Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vai trò của ông Đinh La Thăng trong vụ PVN mất 800 tỷ

Thứ năm, 09:39 21/12/2017 | Pháp luật

Cơ quan điều tra xác định ông Đinh La Thăng không thông qua HĐTV khi ký thỏa thuận góp vốn vào Oceanbank, làm trái chỉ đạo của Thủ tướng và thoái vốn khi có cảnh báo.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết luận điều tra vụ án Đinh La Thăng , nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), cùng 6 đồng phạm gây thất thoát 800 tỷ đồng khi PVN mua cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).

Kết luận chỉ rõ vai trò của ông Thăng trong việc Tập đoàn Dầu khí góp vốn vào Oceanbank sai quy định, cũng như thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp lý hóa tài liệu không đúng bản chất của cựu Chủ tịch PVN.

3 lần góp vốn đều có sai phạm

Theo kết luận điều tra, năm 2006, PVN được phép thành lập ngân hàng Cổ phần Dầu khí có vốn điều lệ trên 50%. Sau đó, tập đoàn đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự và mua sắm một số trang thiết bị.

Tuy nhiên, 2 năm sau, thực hiện chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, PVN không tham gia vào việc thành lập Ngân hàng Hồng Việt mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của Oceanbank - tiền thân là Ngân hàng Hải Hưng do Hà Văn Thắm làm Chủ tịch HĐQT.


Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.

Thời điểm đó, nhà băng này được đánh giá có tiềm lực tài chính yếu, quy mô hoạt động nhỏ, khả năng thanh khoản thấp, khó đứng vững trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động.

Tháng 9/2008, ông Thăng cùng đại diện PVN gặp Hà Văn Thắm để thỏa thuận về việc Tập đoàn Dầu khí góp vốn 20% (tương đương 400 tỷ đồng) khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 lên 2.000 tỷ đồng.

Dù kết quả đánh giá tài chính về Oceanbank không khả quan, ông Thăng vẫn ký thỏa thuận góp vốn mà không tổ chức họp, lấy ý kiến thành viên HĐQT.

Sau đó khoảng một tuần, ông Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng và các bộ, ngành xem xét, phê duyệt để PVN mua cổ phần của Oceanbank. Khi chưa có ý kiến của Thủ tướng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, ông Thăng đã ký nghị quyết góp vốn đợt 1 với số tiền 400 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương.

Giữa năm 2010, Oceanbank tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng. Theo ủy quyền của ông Thăng, lãnh đạo PVN ký nghị quyết góp vốn bổ sung để duy trì 20% vốn điều lệ. Nhưng 3 tháng sau, ông Thăng mới ký văn bản trình Thủ tướng xem xét việc này.

Tháng 10/2010, Văn phòng Chính phủ có văn bản nêu rõ PVN cần tập trung vốn cho hoạt động dầu khí, trường hợp khó khăn về vốn không nhất thiết nắm giữ 20% cổ phần Oceanbank. Nhưng PVN không thực hiện theo chỉ đạo này mà góp tiếp tục vốn thêm 300 tỷ đồng.

Lần góp vốn bổ sung thứ 3 vào năm 2011, ông Thăng ủy quyền cho bà Vũ Thị Thanh Hương làm người đại diện vốn điều lệ 20% của PVN tại Oceanbank. Sau đó, PVN đã góp thêm 100 tỷ để duy trì 20% vốn điều tại Ngân hàng Đại Dương, dù luật Tổ chức tín dụng 2010 quy định một cổ động tổ chức không sở hữu quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

Năm 2015, sau khi Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm bị bắt tạm giam, Oceanbank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, chuyển đổi hình thức thành Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên.

Ông Thăng né tránh trách nhiệm, hợp lý hóa tài liệu

Lời khai những người liên quan thể hiện hồi tháng 3/2017, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương vào cuộc, ông Thăng lúc này đang là Bí thư Thành ủy TP.HCM đã nhờ một số thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí xác nhận đã bàn bạc thống nhất về chủ trương để PVN góp vốn vào Oceanbank. Do cả nể nên những người liên quan đã ký xác nhận dù không được bàn bạc.

Sau đó, ông Thăng đã cung cấp giấy xác nhận này cho cơ quan điều tra. Sau khi bị bắt tạm giam vào ngày 8/12, cựu Chủ tịch HĐQT PVN đã khai nhận việc hợp thức tài liệu. Giấy xác nhận được lập với mục đích né tránh trách nhiệm do ông Thăng nhờ người quen mang đến xin chữ ký của các lãnh đạo tập đoàn.

Cơ quan điều tra xác định trong vụ án này, ông Đinh La Thăng phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, sau khi PVN góp vốn 20% để thành cổ đông chiến lược của Oceanbank, ông Thăng còn ký 2 văn bản mang tính chất chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thành viên PVN và nhà thầu dầu khí mở tài khoản, sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Đại Dương.

Thực hiện chỉ đạo này, từ năm 2009 đến năm 2014, có 165 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí gửi tiền vào Oceanbank với doanh số tiền gửi không kỳ hạn trung bình là hơn 2.500 tỷ đồng và 74 triệu USD/tháng, tiền gửi có kỳ hạn khoản 16.000-18.000 tỷ đồng và 100 triệu USD/tháng.

Cơ quan điều tra đánh giá đây một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các đơn vị thành viên của PVN nhận lãi ngoài của Oceanbank trong nhiều năm với số tiền gần 320 tỷ đồng, chưa kể khoản 246 tỷ đồng Nguyễn Xuân Sơn đã nhận.

Sau khi ký các văn bản chỉ đạo, ông Thăng không yêu cầu đơn vị báo cáo kết quả thực hiện, không kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời là có động cơ cá nhân và là tình tiết tăng nặng của hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước bị xử lý thế nào?

Trước đó, vào ngày 8/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết "Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV".

Ông Thăng được xác định liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra gồm vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Oceanbank và vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam với ông Thăng để điều tra tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong vụ án PVN gây thất thoát 800 tỷ đồng, ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm gồm các ông Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh (nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank), Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường và Phan Đình Đức (đều là nguyên thành viên HĐTV PVN) bị đề nghị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Riêng bị can Ninh Văn Quỳnh bị đề nghị truy tố thêm về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do nhận 20 tỷ đồng tiền chi lãi ngoài từ Nguyễn Xuân Sơn.

Theo Điều 165 Bộ luật hình sự, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm: Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt hay gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

Nếu phạm tội gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 15 đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Theo Bá Chiêm/Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 48 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 1 ngày trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 2 ngày trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 2 ngày trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Pháp luật - 2 ngày trước

GĐXH - Theo chuyên gia, có thể hiểu sang tên sổ đỏ là việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Những trường hợp phải thực hiện đăng ký biến động đất đai được quy định rất cụ thể tại Điều 133, Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025).

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Pháp luật - 2 ngày trước

Qua khám xét nhiều địa điểm, công an phát hiện hàng triệu ảnh, truyện đồi trụy, nhiều file video đồi trụy, quan hệ tình dục trên diễn đàn “Thiên địa”.

Lừa cho thuê tàu thuyền, bán vật liệu, gã thanh niên Hải Dương chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Lừa cho thuê tàu thuyền, bán vật liệu, gã thanh niên Hải Dương chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Pháp luật - 2 ngày trước

GĐXH - Theo cơ quan công an, từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2024, Cường đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 7 người ở các địa phương trên cả nước với số tiền hơn 317 triệu đồng...

Top