu, không làm nhục...  là gì?”. Tôi suýt phì cười: “Các thí sinh đăng ký dự thi là hoàn toàn tự nguyện. Họ lên sân khấu mặc quần áo dạ hội, áo dài dân tộc hay áo tắm là để tôn lên vẻ đẹp của chính các thí sinh... Các thiếu nữ được tôn vinh, được nhận giải thưởng, được trao vương miện là phái đẹp được tôn thờ, sao lại gọi là “làm nhục”, chẳng lẽ chị (lẽ ra tôi phải nói là bà) muốn họ suốt đời “ăn xó mó niêu sao!”. Bà ta đỏ mặt, đập tay xuống bàn: “Anh là Tổng biên tập tờ báo của đoàn TNCS mà... mà theo quan điểm tư sản...”.

Việc thi hoa hậu đã diễn ra ở nhiều quốc gia, trên thế giới có là gì đâu! Cớ sao cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất năm 1988 lại được báo giới nước ngoài quan tâm như vậy. Hàng chục tờ báo, hãng phim, hãng thông tấn tìm cách vào đưa tin. Sau này, tôi có xem, có đọc, nhiều bài báo đăng trên các tờ báo Âu, Mỹ đều coi cuộc thi hoa hậu do Báo Tiền Phong tổ chức năm 1988 là tín hiệu đổi mới ở Việt Nam!
 
Á hậu cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt Teressa Sam.

Nếu tác động vào tự nhiên thì tác động sao cho gần với tự nhiên hơn! Nếu tác động vào tự nhiên, làm vẻ đẹp tự nhiên biến dạng, hay xa rời tự nhiên là hỏng! Không những làm mất vẻ đẹp của con người, của tự nhiên mà còn có tác động ngược lại. Nhiều người thường nhắc tới giọt nước mắt của Á hậu 1 Hoa hậu thế giới người Việt 2007 Teressa Sam trên sân khấu khi không đủ ngôn từ tiếng Việt để trả lời câu hỏi. Giọt nước mắt chân thật ấy mới đáng yêu làm sao. Hàng triệu trái tim đồng cảm... Khác với giọt nước mắt cũng trong đêm ấy của một người đẹp khác...

Cái thật chính là cái đẹp. Mọi thứ giả dối đều phi nhân tính, kể cả sự làm giả tinh vi nhất. Người ta thường ca ngợi cái “biển giả”, “bầu trời giả” ở kinh đô điện ảnh Hoa Kỳ. Tôi đã đứng rất lâu trước những cảnh giả đó. Dù quay lên phim còn đẹp hơn cảnh thật, tôi vẫn cứ thấy nó giả. Khi tôi và Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy đến thăm trường quay với cảnh tuyết giả, tôi bảo Thủy: “Ở đây người ta làm giả y như thật. Mưa bọt sắp rắc lên đầu chúng ta còn thật hơn mưa tuyết, nhưng nếu ai đã nhìn thấy cảnh này, hẳn không muốn xem những cơn mưa tuyết tạo ra trên phim nữa”. Thủy bảo: “Đúng vậy. Của giả chỉ xem được một lần thôi”.

Nói vậy, hóa ra nền công nghệ làm đẹp đang phát triển trên khắp thế giới là trái với tự nhiên ư?

Tôi đã dự một hội thảo quốc tế về làm đẹp ở thủ đô Tokyo Nhật Bản do hãng Shiseido tổ chức. Đến đây, tôi mới biết ông tổ của hãng mỹ phẩm lừng danh Shiseido là một thầy thuốc. Loại mỹ phẩm đầu tiên của hãng này là một loại thuốc – đúng hơn là những viên kẹo ăn vào “má đỏ, môi hồng” như ta ăn trầu vậy. Tại hội thảo, mục tiêu làm đẹp của thế giới văn minh hiện đại là trở về với tự nhiên. Các loại mỹ phẩm làm từ cây cỏ, mầu sắc cũng từ thiên nhiên, sao cho hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Như bạn lên miền núi, ăn loại xôi mầu không phải xôi nhuộm bằng phẩm mầu mà từ lá cây – những loại cây vừa có mầu sắc, vừa là thực phẩm.

Lúc nào, việc gì cũng tính toán thiệt hơn, bày mưu, tính kế, đầu óc tăm tối, đầy tham vọng... những người như vậy làm sao có được sự hồn nhiên tươi trẻ trong tâm hồn mình! Dù là nam hay nữ khi đã không còn thiên tính, cái đẹp cũng mất đi... “Tôi yêu cái đẹp, như trời vậy. Chẳng đợi hoa Đào, xuân vẫn sang. Có cô yếm thắm, nghìn năm tuổi. Trong sắc dân gian, má ửng hồng...”. Đó là bài thơ tôi làm về tranh Tố Nữ. Người Việt Nam tôn thờ cái đẹp vẽ nên bức tranh người đẹp của mình, sống trong dân gian muôn đời, hồn nhiên, tươi trẻ...
 
Hoa hậu báo Tiền Phong 1994 Nguyễn Thu Thủy

“Hoa hậu” của tôi

Chính vì say mê vẻ đẹp hồn nhiên tươi trẻ đó mà tôi muốn kể lại chuyện hai người đẹp trong hai cuộc thi. Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2000! Năm cuối cùng của thế kỷ XX. Một thí sinh quê ở Đồng Nai đến đăng ký dự thi tại ban đại diện Báo Tiền Phong ở TP HCM...

Ai đã từng đọc truyện ngắn “Hai người đẹp” của văn hào Nga Sêkhốp, hẳn không thể quên hai vẻ đẹp lạ lùng... Trong đời, tôi đã gặp hai vẻ đẹp như vậy ở hai người đẹp đã tham gia dự thi hoa hậu.

Người đẹp thứ nhất chính là Hồng Yến, hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long năm 1996. Hệt như văn hào Sêkhốp mô tả chỉ có khác là không phải ở nước Nga... Vào cái ngày hè oi bức, mệt mỏi, Hồng Yến hiện ra làm tất cả sững người. Cái cảm giác mệt mỏi, nóng bức bỗng nhiên tan biến. Tôi và Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang như bị thôi miên... Một vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ (tôi nói về hình thể) mà tạo hóa và con người đã ban tặng. Nếu trên đời này có một đôi mắt, một làn da, một gương mặt, một đôi chân, một dáng hình... tuyệt mỹ nhất thì chính là đôi mắt, làn da, gương mặt, đôi chân, dáng hình... của Hồng Yến. Hai mươi năm tổ chức các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu thế giới Người Việt, tôi đã gặp hàng trăm cô gái đẹp, gặp các hoa hậu các nước Đông Nam Á, và không ít Hoa hậu thế giới, Hoa hậu các nước Âu, Mỹ... Nhưng theo cảm nhận riêng, tôi thấy chưa có ai đẹp như Hồng Yến. Lúc đó, cả tôi và chị Trà Giang đều yên trí rằng Hồng Yến sẽ là Hoa hậu Việt Nam và nếu đi thi quốc tế cũng sẽ là Hoa hậu thế giới năm 1996! Nhưng, sau đó mấy tuần, qua tiếp xúc, trao đổi, chúng tôi mới nhận ra: Trời không cho ai tất cả. Hồng Yến đã không có được những kiến thức cần thiết, những hiểu biết, ứng xử cần thiết... cho ngôi hoa hậu!

Người đẹp thứ hai chính là thí sinh mang số báo danh 213 ở Đồng Nai. Tôi không muốn nêu tên cụ thể, vì có những lý do tế nhị, nhưng mỗi lần nhớ tới, dù thời gian đã trôi qua gần một thập kỷ, cái cảm giác hút hồn vẫn nguyên vẹn trong tôi...

Người đẹp 213 (cho tôi được gọi như vậy) cao 1,6m, vòng 1: 87cm, vòng 2: 59cm, vòng 3: 90cm. Thực ra, các số đo của nàng tôi phải ghi vào sổ tay, để chứng tỏ đó là một cô gái đẹp. Khi cô gái hiển hiện trước mắt tôi, mọi con số nhân trắc học ấy chẳng có nghĩa lý gì. Gương mặt, đôi mắt, làn da, đôi chân... nói là đẹp nhưng không phải là tuyệt mỹ như Hồng Yến. Nhưng khi nàng nói, nàng cười, nàng nheo mắt, nheo mày, hay nàng trầm ngâm... sao mà hồn nhiên, sống động... Vừa sắc sảo, thông minh lại vừa ngây thơ, đằm thắm... Tôi có cảm tưởng như nàng là cả một thế giới của những gì trong sáng nhất, hồn nhiên nhất, tinh khiết nhất, sống động nhất, thông minh nhất, từng trải nhất... Nàng học năm thứ ba của một trường đại học ở TP HCM. Bố là người miền Bắc, mẹ dân Nam kỳ lục tỉnh... một sự kết hợp hài hòa đến kỳ lạ trong con người nàng.

Tôi thuyết phục các thành viên đưa nàng vào vòng chung kết và tốp 10 người đẹp. Tôi nói, trừ hoa hậu phải có chiều cao từ 1m69 trở lên, còn các vị trí khác có thể từ 1m60 trở lên. Tôi lý luận rằng: Nếu quá chú trọng vào chiều cao, sau này còn ai dám đăng ký dự thi, vì người Việt Nam cao 1m60 là đa số... Nhiều ý kiến, trong đó có Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang cho rằng cao 1m60 có thể vào vòng chung kết, nhưng vào top 10 người đẹp là không được, vì khi đứng vào đội hình toàn 1m65 trở lên sẽ lệch, khán giả sẽ la ó...

Người đẹp 213 không vào được tốp 10. Nhưng cuộc thi đó, nàng là hoa hậu trong suy nghĩ của tôi. Sau cuộc thi, nàng có đến ban đại diện của báo mấy lần. Sự hồn nhiên, sống động của nàng mang đến cho tôi nhiều cảm xúc trong sáng tạo văn chương. Hôm chia tay để ra Hà Nội, tôi nắm tay nàng, lặng đi...

Hai mươi năm tiếp xúc với người đẹp cũng chỉ có... thế thôi. Nói ra điều này, có thể bạn không tin, nhưng đó là sự thật.

*Các tít nhỏ do Gia đình & Xã hội Cuối tuần đặt.
 
Nhà thơ Dương Kỳ Anh
 (Còn tiếp)
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 15 phút trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Chồng Midu mới đây đã được chính cô dâu hé mở trong loạt ảnh ở Paris (Pháp). Anh là thiếu gia trong gia đình sở hữu tập đoàn có sản phẩm được phân phối trên 60 quốc gia.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Giải trí - 2 giờ trước

Nhìn lại những ngày cơ cực khi xưa, Giang Hồng Ngọc nói cô là minh chứng điển hình cho việc vượt mọi khó khăn để tìm đến hạnh phúc cho riêng mình.

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Giải trí - 4 giờ trước

Ở tuổi 25, Linh Nhi - con gái lớn của Tú Dưa sở hữu nhan sắc khá ưa nhìn. Cô có phong cách ăn mặc nhẹ nhàng, đơn giản, trẻ trung.

Dàn nghệ sĩ xuất hiện trong buổi công chiếu phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Hà Nội

Dàn nghệ sĩ xuất hiện trong buổi công chiếu phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Hà Nội

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Sự kiện ra mắt bộ phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Thủ đô Hà Nội quy tụ dàn sao gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng.

Lệ Quyên bất ngờ với quan điểm 'ai nuôi ai' trong tình yêu khiến fan xôn xao bàn tán

Lệ Quyên bất ngờ với quan điểm 'ai nuôi ai' trong tình yêu khiến fan xôn xao bàn tán

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - "Trong chuyện yêu đương đôi lứa hay vợ chồng, nực cười nhất là cứ rạch ròi với quan điểm ai nuôi ai, thật sự thiển cận vô cùng", Lệ Quyên bất ngờ chia sẻ.

Đổi đời nhờ bất động sản, có bạn gái mới bí ẩn, cuộc sống của "bé An" Hùng Thuận hiện ra sao ở tuổi 41?

Đổi đời nhờ bất động sản, có bạn gái mới bí ẩn, cuộc sống của "bé An" Hùng Thuận hiện ra sao ở tuổi 41?

Giải trí - 17 giờ trước

Sau 2 lần tình duyên "đứt gánh", Hùng Thuận hiện đã tìm được hạnh phúc mới bên bạn gái xinh đẹp. Ở tuổi 41, anh cũng có cuộc sống sung túc nhờ nghề môi giới bất động sản.

'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Bức xúc với những hành động của An Nhiên (Lương Thu Trang) trong "Trạm cứu hộ trái tim", nhiều khán giả vào thẳng trang cá nhân của nữ diễn viên để... "ném đá".

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Giải trí - 20 giờ trước

Bùi Hà Nghi Phương - con gái ca sĩ Phương Thanh chia sẻ với VietNamNet nhiều góc độ hiếm thấy ở người phụ nữ được là gai góc nhất showbiz.

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

Giải trí - 1 ngày trước

NSND Hồng Vân tiết lộ khi quay phim ở Mỹ, Khôi Nguyên được ba Lê Tuấn Anh đứng sau hỗ trợ, thậm chí có những điều gần như 'không tưởng' với mẹ con chị.

Top