Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chân dung nhà giáo trong thơ

Thứ hai, 07:57 19/11/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Trong ký ức của mỗi chúng ta, chắc ai cũng lưu giữ ít ra một vài hình ảnh nhà giáo của riêng mình - nhà giáo giàu tâm đức có công nhen nhóm lửa lòng cho mỗi cuộc đời.

Chân dung nhà giáo Việt Nam qua các thời đại có những sắc nét riêng. Thời phong kiến là hình ảnh ông Đồ Nho nâng niu sách thánh hiền, truyền dạy đạo đời nhân nghĩa cho mỗi môn sinh. Thời thuộc Pháp là ông giáo Tây học, dù dạy chữ Tây vẫn đau đáu nỗi lo giữ quốc hồn, quốc túy cho dân tộc. Sau Cách mạng Tháng Tám là ông giáo làng, tận tâm cho việc mở mang dân trí, rồi thầy giáo là chiến sĩ, nghệ sĩ, nhà khoa học... góp phần làm rạng danh đất nước.

Nếu phác họa chân dung nhà giáo qua mỗi thời đại, qua từng con người, sẽ có dáng vẻ khác nhau, nhưng nét chung đậm màu vẫn là: độ lượng nhân từ, cần mẫn vì đạo học, luôn tự vấn mình để vươn tới thanh cao. Trong "ngữ ảnh Thơ" Việt Nam hiện đại, đã làm sáng lên được những dáng nét tốt đẹp này.

"Tấm lòng như biển mênh mông lòng thầy"

Thơ viết về nhà giáo cũng như viết về người thân thường ít có sự vũ điệu ngôn từ như thơ viết về hoa lá trăng sao, mà lại rất thật và giản dị như chính cuộc đời và công việc của nhà giáo. Bài thơ "Thầy" của Thái Dương Liễu viết về cái tâm của nhà giáo là một minh chứng:

Một đời chẳng quản công lênh
Tấm lòng như biển mông mênh: lòng thầy
Thủy chung bao chuyến đò đầy
Âm thầm gieo hạt trồng cây cho đời

Đó là tâm đức của cả một đời dạy học. Tâm đức đó được thể hiện thường trực qua từng buổi học, giờ học, khoảnh khắc dạy học. Nhà thơ Vũ Đình Minh trong bài thơ "Ý nghĩ ngày mưa" đã lưu lại cho chúng ta những khoảnh khắc thật ấn tượng:

Thấm lòng tôi những gương mặt trẻ thơ
Mỗi sớm dậy mưa nhòa đèo Khau Cút
Các em tôi đang bước lầy bước trượt
Tôi ra vào như người thừa chân tay

Và rồi:

Tôi tựa cửa đếm từng em một
Đang xuống đèo thấp thoáng khoảng rừng thưa

Đâu phải lúc nào cũng tựa cửa đợi học trò, mà có khi phải dắt trò đến lớp. Tác giả Thanh Thản trong bài "Mái trường đồng chiêm" đã cho chúng ta hiểu thêm về những tình huống khác, rất phổ biến ở vùng đồng chiêm:

Ngập nước bao quãng đường đi
Thầy trò dắt nhau tới lớp
Có em trượt chân ngã ướt
Suốt giờ mắt kính rưng rưng

Ngày thi thấp thỏm lo âu, đêm bồn chồn nghe từng giọt mưa, tiếng gió, tác giả Trương Hữu Thiêm đã nói được một tâm trạng rất chung cho nhà giáo, khi đất nước còn khó khăn, lớp học còn chống chênh lạnh gió:

Khuya nằm nghe gió bấc rít ngoài hiên
Thấp thỏm lo ngày mai lớp nhiều chỗ trống

Ai đó đã nói: "Tình thương có hai bàn tay, một bàn tay vỗ nỗi đau, một bàn tay xóa nguồn gốc nỗi đau đó". Tình thương của thầy cô giáo là như thế, thương là vỗ về che chở cho học sinh, thương còn là nhen nhóm lửa lòng, lửa đời, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hãy lắng nghe cô giáo Trần Thị Mỹ Hạnh nói về điều này trong bài thơ "Mặt trời":

Lớp học nhà hầm bàn ghế thiếu,
Ngỡ ngàng chuột nhấm gót em thơ...
Vẫn nhen cuộc sống từ lòng đất
Vẫn tiếng gà vui gáy sáng trời

Và đặc biệt tình thương là nghiêm khắc, là ngăn trò trượt dốc. Ai đó đã có một lần coi thi mới hiểu được lòng nhà giáo phải phân tâm: dễ dãi hay nghiêm khắc? Cô giáo Vũ Kim Loan trong bài  "Viết sau giờ coi thi" day dứt trước một học sinh không làm được bài phải quay cóp:

Đừng nhìn thế em ơi
Tôi thành người khác mất
Nếu chỉ toàn lắp ghép
Đời em rồi ra sao?

"Cứ thế đến trường cứ thế chuốt hồn trong"

Trên cánh đồng giáo dục, nhà giáo đâu chỉ lao trí lao tâm mà có cả sự lao lực, có khác chăng nhà nông lấm láp vì bùn đất, người thợ lấm lem dầu mỡ, thì nhà giáo lấm láp vì bụi phấn. Nhà thơ Đoàn Vị Thượng đã khái quát một hình ảnh rất thực, rất đặc trưng về sự lao lực của nghề dạy học:

Mải miết đôi tay đầy bụi phấn trắng phau
Như nhà nông bốn mùa lấm láp...

Nghề dạy học là vinh quang những cũng rất nhọc nhằn. Luôn có sự đánh giá từ nhiều phía, từ phía học sinh, từ phía xã hội, từ phía... chính mình. Nhà thơ Đoàn Vị Thượng cũng lại viết về điều này:

Chúng tôi giữ gìn trái tim chân thật từng giờ
Các em hồn nhiên mà ánh mắt soi rọi thế
Cái bục giảng không cao nhưng đã có đôi người vấp té
Viên phấn của lòng mình không giữ nổi trên tay

Và vì thế phải luôn trăn trở với từng lời giảng, từng bài giảng. Thầy giáo Giang Biên đã tự vấn mình qua bài thơ "Sau giờ giảng", bằng một thái độ đầy trách nhiệm:

Ta cõi cằn hay ta xơ cứng
Hay văn chương chưa đồng vọng với đời?
...

Bài thơ ngủ yên và trang giấy trắng
Thao thức khôn nguôi trước giờ giảng hững hờ

Đâu chỉ khi giảng bài mà lúc chấm bài là lúc nhà giáo thấy mình rõ nhất:

Bài làm các em là một tấm gương,
Tôi soi vào thấy mình đích thực
Như ngọn suối biết mình là ngọn nước
Khi ra tới đại dương mênh mông

Và:

Chẳng thể nào trọn vẹn niềm vui
Nếu một bài giảng phải cho điểm thấp
Ở đó tấm lòng tôi thiếu hụt
Chấm điểm cho em tôi nhận điểm chính mình
("Tôi nhận điểm mình"  - Nguyễn Thái Vận)

Nhà giáo là như thế! Gian nan, nhưng vẫn cứ đến trường hành đạo đời, đạo học. Tác giả Nguyễn Mạnh Hiếu khi "Về thăm thấy giáo cũ" đã viết rất cảm động:

Sớm chiều mê mải đến trường
Ba gian nhà trống con thường đến thăm
Niềm vui gom lại tháng năm
Lúc buồn ly rượu nhấp trăng mà cười

Còn thầy giáo Nguyễn Quang Cương trong bài "Bạn tôi ở Kon Tum" đã ví thầy giáo như con tằm ăn lá nhả tơ,  dẫu gian khó vẫn giữ mình thánh thiện:

Con tằm ăn lá nhả tơ, rì rào những hợp âm ấm nhà,
Anh cũng là tằm mà nụ cười chưa nồng, cho vợ con đỡ lạnh
Chiếc xe đạp bụi đường, niềm vui còn lẩn tránh,
Cứ thế đến trường, cứ thế chuốt hồn trong.

Cuộc sống của nhà giáo cũng theo bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Nhưng đáng quý biết bao khi dù ở cơn xoáy lốc nào cũng luôn nhất mực giữ mình, tác giả Lê Thành Nghị đã viết về cha mình cũng là viết về các nhà giáo đáng kính của chúng ta:

Vượt lên tất cả để giữ mình trong sạch
Biết mấy cam go biết mấy can trường
"Thầy vằng vặc tấm gương soi mãi"

Thầy là gương soi vì suốt một đời dạy học cốt để yên dân hưng quốc. Đây là thầy Chu Văn An muôn vàn đáng kính của chúng ta, qua lời thơ rất trân trọng của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi:

Một đời thầy lo nấu sử soi kinh
Chỉ mong giữ cho dân điều nhân đức
Thầy được triệu vào kinh dạy học
Người trong lầu son hồn ở ngoài đời

Đâu chỉ riêng thầy Chu, mà nối tiếp các thế hệ nhà giáo đều "nhẫn nại biến lá dâu thành lụa", nhà thơ Nguyễn Thái Vận đã nói về thầy của mình:

Thầy như con ong cần cù hút mật
Lọc sách ra thành lời giảng say sưa

Còn thầy gíáo Phan Hữu Hương, trong bài thơ "Nói với em" nhưng là để nói chính lòng mình:

Hai mươi năm, còn xanh tóc mái đầu
Thanh quản chưa rè sau mười nghìn tiết dạy
Tôi như cây vẫn còn sinh trái
Góp mùi thơm, vị ngọt cho đời

Tính nhân văn của xã hội mới là "ai cũng được học hành". Nhưng mấy ai can đảm để dạy những lớp học đặc biệt, lớp những em khuyết tật. Thế mà có đấy, nhiều đấy, họ là những cô giáo trẻ. Cảm động biết bao khi chúng ta đọc những dòng thơ sau đây của Nguyễn Khoa Đăng:

Cô giáo ơi chúng tôi đến đây
Nhìn cô giảng lòng xao động quá
Bàn tay cô lúc nào cũng múa
Để nói vào thế giới vắng âm thanh

Đây đó trên mỗi đồng làng, xóm núi, phố thị cứ luôn âm vang, vọng lời thầy, và học trò cứ thế, cứ thế lớn lên:

Lời thầy giảng hòa cùng tiếng suối
Học trò thầy lớp lớp dáng như thông
(Nguyễn Bùi Vợi)

Có lẽ vì thế hình ảnh thầy giáo trong tâm thức của bao thế hệ học trò là hình ảnh lồng lộng ánh sáng:

Mái trường bâng khuâng nỗi nhớ
Bóng thầy in sáng đồng chiêm
("Mái trường đồng chiêm" -
Thanh Thản)

Và :  Thầy vằng vặc tấm gương soi mãi
Để muôn đời nhân nghĩa ấm lòng dân
(Nguyễn Bùi Vợi)

Thế đấy, biết bao thế hệ nhà giáo chân chính cần mẫn truyền ánh sáng nhân nghĩa đời này qua đời khác, làm thịnh vượng đạo học, hưng thịnh đất nước. Đã đến lúc cần có một tượng đài về nhà giáo Việt Nam. Nếu phác thảo tượng đài có lẽ vút cao là bó đuốc nhân nghĩa, quanh bó đuốc là ông đồ nho nâng sách thánh hiền, ông giáo tây học rưng rưng mắt kính vì thương dân; là thầy giáo làng dắt trò đến lớp, và thầy giáo hiện đại hôm nay vừa cầm phấn vừa bấm nút dạy học ngang tầm nhân loại...

Thơ Việt Nam chưa tạo ra được một tượng đài nhưng đã cho ta một tượng đài lấp lánh vẻ đẹp của một nhà giáo chân chính.

TS. Nguyễn Quang Cương

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 1 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 5 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Chồng Midu sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào?

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Chồng Midu mới đây đã được chính cô dâu hé mở trong loạt ảnh ở Paris (Pháp). Anh là thiếu gia trong gia đình sở hữu tập đoàn có sản phẩm được phân phối trên 60 quốc gia.

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Ca sĩ Giang Hồng Ngọc: Tuổi thơ cơ cực, phải lao vào đời tìm cách thoát nghèo

Giải trí - 7 giờ trước

Nhìn lại những ngày cơ cực khi xưa, Giang Hồng Ngọc nói cô là minh chứng điển hình cho việc vượt mọi khó khăn để tìm đến hạnh phúc cho riêng mình.

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Nhan sắc con gái lớn của Tú Dưa với mối tình đầu

Giải trí - 9 giờ trước

Ở tuổi 25, Linh Nhi - con gái lớn của Tú Dưa sở hữu nhan sắc khá ưa nhìn. Cô có phong cách ăn mặc nhẹ nhàng, đơn giản, trẻ trung.

Dàn nghệ sĩ xuất hiện trong buổi công chiếu phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Hà Nội

Dàn nghệ sĩ xuất hiện trong buổi công chiếu phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Hà Nội

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Sự kiện ra mắt bộ phim “Lật Mặt 7: Một Điều Ước” tại Thủ đô Hà Nội quy tụ dàn sao gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng.

Lệ Quyên bất ngờ với quan điểm 'ai nuôi ai' trong tình yêu khiến fan xôn xao bàn tán

Lệ Quyên bất ngờ với quan điểm 'ai nuôi ai' trong tình yêu khiến fan xôn xao bàn tán

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - "Trong chuyện yêu đương đôi lứa hay vợ chồng, nực cười nhất là cứ rạch ròi với quan điểm ai nuôi ai, thật sự thiển cận vô cùng", Lệ Quyên bất ngờ chia sẻ.

Top