Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện vương miện và trao vương miện

Thứ năm, 08:09 27/08/2009 | Giải trí

Giadinh.net - Khi đã có giấy phép, vấn đề tìm tổng đạo diễn chương trình được đặt lên hàng đầu. Gần 20 năm tổ chức các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, tôi đã làm việc với những đạo diễn nổi tiếng. Thật ra, những đạo diễn có tài ở nước ta chưa đếm đủ trên năm đầu ngón tay.

 
Hoa hậu Thế giới người Việt” quy mô rộng lớn hơn, tính chất cũng khác... Cần phải có một đạo diễn không quá quen thuộc với các chương trình hoa hậu, thời trang trong nước. Tìm ai bây giờ?
 
Hoa hậu Thế giới người Việt Ngô Phương Lan
 
Chuyện “mua vương miện ở chợ Bến Thành”

Vào thời điểm đó, bộ phim “Ngày mai của bạn và tôi” nói về 8 mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc đặt hàng đang chiếu trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Tôi chú tâm xem bộ phim này vì con gái tôi, cháu Dương Anh Xuân là nhân vật chính, người dẫn chuyện, người viết thuyết minh cho cả 8 tập phim. Bộ phim do Phạm Hoàng Nam đạo diễn. Tôi có cảm tình với đạo diễn trẻ này, vì sự tìm tòi cái mới mà đạo diễn mang lại trong phim. Tôi hỏi cháu Xuân về Phạm Hoàng Nam. Cháu Xuân khen Phạm Hoàng Nam có tài, một người từng học quay phim ở Liên Xô (cũ), rất hợp với đạo diễn một chương trình có truyền hình trực tiếp. Chúng tôi gặp nhau ở Hà Nội. Sau khi tôi nói ý đồ của mình, Phạm Hoàng Nam có vẻ thích và hứa sẽ dành thời gian soạn thảo kịch bản gửi sớm cho ban tổ chức.

Cuộc họp ban tổ chức sau đó đã nhất trí mời Phạm Hoàng Nam làm  đạo diễn. Tôi bay vào TPHCM làm việc với Phạm Hoàng Nam. Tôi nói với Phạm Hoàng Nam rằng, mỗi cuộc thi hoa hậu đều có một ý tưởng xuyên suốt. Chúng tôi thống nhất với nhau, ý tưởng của “Hoa hậu Thế giới người Việt” là: Cả thế giới người Việt trong một ngôi nhà- ngôi nhà Việt Nam. Phạm Hoàng Nam rất thích ý tưởng đó và thực tế Nam đã thể hiện thành công. Rồi Nam đề xuất: “Theo em, nên đặt Sỹ Hoàng làm một chiếc áo hoàng bào và một chiếc vương miện cách điệu”. Tôi đề nghị Nam sớm có kịch bản cụ thể chi tiết, cả bản vẽ của chiếc vương miện và áo hoàng bào gửi ban tổ chức.

Khi bản vẽ áo hoàng bào và vương miện được Phạm Hoàng Nam chuyển ra, thường trực ban tổ chức đã họp, xem xét khá kỹ. Mọi người đều không nhất trí vì hai lý do: Quá đắt (dự kiến trên 200 triệu đồng VN) và không phù hợp (áo hoàng bào theo bản vẽ hơi cầu kỳ, còn vương miện giống chiếc mũ, mà theo chú thích tiếng miền Nam gọi là cái mấn. Cái mấn, tiếng miền Trung nói ra không đẹp, chính là cái váy. Một thành viên ban tổ chức nói vui rằng “ai lại đội váy lên đầu Hoa hậu!”.

Ý kiến của thường trực ban tổ chức được chuyển trở lại cho tổng đạo diễn Phạm Hoàng Nam. Ban tổ chức quyết định để Báo Tiền Phong đặt vương miện. Hồng Tuyến – Trưởng Ban đại diện Báo Tiền Phong tại TPHCM được giao nhiệm vụ này.

 Mấy ngày sau, Hồng Tuyến và Hồ Ánh (Phó Ban đại diện Báo Tiền Phong tại TPHCM) chuyển ra mẫu một số vương miện mà họ đã đi xem tận mắt tại đó. Thường trực ban tổ chức lại họp quyết định chọn được hai mẫu: Một dành cho Hoa hậu và mẫu cho ba hoa hậu phụ (Hoa hậu Ảnh, Hoa hậu Biển, Hoa hậu Thân thiện). Tôi ký vào hai mẫu đó và chuyển vào. Sau này, khi có một vài tờ báo viết rằng, vương miện mua ở chợ Bến Thành, tôi hỏi đại diện Báo Tiền Phong tại TPHCM, được biết đúng là họ đã mua ở chợ Bến Thành. Nhưng như nhiều lần trước, những chiếc vương miện đó không phải “hàng chợ” mà hầu hết được làm từ Hong Kong hoặc Thái Lan.

Sự cố chiếc...“mấn”của hoa hậu

Trở lại chuyện chiếc áo hoàng bào và cái mấn, thực hư ra sao? Trước đêm chung kết 2 tuần, có vài thành viên trong ban tổ chức bàn với tôi rằng, nên mượn áo hoàng bào, đạo diễn Phạm Hoàng Nam cũng nhắn qua một thành viên trong ban tổ chức nói rằng, Nam đã thuyết phục Sỹ Hoàng cho mượn áo hoàng bào. Lúc đầu tôi gạt đi, thường trực ban tổ chức, cả ba bốn bên đã quyết định rồi, đừng bàn bạc thêm nữa, chúng ta còn quá nhiều việc lớn phải làm...

Nhưng, ý kiến mượn áo hoàng bào vẫn cứ đến tai tôi, vì một số người nói rằng, Sỹ Hoàng đã làm xong áo, xong mấn rồi, mình cũng phải thể tất nhân tình chứ! Người ta phải bỏ tiền ra làm, tốn kém cả trăm triệu cũng vì cái đẹp cả! Tôi lại hội ý bốn bên, trao đổi với một số thành viên trong ban tổ chức... Một số người nói rằng, áo hoàng bào là áo của vua, không phải áo dành cho hậu. Lại có người nói, áo vua là long bào, hoàng bào là của hoàng hậu. Chúng tôi phải hỏi ý kiến một số nhà sử học... Nhiều người khen áo hoàng bào của Sỹ Hoàng làm đẹp (họ nói đã được xem), con gái tôi, cháu Dương Anh Xuân (lúc đó đang dẫn chương trình Dành cho người hâm mộ của VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam, vừa bay từ TPHCM ra gặp tôi nói: “Con đã xem áo hoàng bào của anh Sỹ Hoàng làm rồi, đẹp lắm, bố nên mượn cho Hoa hậu trong đêm chung kết”.

Cuối cùng, thường trực ban tổ chức đồng ý mượn áo hoàng bào (không mượn vương miện – cái mấn). Lần gặp thí sinh trước đêm chung kết tôi cũng nói rõ: “Áo hoàng bào chỉ là một đạo cụ, chỉ khoác trong đêm chung kết, sau đó Hoa hậu phải trả lại cho đạo diễn”.

Mọi người bảo với tôi là đã mời nhà báo Quốc Phong – Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên đến tập trao áo hoàng bào... Lúc đó TBT Nguyễn Công Khế đang có tang mẹ không lên trao giải thưởng được, ủy quyền cho Phó tổng biên tập Quốc Phong trao.

Trước lúc trao vương miện cho Hoa hậu khoảng vài giờ, người của ban tổ chức trực sau cánh gà đến bảo tôi: Anh Phạm Hoàng Nam và anh Sỹ Hoàng nói, nếu không trao vương miện (là cái mấn) thì anh ấy cũng không cho mượn áo hoàng bào nữa. Tôi bảo: “Cứ làm theo kịch bản đã duyệt”. Một lúc, người của ban tổ chức lại chạy đến bên bàn giám khảo hốt hoảng: Anh Sỹ Hoàng dứt khoát nói không trao cái mấn thì cũng không trao áo hoàng bào! Bây giờ chỉ có lệnh của anh họ mới nghe thôi.

Tôi liền lấy một tờ giấy viết mấy chữ: Gửi Phạm Hoàng Nam và Sỹ Hoàng (ban đầu tôi chỉ viết gửi Phạm Hoàng Nam, nhưng người của ban tổ chức trực tiếp lo việc trao vương miện nói phải viết thêm Sỹ Hoàng nữa – thực ra, tôi chưa bao giờ làm việc với Sỹ Hoàng, cho đến bây giờ vẫn chưa gặp Sỹ Hoàng dù tôi biết anh là người nổi tiếng – ấy thế mà có người nói rằng, tôi đã hứa hẹn trực tiếp với Sỹ Hoàng rồi lại thất hứa).

Tôi viết: “Gửi Phạm Hoàng Nam và Sỹ Hoàng, cứ theo đúng như kịch bản mà làm” và ký tên (kịch bản được ban tổ chức duyệt lần cuối, tôi đã ký tên trực tiếp).

Nhiều người trong ban tổ chức, trong Báo Tiền Phong rất bực, đề nghị tôi lên tiếng trên báo nhưng tôi bảo, thắng lợi của cuộc thi “Hoa hậu Thế giới người Việt” 2007 đang vang dội không những trong nước mà cả cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, một việc rất nhỏ như vậy thì cho qua, nếu mình lên tiếng sẽ làm loãng dư luận về thắng lợi của cuộc thi.

“Oan cho tôi quá”

Sau cuộc thi, nhiều người hỏi tôi: “Sao ông không lên trao vương miện, lại để người khác”. Thực tình, đó là một câu chuyện dài, nhiều điều tế nhị, không tiện nói. Bây giờ, tôi cũng chỉ hé lộ một vài điều...

Ngay từ đầu, chúng tôi đã họp, có những cam kết được cả bốn bên (Báo Tiền Phong, Báo Thanh Niên, Công ty Vinpearl, Đài Truyền hình Việt Nam) cùng ký trong đó có chuyện trao vương miện. Tất cả đã nhất trí để Trưởng ban tổ chức (là tôi) lên trao. Suốt mấy tháng, cho đến ngày cuối cùng của cuộc thi không ai có ý kiến gì cả. Trước lúc trao vương miện khoảng 10 tiếng đồng hồ,  PGĐ Công ty Tiền Phong, phụ trách tài trợ của ban tổ chức điện cho tôi nói là các anh (không biết các anh nào) đề nghị tôi nhường lại việc trao vương miện cho anh Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL). Tôi bảo, ai là người đề nghị, thì bảo họ gọi điện trực tiếp cho tôi. Mấy tiếng đồng hồ sau, tôi nhận điện thoại của một thành viên trong hội đồng chỉ đạo - người đã giúp Báo Tiền Phong rất nhiều trong dịp tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam  2006, nói đại ý: Sớm nay, lúc ăn sáng mọi người có bàn... và đề nghị để anh Trần Chiến Thắng trao vương miện...

Tôi bảo, việc trao vương miện đã được 4 bên đồng ý là Trưởng ban tổ chức trao, giờ sao lại đề nghị anh Thắng? Nếu là đại diện cao nhất của Đảng và Nhà nước trao thì ở đây (đến dự cuộc thi đêm chung kết) có mấy Ủy viên Trung ương, mấy Bộ trưởng... Nếu đại diện của Bộ VHTT, chẳng phải anh Trần Chiến Thắng, anh Lê Tiến Thọ đều là Thứ trưởng, ngang chức nhau. Anh Lê Tiến Thọ còn là người phụ trách lĩnh vực này, lại ở trong hội đồng chỉ đạo quốc gia. Nói thật, việc này rất tế nhị, nếu mình không nhường, mọi người sẽ nghĩ không hay. Nhưng để người nào trao bây giờ đều rất khó, chưa kể phải tập luyện trước khi trao. Hay hội ý ban tổ chức gấp để quyết định...”. “Đã hứa với các anh ấy rồi... Sẽ rất khó, nếu như...”.“Thôi được, cứ để anh Thắng trao, nhưng sau đó có thể phức tạp đấy!”. Tôi dự đoán không sai. Khi hay tin Thứ trưởng Trần Chiến Thắng lên trao vương miện cho Hoa hậu Thế giới người Việt, Thứ trưởng Lê Tiến Thọ liền từ chối việc trao vương miện cho Hoa hậu Ảnh (cũng phải, chức ngang nhau, người thì trao hoa hậu chính, người lại trao hoa hậu phụ?). Còn Lê Mạnh Hùng bảo tôi: “Anh lên trao là hợp lý nhất, sao lại để anh Trần Chiến Thắng”. Tôi không biết nói sao. Hơn nữa, đã quá muộn, tôi đang ngồi ghế giám khảo, còn hơn một giờ nữa là phút đăng quang của Hoa hậu. Không thể vì một việc nhỏ mà ảnh hưởng đến thành quả to lớn, tốt đẹp của cuộc thi.

Kịch bản trao giải thưởng phải thay đổi ở phút cuối, loạn cả lên. Mấy anh chị em ở báo rất bực bội phải chạy lên, chạy xuống sân khấu như con thoi. Tôi phải động viên họ. Thường trực ban tổ chức bảo tôi: “Anh không trao vương miện thì lên trao quyền trượng vậy. Tôi lắc đầu. Nhưng vì không một đồng chí lãnh đạo Báo Tiền Phong nào lên trao giải thưởng đã làm nảy sinh một câu hỏi trong dư luận. Hôm giao lưu trực tuyến trên Báo Tiền Phong điện tử cùng Hoa hậu và Á hậu, khá nhiều câu hỏi của bạn đọc trong và ngoài nước đặt vấn đề: Vì sao tôi không lên trao vương miện? Các cuộc thi Hoa hậu do Báo Tiền Phong khởi xướng và tổ chức suốt gần 20 năm qua lần nào tôi – Trưởng ban tổ chức, Tổng biên tập báo cũng lên trao, sao lần này lại...? Và, vì sao không một đại diện nào của Báo Tiền Phong lên trao giải thưởng... Những câu hỏi như vậy tôi phải lờ đi, không trả lời! Tôi nhận được khá nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến báo nói rằng, tôi đã làm nên một sự kiện to lớn, ý nghĩa như vậy nhưng lại khiêm tốn, ẩn mình, dành vinh quang cho người khác! Đúng là lời khen “oan cho tôi”!

Bữa tiệc mừng thành công của cuộc thi tổ chức tại Vinpearl, không khí bớt vui một chút do chuyện trao vương miện. Nhiều người trách Thứ trưởng Trần Chiến Thắng. Tôi bảo, anh Thắng có đề xuất việc anh ấy lên trao đâu? Anh ấy phải lên trao đấy chứ! Nhưng, người ta lại bảo, dù không tự đề xuất, nhưng mình cũng phải biết ý mà từ chối chứ?
 
Nhà thơ Dương Kỳ Anh
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

Thế giới showbiz - 9 giờ trước

Mới đây, đoạn clip về nam diễn viên B Trần cự cãi qua lại với một nam nhân viên bảo vệ đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Giải trí - 12 giờ trước

Mẹ Bảo Anh tỏ ra rất hào hứng, thích thú khi khoe cháu cưng với mọi người.

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 15 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 19 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Chồng Midu mới đây đã được chính cô dâu hé mở trong loạt ảnh ở Paris (Pháp). Anh là thiếu gia trong gia đình sở hữu tập đoàn có sản phẩm được phân phối trên 60 quốc gia.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Giải trí - 21 giờ trước

Nhìn lại những ngày cơ cực khi xưa, Giang Hồng Ngọc nói cô là minh chứng điển hình cho việc vượt mọi khó khăn để tìm đến hạnh phúc cho riêng mình.

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Giải trí - 23 giờ trước

Ở tuổi 25, Linh Nhi - con gái lớn của Tú Dưa sở hữu nhan sắc khá ưa nhìn. Cô có phong cách ăn mặc nhẹ nhàng, đơn giản, trẻ trung.

Top