Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Thứ bảy, 23:27 23/03/2024 | Bệnh thường gặp

Nhiều người tin rằng, uống một ly vang mỗi ngày có lợi cho sức khỏe, ít ai nghĩ rằng nó làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ung thư vú . Phụ nữ uống một ly mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú tăng từ 7 đến 10%. Ở mức hai đến ba ly mỗi ngày, nó tăng lên 20%. Thực tế, không có mức tiêu thụ rượu an toàn, càng uống ít thì nguy cơ càng thấp.

1. Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư

Một cuộc khảo sát gần đây do Viện Y tế Quốc gia tài trợ cho thấy hơn 50% người trưởng thành ở Hoa Kỳ không biết rằng uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Và trong số những người biết về mối liên hệ giữa rượu và ung thư, có niềm tin hoặc nhận thức rằng nguy cơ thay đổi tùy theo loại rượu tiêu thụ, nhưng điều này không đúng.

Tiến sĩ Andrew Seidenberg, người đứng đầu nghiên cứu, công bố trên tạp chí Dịch tễ học ung thư, dấu ấn sinh học và phòng ngừa Hoa Kỳ khi ông còn là thành viên phòng chống ung thư tại Viện Ung thư Quốc gia, cho biết: "Tất cả các loại đồ uống có cồn, bao gồm cả rượu vang đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư".

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?- Ảnh 1.

Tất cả các loại đồ uống có cồn, bao gồm cả rượu vang đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Tiến sĩ Andrew Seidenberg hiện là giám đốc nghiên cứu của Truth Initiative, một tổ chức y tế công cộng phi lợi nhuận cho biết thêm uống rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú.

Một phân tích tổng hợp được trích dẫn rộng rãi gồm 119 nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới được công bố cách đây vài năm đã xác định rằng chỉ tiêu thụ một ly đồ uống có cồn mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 5% ở phụ nữ tiền mãn kinh và 9% ở phụ nữ sau mãn kinh.

BS. Anne McTiernan, tác giả chính của báo cáo và chuyên gia phòng chống ung thư tại Fred giải thích: "Nguy cơ tăng 5% có thể dẫn đến sự thay đổi không đáng kể trong một năm đối với phụ nữ ở độ tuổi ba mươi nhưng cao hơn khi ở độ tuổi bốn mươi".

Nhìn chung, mức tăng 9% có nghĩa là nếu một phụ nữ bắt đầu với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là 1/8 thông thường trong đời, thì việc uống một ly mỗi ngày trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đó lên gần 1/7 và đó là một sự gia tăng đáng kể.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ uống một ly rượu mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú tăng từ 7 đến 10%. Với hai đến ba ly mỗi ngày, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ ung thư vú tăng lên khoảng 20%.

2. Không có mức tiêu thụ rượu an toàn

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?- Ảnh 2.

Lạm dụng rượu làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, không có mức tiêu thụ rượu nào là an toàn. Để xác định mức độ an toàn cần phải có bằng chứng chứng minh rằng không có nguy cơ mắc bệnh ở mức nào đó hoặc dưới mức nhất định và không có bằng chứng nào như vậy.

Tiến sĩ Carina Ferreira-Borges, thuộc Văn phòng khu vực châu Âu của WHO từng cho biết: "Chúng ta không thể nói về cái gọi là mức độ an toàn khi sử dụng rượu - nguy cơ đối với sức khỏe của người uống bắt đầu từ giọt đầu tiên của bất kỳ loại đồ uống có cồn nào. Càng uống nhiều thì càng có hại - hay nói cách khác, bạn uống càng ít thì càng an toàn."

Rượu đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào loại chất gây ung thư nhóm 1 có liên quan đến 7 loại ung thư. Ngoài ung thư vú ở phụ nữ, rượu còn làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng (miệng), hầu họng (họng), thực quản, gan, thanh quản và ung thư đại trực tràng .

Rượu có chứa ethanol , một chất gây ung thư được biết đến và nó có thể thúc đẩy ung thư theo nhiều cách. Ethanol có thể làm tăng nồng độ estrogen, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú. Sự phân hủy ethanol trong cơ thể cũng có thể tạo ra lượng acetaldehyde cao, có thể làm hỏng DNA. Bởi vì tất cả các loại đồ uống có cồn đều chứa ethanol nên tất cả đều có nguy cơ.

Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa uống rượu nhẹ và vừa phải với sức khỏe tim mạch nhưng các chuyên gia cho biết vẫn chưa thể xác định liệu có lợi ích nào là do rượu hay do lựa chọn lối sống lành mạnh cho tim như chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh hay không. Hơn nữa, nghiên cứu khác đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu và bệnh tim. Vì những lý do này và vì nguy cơ ung thư đã được xác định và khuyến nghị là không nên uống rượu.

3. Không uống rượu, kết hợp tập thể dục và ăn kiêng làm giảm nguy cơ ung thư vú

Trong khi nguy cơ ung thư vú tăng lên theo mỗi đơn vị rượu được tiêu thụ, thì việc tránh xa rượu sẽ giúp giảm nguy cơ. Trên thực tế, rượu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu có thể thay đổi được đối với bệnh ung thư vú. "Nhiều người, kể cả phụ nữ, không biết rằng ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất do rượu gây ra ở phụ nữ trên toàn cầu. Mọi người cần biết rằng bằng cách giảm tiêu thụ rượu, họ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư", Marilys Corbex, Tiến sĩ, cán bộ kỹ thuật cấp cao về các bệnh không lây nhiễm tại WHO- châu Âu, cho biết trong một thông cáo truyền thông của WHO.

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?- Ảnh 4.

Không uống rượu, tăng cường rèn luyện sức khỏe và ăn uống lành mạnh là các yếu tố ngăn ngừa bệnh ung thư. Ảnh minh họa.

Tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể hữu ích. Theo Tiến sĩ McTiernan, một báo cáo AICR năm 2017 lần đầu tiên tiết lộ rằng các bài tập mạnh như chạy hoặc đạp xe nhanh làm giảm nguy cơ mắc cả ung thư vú trước và sau mãn kinh. Bằng chứng rất rõ ràng: Có lối sống năng động, duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời và hạn chế uống rượu - đây là tất cả những bước phụ nữ có thể thực hiện để giảm nguy cơ ung thư vú.

Một đánh giá chung về các phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2023 trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng cho thấy rằng tuân theo Chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung vào thực phẩm thực vật như rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và quả hạch, chất béo lành mạnh như dầu ô liu nguyên chất, chọn cá thay vì thịt đỏ. Lựa chọn thịt gia cầm thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tốt nhất là không nên uống rượu. Những người chọn uống rượu nên hạn chế uống không quá hai ly mỗi ngày đối với nam và một ly mỗi ngày đối với nữ.



Hoàng Nam
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Top