Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ung thư tuyến giáp – câu chuyện của bệnh nhân từng trải

Thứ hai, 15:43 06/06/2022 | Sống khỏe

Năm 29 tuổi, cô mới sinh đứa con đầu lòng, khi đó được 6 tuần tuổi. Chồng cô nhận thấy cổ cô có khối sưng và sau khi chụp và sinh thiết khối u, bác sĩ đã thông báo: "Tôi rất tiếc, khối u ở cổ của cô là ung thư tuyến giáp".

Đối với người mẹ trẻ này, thế giới lúc này đã đủ thách thức, với việc cho đứa con đầu lòng của cô ấy bú sữa mẹ. Bây giờ cô ấy sẽ phải đối mặt với việc điều trị ung thư.

Ung thư tuyến giáp – câu chuyện của bệnh nhân từng trải - Ảnh 1.

PGS.TS.BS Luke Tan, chuyên gia phẫu thuật đầu-cổ, tuyến giáp và tai mũi họng - Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore đã có những chia sẻ thực tế về ung thư tuyến giáp nhằm giúp người bệnh hiểu rõ hơn. 

Ung thư tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ gấp ba lần so với nam giới. Nguyên nhân vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng nó có liên quan đến việc tiếp xúc với bức xạ. Ví dụ, sự cố phóng xạ ở Chernobyl năm 1986 liên quan đến sự gia tăng đáng kể một thập kỷ sau đó về các chẩn đoán ung thư tuyến giáp ở trẻ em đã tiếp xúc với phóng xạ. Cũng có nguy cơ trong gia đình nếu một người nào đó trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Đối với loại ung thư tuyến giáp thể tủy, xét nghiệm di truyền có giá trị dự đoán cao đến mức những người có nguy cơ được khuyên nên phẫu thuật tuyến giáp để ngăn chặn sự phát triển của ung thư. May mắn thay, phần lớn ung thư tuyến giáp không có mối liên hệ gia đình và tiên lượng rất tốt.

Tuy nhiên, kinh nghiệm lâm sàng của tôi trong nhiều năm qua đã có nhiều điều bất ngờ khiến chúng ta không thể đưa ra giả định nào trong việc điều trị ung thư tuyến giáp của bệnh nhân.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thường không khó và được thực hiện bằng sinh thiết kim hoặc đôi khi sinh thiết mổ mở. Ở một bệnh nhân có khối u tuyến giáp, nghi ngờ ung thư phát sinh khi có sự thay đổi trong giọng nói (do dây thần kinh giọng nói chạy mật thiết phía sau tuyến giáp và có thể bị ung thư xâm lấn), cảm giác có khối u cố định vào cấu trúc cổ, hoặc đi kèm với sưng cổ, chẳng hạn như hạch bạch huyết.

Sau khi chẩn đoán ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị chính của những bệnh ung thư như vậy sẽ là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u. Một câu hỏi phổ biến từ những bệnh nhân đã tự nghiên cứu về bệnh ung thư và nguy cơ phẫu thuật sẽ là: "Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể nói chuyện được sau khi phẫu thuật không?" Một trong những rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp là suy giảm giọng nói hoặc thậm chí là khó thở. Kỹ thuật phẫu thuật tốt là rất quan trọng để bảo tồn tính toàn vẹn của các dây thần kinh thanh quản. Ngoài ra còn cần bảo tồn các tuyến hormon cân bằng canxi (được gọi là tuyến cận giáp) vì việc không bảo tồn đủ mô tuyến cận giáp sẽ dẫn đến nhu cầu bổ sung canxi bằng đường uống trong thời gian dài.

Người mẹ trẻ bị ung thư tuyến giáp đã trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thành công và cũng cắt bỏ một số tuyến bạch huyết ở cổ. Rất may mắn, không có biến chứng nào từ cuộc phẫu thuật. Sau đó, cô được thông báo về giai đoạn tiếp theo của quá trình điều trị: liệu pháp phóng xạ dưới dạng uống iốt được gắn bức xạ sáu tuần sau khi phẫu thuật.

Mối quan tâm chính của bà mẹ trẻ là liệu bức xạ có ảnh hưởng đến con cô ấy không. I-ốt phóng xạ vẫn còn trong cơ thể khoảng 2 tuần, vì vậy một khoảng thời gian tách biệt về thể chất là rất quan trọng để không khiến em bé gặp nguy hiểm.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và phác đồ điều trị ba phương thức gồm phẫu thuật, i-ốt phóng xạ và ức chế sự tái phát triển của ung thư bằng thyroxine là nền tảng của điều trị ung thư tuyến giáp. Có những trường hợp cần phải sử dụng tia bức xạ bên ngoài nhưng điều này không phổ biến - nó thường được dành cho các bệnh ung thư xâm lấn rộng hoặc các loại ung thư tuyến giáp kém biệt hóa.

Một năm kể từ lần điều trị bằng i-ốt phóng xạ đầu tiên của mình, người mẹ trẻ được cho biết rằng xét nghiệm máu cho thấy vẫn còn một số tế bào ung thư cần được xử lý. Do đó, cô ấy phải trải qua một đợt cách ly bức xạ khác. Hai năm sau lần uống xạ thứ hai, với sự động viên của bác sĩ, người mẹ trẻ đã sẵn sàng cho đứa con thứ hai.

Ung thư tuyến giáp – câu chuyện của bệnh nhân từng trải - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Luke Tan chuyên gia phẫu thuật đầu và cổ thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore

Một nghiên cứu mà tôi thực hiện trên 150 bệnh nhân ung thư tuyến giáp Singapore cho thấy những người sống sót sau ung thư tuyến giáp có chất lượng cuộc sống tốt (gần như bình thường). Đặc biệt, có một công việc và sự hỗ trợ của gia đình có liên quan trực tiếp đến việc tránh cảm giác "bất lực" sau khi được chẩn đoán ung thư.

Tóm lại, ung thư tuyến giáp nói chung là một bệnh có khả năng cao để điều trị khỏi. Mặc dù ung thư tuyến giáp thường không có dấu hiệu cảnh báo sớm, nhưng chẩn đoán không khó. Kết quả điều trị sẽ rất tốt nếu bộ ba phương thức gồm phẫu thuật, iốt phóng xạ và bổ sung hormone tuyến giáp được thực hiện tốt. Hiện giờ cô ấy vẫn khỏe. Đứa con thứ hai của cô đang chuẩn bị cho kỳ thi PSLE (kết thúc tiểu học ở Singapore) và đứa lớn đang học lớp chín.

PGS.TS.BS Luke Tan, chuyên gia phẫu thuật đầu-cổ, tuyến giáp và tai mũi họng, Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore sẽ có buổi chia sẻ trực tuyến về Ung thư tuyến giáp, và tư vấn trực tuyến miễn phí qua ứng dụng Zoom cho bệnh nhân có tình trạng bệnh như ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng, ung thư lưỡi, viêm xoang, u tuyến nước bọt,... và các bệnh lý tai mũi họng khác vào ngày 20 tháng 6 năm 2022.

Link đăng ký tham dự hội thảo: https://docs.google.com/forms/d/1eiG9kUmPdm17QEXyW_c8Lx9YuRtztHLWUAIxRwL7zsI/viewform?edit_requested=true

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore:

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page: www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 21 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Top