Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo tàng nhạc cụ dân tộc ít người biết: "Bá Phổ nhạc đường"

Thứ bảy, 06:20 27/12/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Nghệ sỹ Vũ Bá Phổ đã dành cả cuộc đời rong ruổi khắp nơi cùng chốn lọ mọ cóp nhặt toàn những thứ mà chẳng ai hiểu nó là cái gì. Khi gần "thất thập", tiêu hết gần 2 tỷ đồng, cho ra đời "Bá Phổ nhạc đường" thì người ta mới hiểu ông chuyên sưu tầm nhạc cụ các dân tộc.

"Tớ chẳng say mê gì cả"

Tôi ghé thăm nhạc đường của Bá Phổ vừa lúc hai vợ chồng ông đi dạy nhạc về. Ông cười cười: "Phải cày nếu không thì nguy mất". Ông cho biết, hàng ngày vợ chồng ông vẫn phải đi diễn và đi dạy thêm bởi chi phí cho gia đình 7 người hiện rất lớn mà lương hưu của hai ông bà không thể đủ.
 
Với thu nhập ít ỏi ấy, cả gia đình sống trong điều kiện khá eo hẹp nhưng ông bà vẫn quyết tâm không cho thuê ngôi nhà kế bên bởi diện tích ấy đã được dành cho "nhạc đường". Bá Phổ nhẩm tính, nếu cho thuê thì mỗi tháng ngôi nhà ấy cũng cho gia đình ông một số tiền lớn gần bằng với thu nhập cả tháng của hai vợ chồng.
 

Bộ khánh của Bá Phổ là bộ duy nhất của Việt Nam còn sử dụng được.

 
Ông bảo, thành quả sau 50 năm làm những việc ai cũng cho là gàn dở, Bá Phổ mới thành lập một nơi được gọi là "Bá Phổ nhạc đường". Chính vì thế, ông không thể dễ dàng để nhạc đường mất đi vị trí xứng đáng của nó.
 
Giải thích về tên gọi của công trình này, ông bảo: "Triển lãm, trưng bày là nơi lưu giữ và thoả mãn cái nhìn của con người. Còn với âm thanh thì mắt chỉ giữ vai trò phụ vì tai mới là trung tâm để hưởng thụ những âm thanh ấy. Mắt chỉ là sự chứng kiến còn muốn thưởng thức tâm hồn của một nhạc cụ nào đó thì nhất định là phải bằng tai".
 
Theo Bá Phổ, làm nhạc đường có lẽ là việc khó khăn hơn những việc trưng bày, triển lãm thông thường rất nhiều. Để có thể gọi là "nhạc đường" thì vừa phải có hiện vật, vừa giải thích được nguồn gốc như một nhà viết sách, đồng thời phải để người ta nghe và học được điều gì từ đó.
 
Ông cho rằng, việc có được một nhạc cụ đặc biệt đã khó thì việc sử dụng đúng cách nhạc cụ ấy và thể hiện được đúng tâm hồn dân tộc đã sản sinh ra nó còn khó khăn hơn gấp bội.
 
Để minh chứng những điều mình nói, Bá Phổ dẫn tôi vào thăm "nhạc đường". Ông bảo: "Nhiều người cứ bảo là tớ say mê nên làm nhạc đường này. Nói thật là tớ chẳng say mê gì cả, tớ tỉnh táo lắm. Nếu tớ say mê thì có lẽ khó khăn đã làm tớ tỉnh ra lâu rồi. Tớ làm nó là vì lý tưởng. Việc này không xuất phát từ mục tiêu kiếm tiền".
 
Nhắc về chuyện kiếm tiền, ông bảo: "Nếu muốn kiếm tiền thì tớ có thể kết hợp với các công ty du lịch và sẽ "đỏ đèn" cả 30 tối trong tháng. Và như thế, có lẽ tớ sẽ có được vài chục triệu một tháng. Nhưng nhiều tiền quá cũng chẳng để làm gì. Tớ khó khăn thật nhưng nếu kiếm tiền theo kiểu ấy tớ sợ "nhạc đường" sẽ mất đi cái uy danh của nó mà lý tưởng của mình thì bị hoen ố".
 
Chính vì gánh lo ấy mà đến giờ, nhạc đường Bá Phổ vẫn dành tiếp khách miễn phí. Hễ có người nào ghé thăm, Bá Phổ lại say mê biểu diễn để nhận đáp lại chỉ bằng những tràng pháo tay.

Những cung bậc tình yêu

"Thành tựu này là của đất nước chứ chẳng phải của tớ đâu!" -  Bá Phổ nói. Có lẽ đó chỉ là cách nói khiêm tốn của Bá Phổ bởi có lẽ trên đất nước Việt Nam chẳng có nơi nào lại có nhiều loại nhạc cụ dân tộc đến thế.
 

Nhạc cụ pí khưu - dân tộc Kháng.

 
Bá Phổ cũng không nhớ hết mình có bao nhiêu nhạc cụ, chỉ biết, trong cả cuộc đời, cứ khi nào biết về một loại nhạc cụ của một dân tộc nào đó, ông lại say sưa tìm tòi. Nếu tìm không ra, mua không được thì ông tự tìm cách làm rồi sau đó học cách sử dụng và tìm hiểu những âm hưởng tình cảm ẩn chứa trong đó.
 
Để làm được việc này, ngoài kiến thức về âm nhạc, có lẽ chỉ có tình yêu của Bá Phổ mới đủ kiên trì để "gọi hồn" cho hàng trăm nhạc cụ của đủ các dân tộc từ Bắc chí Nam.
 
Ông chỉ cho tôi chiếc đàn T'rưng 12 cung - thành tựu mà mất bảy năm trời nghiên cứu ông mới cho ra đời được một sản phẩm hoàn hảo. Có lẽ, chẳng có mấy ai biết, đàn T'rưng vốn chỉ có 5 cung và chỉ mang những âm hưởng của vùng đất Tây Nguyên.
 
Trước đây, T'rưng chỉ được sử dụng trong cộng đồng bà con các dân tộc Tây Nguyên. Khi ấy, T'rưng có ít người chơi vì rất khó sử dụng. Đàn không có giá đỡ nên khi chơi đàn, một đầu thường được bà con treo lên cây, đầu còn lại xỏ vào một chân.
 
Đến đầu  những năm 60 khi có phong trào tập kết ra Bắc thì T'rưng mới xuất hiện ở miền Bắc. Vốn là người "chuyên" mổ xẻ các loại nhạc cụ dân tộc, Bá Phổ chớp ngay thời cơ để tìm hiểu về loại nhạc cụ độc đáo này.
 
Bá Phổ say sưa trình diễn từ trống đồng, khánh, đàn đinh pâng đến đinh pá, krôngbút, píkhưu, đến đinh tút, độc huyền, krôngđuk... cho chúng tôi thưởng thức. Ông cho biết, mỗi nhạc cụ phải có cách thể hiện khác nhau, điều quan trọng là người thể hiện phải hiểu được tâm hồn của nó.
 

Bá Phổ sử dụng thành thạo đàn goong.

 
Với píkhưu thì phải thể hiện rõ những tập tục như uống rượu bằng mũi, hút thuốc bằng mũi... của người Kháng, với đinh tút thì phải thể hiện được những âm thanh như những con chim rừng, có con lành, có con dữ... 
 
Bất cứ nhạc cụ dân tộc nào cũng ẩn chứa những khao khát về cuộc sống, về tình yêu của dân tộc ấy. Mỗi nhạc cụ chứng minh cho nền văn minh của một dân tộc góp chung cho khu vườn âm thanh thế giới thêm sôi động. Vì thế, khi thể hiện cần phải để người nghe thưởng thức được hết thông điệp đó.
 
Nguy cơ thất truyền
 
Để làm được những điều như Bá Phổ nói rõ ràng không phải việc muốn làm là được. Với Bá Phổ, nhạc cụ các dân tộc Việt Nam chính là một rừng hoa âm nhạc. Các nhạc cụ đều thể hiện nắng - mưa, âm - dương, sông -  núi... Để gìn giữ được thì cần có cả một phong trào và một tập thể nào đó đứng ra chịu trách nhiệm.
 

Nhạc cụ này nếu dùng vật cứng gõ thì gọi là đinh pâng, nếu dùng mảnh da gõ thì là đinh pá còn dùng tay vỗ gọi là krôngbút.

 
Bá Phổ ví công việc này giống như một tảng đá khổng lồ mà ông đã một mình hì hục vật lộn với nó đến nửa thế kỷ nay. Đến giờ, ông già 70 tuổi Bá Phổ không thể một mình cáng đáng được nữa, ông cần sự giúp sức của một ai đó. Ông luôn sợ mình chết đi thì sẽ không còn ai có thể hiểu hết được những giá trị của các nhạc cụ dân tộc ấy.
 
Bá Phổ càng lo lắng hơn khi  nhiều người hoạt động văn hoá giờ chỉ thường chạy theo những thứ dễ dàng kiếm được tiền mà ít người chú ý tới các nhạc cụ dân tộc. Ngay cả việc ông đi dạy hay đi diễn cũng phải tuân theo cái quy luật lạnh lùng ấy.
 
Người "đặt hàng" thì chỉ "đặt" những loại nhạc cụ mà họ biết. Chính vì thế, những nhạc cụ của Bá Phổ còn lưu giữ được ngày càng bị lãng quên theo thời gian. Có những nhạc cụ mà chính người của dân tộc đã sản sinh ra nó không thể sử dụng được, phải đến nhà Bá Phổ truyền dạy lại. Nhưng số đó quá ít!
 

Nhạc cụ krôngđuk của đồng bào Tây Nguyên.

 
Thành lập nhạc đường từ năm 2005 nhưng đến giờ Bá Phổ vẫn chưa nhận được sự quan tâm nào từ các cơ quan văn hoá. Để nhạc đường có thể hoạt động và bản thân mình có thể biểu diễn một cách hợp pháp, Bá Phổ tự thành lập một công ty TNHH.
 
Ông bảo, công ty này hoạt động bằng lương hưu của hai vợ chồng vì nó chẳng sinh ra bất cứ lời lãi nào. Hàng ngày, ông bà vẫn đi dạy và đi diễn để kiếm sống và "nuôi" nhạc đường. Kiếm sống với ông là một phần quan trọng nhưng có lẽ việc ông đi dạy là mong truyền lại những kiến thức mà mình có được cho các thế hệ tương lai.
 
Chỉ tiếc, những người ông đang truyền dạy ấy đều là người nước ngoài. Ông vẫn thường ngán ngẩm mà đọc trại câu thơ của Nguyễn Du đi thành:
 
Bất tri tam thập dư niên hậu.
Thiên hạ hà nhân kiến nhạc đường!!!!
Phượng Hoàng
phuoclong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Giải trí - 53 phút trước

GĐXH - Bố 'bé' Xuân Mai, ca sĩ Tuấn Cảnh hiện tại có cuộc sống vất vả, chính bản thân anh cũng nhận mình xơ xác hơn bình thường. Mới đây, anh quyết định rao bán quán phở để mở tiệm nail (làm móng).

NSND Quốc Anh thích ăn đậu phụ luộc, yêu vợ hiện tại dù không có con chung

NSND Quốc Anh thích ăn đậu phụ luộc, yêu vợ hiện tại dù không có con chung

Giải trí - 1 giờ trước

NSND Quốc Anh có lối sống giản dị, được nhiều người quý mến. Ngoài đời, ông ít nói và chưa bao giờ đôi co với những tin đồn trên mạng xã hội.

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Giải trí - 3 giờ trước

“Tôi đã trải qua nỗi đau mất cha từ nhỏ nên khi thấy các em nhắc về nỗi đau mất cha mẹ là cảm xúc trong tôi ùa về", Kiều Minh Tuấn chia sẻ.

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

Thế giới showbiz - 13 giờ trước

Mới đây, đoạn clip về nam diễn viên B Trần cự cãi qua lại với một nam nhân viên bảo vệ đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Giải trí - 16 giờ trước

Mẹ Bảo Anh tỏ ra rất hào hứng, thích thú khi khoe cháu cưng với mọi người.

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 19 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 23 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Top