Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ung thư vú ở phụ nữ: Tầm quan trọng của tự thăm khám

Thứ sáu, 20:00 03/02/2023 | Sống khỏe

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất với tất cả phụ nữ trên thế giới, chiếm khoảng 25-30% tổng số ca ung thư ở phụ nữ tại phần đông các quốc gia.

Cùng với sự phát triển của các phương pháp điều trị tiên tiến ngày nay, khả năng bảo toàn vú cho bệnh nhân nữ bị ung thư vú ngày càng cao hơn. Để phòng ngừa và phát hiện sớm, chị em phụ nữ cũng cần chú trọng việc tự thăm khám hàng tháng. 

Ung thư vú: nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán

Theo bác sĩ Wong Chiung Ing, Chuyên gia tư vấn cao cấp về ung thư nội khoa, chuyên sâu chẩn đoán và điều trị ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Parkway (Singapore), nguyên nhân gây ra ung thư vú được chia thành 2 nhóm: nhân tố mặc định không thể thay đổi (nằm trong gene) và nhân tố có thể thay đổi.

Những nhân tố không thể thay đổi là: giới tính nữ, tuổi tác, đột biến di truyền trong gia đình. Những nhân tố có thể thay đổi bao gồm: cân nặng, tiêu thụ rượu bia, thói quen sinh hoạt, tập luyện…

Ung thư vú ở phụ nữ: Tầm quan trọng của tự thăm khám - Ảnh 1.

Bác sĩ Wong Chiung Ing đang tư vấn cho người bệnh. Ảnh CNA

Dấu hiệu phổ biến của ung thư vú là mọc khối lạ ở vú. Những dấu hiệu khác dễ nhận biết chính là vùng da xung quanh vú có thay đổi bất thường, ví dụ như da quanh vú nổi đỏ và sưng tấy giống như phát ban nhưng dai dẳng và không lặn đi. Tiếp theo, cần kiểm tra xem núm vú có bị thụt vào trong không, có dịch tiết bất thường không. Đây đều là tất cả các dấu hiệu ung thư vú hoặc viêm loét vú.

Ở giai đoạn 1 của ung thư vú, khối u rất nhỏ, khó cảm nhận hoặc phát hiện. Chụp nhũ ảnh giúp phát hiện ra các dấu hiệu vôi hóa trong vú, một dấu hiệu tiền ung thư. Nhũ ảnh cũng giúp bác sĩ quan sát thấy những bất thường đang phát triển bên trong vú.

Ở giai đoạn 2, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy được u.

Ở giai đoạn 3, u xâm lấn dần đến hạch bạch huyết và xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt (vùng da thay đổi bất thường, có dịch tiết…). Nhưng các triệu chứng có thể không tương quan với giai đoạn bệnh, do đó ta vẫn cần phải sinh thiết u để đánh giá chính xác giai đoạn bệnh hiện tại.

Ở giai đoạn 4, ung thư đã di căn sang các vị trí khác và bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng di căn. Triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào cơ quan bị di căn. Ví dụ, nếu là di căn não thì người bệnh sẽ bị đau đầu hoặc nôn mửa, đau nhức xương nếu đã xâm lấn xương, ho kéo dài, khó thở nếu đã xâm lấn phổi…

Ung thư vú ở phụ nữ: Tầm quan trọng của tự thăm khám - Ảnh 2.

Để phòng ngừa ung thư vú, chị em có thể bắt đầu bằng việc tự kiểm tra sờ nắn ngực hàng tháng để phát hiện khối u.

Bác sĩ Wong Chiung Ing cho biết để chẩn đoán ung thư vú, khi phát hiện có khối lạ ở vú, bệnh nhân sẽ được tiến hành sinh thiết, lấy mẫu mô để phân tích vi thể. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi thụ thể yếu tố phát triển biểu mô 2 (HER2) - một gen có thể đóng vai trò trong sự phát triển của ung thư vú.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp nhũ ảnh, siêu âm vú. Có những trường hợp cần phải chụp MRI vú và PET để quan sát tình trạng cơ thể. Ung thư vú có thể phân loại theo trường hợp ung thư dương tính với thụ thể estrogen (ER), progesterone (PR) hay HER2, hoặc trường hợp âm tính.

Điều trị ung thư vú và cách phòng ngừa

Để điều trị ung thư vú, trước đây chỉ có hóa trị là phương pháp điều trị chính nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ. Ngoài hóa trị, có thể sử dụng phương án phẫu thuật trước rồi xạ trị sau. Lựa chọn phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước u, mức độ phát triển của u đến các khu vực xung quanh.

Xạ trị là một loại phương pháp điều trị nhắm đích và có thể kết hợp với hóa trị. Bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị kháng nội tiết tố nếu ER và PR dương tính, liệu pháp nhắm trúng đích nếu HER2 dương tính. Hiện nay, chuyên gia còn sử dụng liệu pháp kích thích hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư đối với các trường hợp "ung thư vú tam âm" (ER, PR và HER2 đều âm tính).

Bác sĩ Wong Chiung Ing của Trung tâm Ung thư Parkway cho rằng ngày nay bệnh nhân ung thư vú có cơ hội cơ hội bảo toàn vú cao hơn nhờ "phương pháp điều trị bổ trợ mới", bao gồm tiến hành điều trị trước khi phẫu thuật.

Trường hợp u rất lớn vẫn có khả năng thu nhỏ kích thước bằng các phương pháp điều trị như hóa trị, điều trị nhắm trúng đích HER2 để tăng cơ hội không phải cắt bỏ vú. Bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để bảo tồn được cấu trúc và thẩm mỹ vùng ngực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sẽ bắt buộc phải cắt bỏ vú, ví dụ như u quá lớn và phát triển lan đến các mô lân cận.

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc vào giai đoạn chẩn đoán.

Ở giai đoạn 1, cơ hội sống sót rất cao (trên 90%) vì chỉ cần loại bỏ khối u. Ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống sót là 85-90%. Nếu chúng đã đi đến các hạch bạch huyết ở giai đoạn 3, tỷ lệ là khoảng 70-80%.

Ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót sẽ thấp hơn khi ung thư đã di căn sang các vùng khác và sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn nữa. Nhưng bệnh vẫn có thể điều trị và kiểm soát mặc dù tỷ lệ sống sót thấp hơn. Khoảng 10-20% bệnh nhân vẫn có khả năng tiếp tục sống.

Ung thư vú ở phụ nữ: Tầm quan trọng của tự thăm khám - Ảnh 3.

Bác sĩ Wong Chiung Ing (áo xanh) chung vui bên bệnh nhân và người thân tại Hà Nội

Để phòng ngừa ung thư vú, phụ nữ có thể bắt đầu làm sàng lọc từ giai đoạn 20 đến 25 tuổi. Các cô gái có thể bắt đầu bằng việc tự kiểm tra sờ nắn ngực hàng tháng, thường là bảy ngày sau kỳ kinh nguyệt vì đó là lúc vùng ngực mềm nhất và ít đau. Chị em cần duy trì thực hiện tự kiểm tra suốt đời bất kể đã vào giai đoạn mãn kinh hay chưa.

Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, bác sĩ sẽ đề nghị sàng lọc bằng cách chụp nhũ ảnh. Nhũ ảnh là loại xét nghiệm nên bắt đầu ở tuổi 40 và duy trì kiểm tra hàng năm cho đến năm 50 tuổi. Nếu sức khỏe vẫn bình thường sau 10 năm, chị em có thể kiểm tra hai năm một lần và tiếp tục duy trì đều đặn. Đây là phương án sàng lọc ung thư vú mà bác sĩ Wong Chiung Ing thường đề xuất cho bệnh nhân.

Ngoài ra, các chị em cũng có thể tăng cường phòng ngừa ung thư vú bằng cách kiểm soát cân nặng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ rượu bia, tập thể dục, khám sức khỏe định kỳ… 

VPĐD Tập đoàn Y tế Parkway Singapore tại Hà Nội & TP.HCM là đơn vị chính thức hỗ trợ người bệnh tại Việt Nam có nhu cầu khám, chữa bệnh ở hệ thống bệnh viện tại Singapore của tập đoàn.

VP hỗ trợ bệnh nhân trong toàn bộ quá trình:

- Tư vấn chọn bác sĩ chuyên khoa

- Hỗ trợ các thủ tục khám chữa bệnh và tái khám các lần sau

- Hỗ trợ các yêu cầu đặc biệt khác nếu có 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

VPĐD y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội
Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637
Email: hanoi@canhope.org / 
info@parkway.com.vn

FB: https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi 

 PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 59 phút trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 20 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Top